PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA
4.1.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại
4.1.6.1. Chi phí trung gian cho sản xuất kinh doanh của trang trại
Chi phí trung gian cho sản xuất là số tiền mà trang trại phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế hàng hóa, bất cứ một trang trại nào cũng phải quan tâm đến chi phí sản xuất. Việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tăng thu nhập của trang trại.
Bảng 4.16. Chi phí sản xuất kinh doanh của trang trại năm 2017
TT Diễn giải ĐVT Trang tại chăn nuôi Trang trại tổng hợp Tính chung Tổng chi phí Tr.đ 43.256 11.8701.900,90 1 Chi cho trồng trọt % 12,40 9,30 8,50
2 Chi cho chăn nuôi % 68,00 52,70 52,30
3 Chi cho nuôi trồng thủy sản % 5,70 33,20 18,60
4 Chi cho HĐ phi nông nghiệp % 13,90 4,80 20,60
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Chi phí sản xuất bình quân của trang trại năm 2017 là khoảng 1,9 tỷ đồng, trong đó chi cho hoạt động chăn nuôi chiếm nhiều nhất khoảng 52,3%, chi phí cho nuôi trồng thủy sản khoảng 18,6%, chi cho các ngành nghề kinh doanh khoảng 20,6%, và chi cho trồng trọt khoảng 8,5%. Chi phí bình quân của các trang trại chăn nuôi cao hơn rất nhiều so với các trang trại tổng hợp là do ngoài quy mô chăn nuôi lớn phần lớn các trang trại chăn nuôi còn kết hợp với kinh doanh thức ăn chăn nuôi chi phí kinh doanh thức ăn chăn nuôi chiếm 13,9%.
Ngoài chăn nuôi các trang trại vận dụng tối đa nguồn lực của trang trại như diện tích, thời vụ… do đó hầu hết các trang trại đều kết hợp trồng cây hàng năm, cây ăn quả kết hợp với nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Nguồn chất thải từ các hoạt động chăn nuôi (chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà, vịt) sẽ làm thức ăn cho cá, và chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá trong những giai đoạn vỗ béo cho cá để bán hoặc thiếu thức ăn.
Trong tổng chi phí dành cho chăn nuôi thì chi phí cho thức ăn chăn nuôi chiếm tới 52,3%. Đối với trang trại chăn nuôi do đa số các trang trại đều sử dụng thức ăn công nghiệp cho vật nuôi nên chi phí cho thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất lớn (khoảng trên 68%), các trang trại tổng hợp do kết hợp giữa thức ăn công nghiệp với thức ăn sẵn có như ngô, rau xanh, thóc, đậu tương, nên chi phí dành cho thức ăn chiếm tỷ lệ ít hơn (khoảng 52,7%).
4.1.6.2 Tổng giá trị sản xuất của các trang trại trên địa bàn huyện
Tổng giá trị sản xuất GO là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra ở trang trại trong năm. Được tính bằng sản lượng của từng loại sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm được xác định chi tiết theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác; GTSX trên 1 ngày công lao động; GTSX trên 1 đồng chi phí.
Bảng 4.17. Tổng giá trị sản xuất từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại
TT Chỉ tiêu ĐVT Trang tại
chăn nuôi Trang trại tổng hợp Tính chung Tổng thu từ sản xuất Tr.đ 89.255 24.360 3.917,76 1 Tổng thu từ trồng trọt % 11,30 10,50 7,30
2 Tổng thu từ chăn nuôi % 63,70 54,20 48,90
3 Tổng thu từ nuôi trồng TS % 5,20 27,60 22,40
4 Tổng thu từ phi nông
nghiệp % 19,80 7,70 21,40
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Tương ứng với mức đầu tư của các trang trại, trang trại chăn nuôi là loại hình trang trại có tổng thu từ sản xuất cao nhất, trong đó thu từ hoạt động chăn nuôi và kinh doanh thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất hoạt động chăn nuôi chiếm 48,9%, nguồn thu từ trồng trọt chiếm 7,3%, từ thủy sản chiếm 22,4%, từ các nguồn thu khácchiếm 21,4%. Trong đó điển hình là trang trại của nhà ông Nguyễn Công Quang ở xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành có doanh thu hàng năm khoảng 3,55 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ chăn nuôi khoảng 1,72 tỷ đồng, từ thủy sản được khoảng 320 triệu đồng, từ trồng chuối là 450 triệu đồng và thu từ các hoạt động phi nông nghiệp, cây ăn quả khoảng 1,06 tỷ đồng.\
