Định hướng phát triển kinh tế trang trại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 101)

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

4.3.1. Định hướng phát triển kinh tế trang trại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh

4.3.1.1. Phương hướng cơ bản phát triển kinh tế trang trại tới năm 2020

a. Phát triển KTTT ở huyện Thuận Thành theo hướng phát huy có hiệu quả tiềm năng kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Trong những năm tới việc phát triển kinh tế trang trại phải được coi là một giải pháp lớn, quan trọng trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của huyện, phát triển kinh tế trang trại nhằm đẩy nhanh qúa trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển mạnh các loại hình kinh tế trang trại cả về quy mô, số lượng và hiệu quả kinh doanh để kinh tế trang traị phát huy vai trò đầu tầu dẫn dắt cho kinh tế hộ phát triển.

- Phát huy có hiệu quả tiềm năng kinh tế nông nghiệp Yên Khánh là phương hướng bao quát trong việc sắp xếp và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, đó cũng là một phương hướng quan trọng trong phát triển KTTT của tỉnh.

- Cần định hướng việc bố trí sản xuất của các trang trại theo hướng đẩy mạnh việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các trang trại, sản xuất

nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Tiến tới xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản để xuất khẩu ra thị trường thế giới.

- Phát triển kinh tế trang trại là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế trang trại phát triển nhanh, bền vững cả về số lượng, chất lượng nhằm phát huy mặt tích cực của kinh tế trang trại có lợi cho xã hội. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính.

- Phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh của trang trại theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá, phát huy lợi thế so sánh của tiềm năng nông nghiệp huyện Yên Khánh.

- Các trang trại đi vào chuyên môn hoá nhưng phải kết hợp với phát triển tổng hợp để tận dụng hết tiềm năng nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp bền vững. Trong phương hướng sản xuất của trang trại có ngành chính, ngành phụ và ngành bổ xung được xây dựng một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể từng

- Đối với các xã trong vùng thuần nông lựa chọn phát triển mô hình kinh tế trang trại theo hướng đa dạng (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, tổng hợp). Đối với các xã, thôn, thị trấn trong khu vực đô thị lõi, khu công nghiệp tập trung, những địa phương có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh sẽ khuyến khích phát triển trang trại ứng dụng công nghệ cao theo hướng đô thị xanh, sạch như: trồng hoa, cây cảnh, rau an toàn, nuôi trồng thủy sản; hạn chế phát triển trang trại chăn nuôi.

- Khuyến khích các hộ VAC, chủ trang trại và các doanh nghiệp liên kết với nhau tạo thành HTX chuyên ngành (sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị) tạo ra số lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng sản phẩm tốt và có đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, có mã số, mã vạch trên bao bì để có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm sản xuất ra nhằm tạo sự lan toả rộng rãi về công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại và mở rộng thị trường tiêu thụ.

b. Phát triển KTTT theo hướng chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá và theo hướng CNH-HĐH

Kinh tế hàng hoá là môi trường, là điều kiện để hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Ngược lại kinh tế trang trại ra đời đã thúc đẩy nền nông nghiệp chuyển mạnh hơn sang nền sản xuất hàng hoá. Với xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới, sản xuất nông nghiệp của cả nước, của mỗi tỉnh phải là nền sản

xuất hàng hoá hướng ra thị trường của khu vực và thế giới. Do đó KTTT gia đình ở huyện Thuận Thành cũng lấy nhu cầu của thị trường bên ngoài (cả số lượng và chất lượng) để làm mục tiêu cho việc bố trí sản xuất và điều hành sản xuất, nhằm đạt được chất lượng và giá thành sản xuất theo yêu cầu của thị trường.

Để đảm bảo và nâng cao sức cạnh tranh trên phạm vi khu vực và thế giới, để có chất lượng và giá thành phù hợp yêu cầu của thị trường, tất yếu KTTT gia đình phải phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghĩa là ngày càng phải ứng dụng nhanh, nhiều những thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là công nghệ vi sinh, công nghệ gen trong tạo giống. Dưới sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp, quá trình đầu tư thâm canh của trang trại ngày một gia tăng. Cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá... được thực hiện phổ biến trong trang trại.

c. Phát triển kinh tế trang trại cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Số lượng các trang trại hiện nay ở Bắc Ninh nói chung và ở huyện Thuận Thành nói riêng, còn quá ít trong khi đó trang trại lại là một hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu nhằm đưa nền nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thường ở các nước, trong quá trình công nghiệp hoá số lượng trang trại đều gia tăng mặc dù đất đai có hạn chế. Đồng thời, với sự gia tăng về số lượng, cần đảm bảo phát triển cả chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Chất lượng và hiệu quả kinh doanh được thể hiện cụ thể ở hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, lao động, cây trồng, chất lượng giá thành sản phẩm, và sự phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường, môi sinh.

d. Coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái và tạo môi trường xã hội lành mạnh trong quá trình phát triển kinh tế trang trại

Bên cạnh việc phát triển KTTT là phải bảo vệ và bồi bổ đất trồng thông qua cải tiến phương thức canh tác tiến bộ hơn. Hạn chế sử dụng hoá chất độc, tăng cường sử dụng các phương pháp sinh học trong bảo vệ cây trồng, ngày càng sản xuất nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch cho yêu cầu thị trường.

Với những biện pháp thích hợp, tạo một nhận thức đúng đắn của xã hội đối với KTTT, đây cũng là một điều kiện cho trang trại phát triển. Đồng thời cũng cần có biện pháp hữu hiệu để hạn chế sự phân hoá giàu nghèo trong nông thôn, có hình thức thích hợp để các trang trại đoàn kết, góp phần đắc lực trong xây dựng nông thôn mới.

4.3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại

- Tiếp tục phát triển trang trại về số lượng, quy mô sản xuất, hiệu quả kinh tế. Phấn đấu mỗi năm tăng thêm từ 5 - 7% số trang trại hiện có.

- Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các trang trại và hộ kinh tế VAC. Đến hết năm 2020, sản phẩm do các trang trại sản xuất phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Phấn đấu đến năm 2020 có trên 50% trang trại, các hợp tác xã VAC ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; phấn đấu 100% chủ trang trại được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)