dịch vụ do các ngành sản xuất tạo ra của trang trại
Bảng 4.18. Tổng giá trị gia tăng từ các hoạt động sản xuất của trang trại
TT Chỉ tiêu ĐVT Trang tại Trang trại Tính
chăn nuôi tổng hợp chung
VA Tr.đ 45.999 12.490 2.016,86
1 VA trồng trọt % 10,27 2,14 6,17
2 VA chăn nuôi % 59,66 55,63 45,70
3 VA nuôi trồng TS % 4,73 31,78 25,98
4 VA phi nông nghiệp % 25,35 10,46 22,15
Dựa vào bảng sử dụng lao động của các trang trại trong phụ lục ta có thể tính ra chi phí cho tổng số lao động tại các trang trại.(Giá nhân công hiện tại các trang trại 150.000 nghìn/ngày, Lao động làm 28 công trên tháng và một năm làm 10 tháng)
Bảng 4.19. Bảng chi phí tiền thuê nhân công thường xuyên và nhân công gia đình đình TT Chỉ tiêu ĐVT Trang trại thuê/năm Chí phí (Đồng) Trang trại thuê/năm Chí phí (Đồng) chăn nuôi tổng hợp Tổng TT 24 6.132.000.000 5 630.000.000 1 LĐ Gia Đình Người 62 2.604.000.000 11 462.000.000 2 LĐ thuê Người 84 3.528.000.000 4 168.000.000 3 MI đồng) (triệu 42.471 12.322
Khác với các đơn vị kinh tế khác kinh tế hộ nông dân và KTTT không thể theo đuổi mục tiêu lợi nhuận vì KTTT đa phần sử dụng lao động gia đình là chính, và khi sử dụng lao động gia đình nên các trang trại không thể tính toán được chi phí cho lao động, đây chính là đặc thù của nền kinh tế Việt Nam nói chung và KTTT nói riêng. Do vậy, đối với KTTT từ trước đến nay chúng ta thường sử dụng thu nhập hỗn hợp (MI) để tính toán kết quả và hiệu quả kinh tế của trang trại.
4.1.6.3. Lợi nhận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại
gia đình. Do các trang trại có nhân công lao động gia đình và lao động thường xuyên tại trang trại. Từ tổng hợp số lao động thường xuyên thuê tại các trang trại ta tính được giá trị lợi nhuận sau khi trừ chi phí nhân công gia đình.
Bảng 4.20. Lợi nhuận cuối cùng trong sản xuất kinh doanh của trang trại
TT Chỉ tiêu ĐVT Trang tại Chăn nuôi Trang trại Tổng hợp Tính chung Tổng thu nhập Tr.đ 39,867 11,860 1,784 1 Trồng trọt % 15,00 13,20 13,60 2 Chăn nuôi % 63,00 63,80 65,80 3 Nuôi trồng thủy sản % 6,70 7,90 6,30
4 Phi nông nghiệp % 15,30 15,10 14,30
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Qua phân tích chúng ta thấy đa số thu nhập của các trang trại đều đến từ hoạt động chăn nuôi chiếm 65,80%, tiếp đến là nguồn thu nhập từ nuôi trồng thủy sản 6,30%, tiếp theo là hoạt động phi nông nghiệp chiếm 14,30% và trồng trọt 13,60%. Tỷ lệ đóng góp của các hoạt động sản xuất trong thu nhập của các loại hình trang trại khác nhau.
Đối với trang trại chăn nuôi thì hoạt động chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn nhất 65,8%, thấp nhất là từ thủy sản và trồng trọt. Nguyên nhân chính, là các trang trại chăn nuôi chủ yếu kinh doanh thức ăn chăn nuôi là để lấy nguồn thức ăn cho vật nuôi và không phải đi mua lẻ cám từ các đại lý với giá cao hơn chứ không phải mục đích kinh doanh thức ăn là chính. Các trang trại này vừa kết hợp chăn nuôi với kinh doanh thức ăn chăn nuôi và một phần nhỏ để bán, ngoại trừ một vài trang trại kinh doanh thức ăn chăn nuôi là chính và từ đó chăn nuôi để tăng thu nhập. Các trang trại này chủ yếu vừa chăn nuôi vừa làm đại lý cấp 1 cho công ty thức ăn chăn nuôi và lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi hàng tháng là rất lớn.
4.1.7.4. Hiệu quả sản xuất của các trang trại
a. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhóm trang trại được thể hiện cụ thể thông qua bảng 4.17, hạch toán chi phí thông qua hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng lao động của trang trại.
Bảng 4.21. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại năm 2017
TT Chỉ tiêu ĐVT Trang tại
chăn nuôi Trang trại tổng hợp Tính chung 1 Kết quả sản xuất
Giá trị sản xuất (GO) Trđ 89,255 24,360 3,917.76 Chi phí trung gian (IC) Trđ 43,256 11,870 1,900.90 Giá trị gia tăng (VA) Trđ 45,999 12,490 2,016.86 Thu nhập hỗn hợp (MI) Trđ 42,471 12,322 1,889.41 Lợi nhuận dòng (TPr) Trđ 39,867 11,860 1,784
2 Hiệu quả sản xuất
GO/IC Lần 2.06 2.05 2.06 VA/IC Lần 1.06 1.05 1.06 MI/IC Lần 0.98 1.04 0.99 TPr/Ic Lần 0.92 1.00 0.94 GO/ha Trđ 906.72 1706.46 17.89 MI/ha Trđ 431.45 863.18 16.76 MI/ 1 LĐGĐ Trđ 685.02 1120.18 25.88
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Giá trị sản xuất của các trang trại chăn nuôi cao hơn các trang trại tổng hợp rất nhiều. Giá trị gia tăng (VA) của 2 loại hình trang trại ở Thuận Thành cũng có sự khác biệt lớn. Chính vì vậy nên thu nhập hỗn hợp của các trang trại chăn nuôi là 42,471 tỷ đồng, thu nhập hỗn hợp của các trang trại tổng hợp 12,322 tỷ đồng. Chăn nuôi là một hoạt động tạo ra giá trị sản xuất cao hơn so với hoạt động trồng trọt trên cùng một đơn vị diện tích. Từ phân tích hiệu quả sản xuất cho thấy trên cùng một diện tích ha thì hiệu quả đầu tư chăn nuôi đem lại hiệu quả cao hơn trồng trọt. Do vậy, các trang trại chăn nuôi có hiệu quả sử dụng đất rất cao, còn các trang trại tổng hợp tuy có cả hoạt động chăn nuôi, nhưng họ còn có thêm một diện tích khá lớn để trồng trọt nên hiệu quả sử dụng đất thấp hơn.
Hiệu quả sử dụng lao động gia đình: các trang trại chăn nuôi sử dụng công lao động hiệu quả thấp hơn trang trại tổng hợp. Đây là sự khác biệt trong khu vực nguyên do với trang trại tổng hợp lao động gia đình chủ động nhiều công việc, sự sắp xếp linh hoạt, hiệu quả. Khi xét hiệu quả kinh tế với một số chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí bằng tiền
(chi phí trung gian) thì chúng ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp gần tương đương nhau. Nguyên nhân do trang trại chăn nuôi chịu nhiều rủi ro lớn hơn trong cùng thời gian lao động.
b. Hiệu quả xã hội và môi trường
Phát triển KTTT huyện Thuận Thành những năm qua góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Sự phát triển KTTT trong địa bàn huyện đã đem lại hiệu quả xã hội và môi trường cụ thể:
- Kinh tế trang trại huyện Thuận Thnahf đã góp phần tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, giúp người dân làm giàu ở nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Các trang trại đã tận dụng nguồn lực lao động gia đình, tăng thu nhập cho lao động gia đình. Bên cạnh đó, các trang trại trên địa bàn huyện còn tạo được công ăn việc làm ổn định, thường xuyên cho rất nhiều lao động địa phương với mức lương từ 3-4 triệu đồng/tháng. KTTT ngày càng phát triển thì số lượng lao động nông thôn được tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập ngày càng tăng, góp phần giải quyết được số lượng lao động dư thừa ở nông thôn, giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn, tăng chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn.
- Các trang trại hình thành và phát triển trên cơ sở dựa vào điều kiện tự nhiên về đất đai, truyền thống sản xuất của các vùng để phát huy tối đa lợi thế so sánh. Bước đầu hình thành và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn, làm cơ sở cho việc áp dụng và đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần thúc đẩy các ngành nghề dịch vụ nông nghiệp và các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn huyện hình thành và phát triển như: dịch vụ thú y, buôn bán thuốc thú y, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ tín dụng, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, KTTT phát triển thì nhu cầu về xây dựng cơ sở vật chất cho trang trại như chuồng trại chăn nuôi, đào ao nuôi cá, tạo điều kiện cho ngành xây dựng ở địa phương phát triển. KTTT phát triển gián tiếp tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng trăm lao động khác ở địa phương.
- Kinh tế trang trại phát triển góp phần cải thiên môi trường sống ở địa phương, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Là một mô hình sản xuất nông nghiệp mang tính chất khoa học, tối ưu hơn sản xuất kinh tế hộ nông dân thông thường.
Các hoạt động sản xuất của trang trại luôn gắn với việc bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả cao và hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững. Tính đến năm 2017 toàn bộ 29/29 trang trại đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi BIOGAS đây là yêu cầu bắt buộc đối với các trang trại đủ điều kiện cấp chứng chỉ trang trại theo thông tư 27/2011.