PHẦN 1 MỞ ĐẦU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển kinh tế trang trại
2.1.6.1. Những yếu tố khách quan
a. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Khi nói đến thị trường chính là nói đến yếu tố tố kinh tế thị trường . Yếu tố này có tính chất quyết định đến sự phát triển của kinh tế trang trại. Sản xuất và kinh doanh cái gì, sản xuất kinh doanh bằng cách nào và sản phẩm làm ra tiêu thụ ở đâu lại phụ thuộc vào việc sản phẩm của các trang trại làm ra có đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không? Rõ ràng kinh tế thị trường tạo ra những thách thức, những đòi hỏi khắt khe, đồng thời cũng tạo ra những cơ hội đối với kinh tế trang trại. Thị trường tiêu thụ: chịu sự tác động ảnh hưởng của các yếu tố từ thị trường đầu ra như: giá cả, mức độ cạnh tranh, chất lượng hàng hóa. (Viện Kinh tế và phát triển, 2007)
Như vậy ảnh hưởng tác động của kinh tế thị trường đối với kinh tế trang trại là rất mạnh mẽ trên tất cả mọi phương diện của thị trường. Kinh tế trang trại phát triển như thế nào rõ ràng phụ thuộc rất lớn vào kinh tế thị trường như là một điều kiện khách quan, quá trình nhận thức và vận dụng kinh tế thị trường của các chủ trang trại như là một điều kiện chủ quan.
Hiện nay kinh tế trang trại đang là then chốt và chủ đạo trong phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp lại luôn phải gắn liền với đất đai, phụ thuộc rất lớn về khí hậu và thời tiết, bệnh dịch. Hơn nữa vùng sản xuất lại luôn dàn trải, không tập trung. Các hệ thống phân tán rộng khắp trên toàn lãnh thổ. Chính điều này cũng khiến gặp không ít khó khăn trong vấn đề tiêu thụ (Viện Kinh tế và phát triển, 2007).
b. Chính sách về đất đai
Đất đai là yếu tố quan trọng và không thể thay thế trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp do vậy các chính sách về đất đai là vô cùng cần thiết nhằm thúc đẩy sự
phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Như ở Việt Nam, có các chính sách như: giao đất giao rừng cho người dân sử dụng, sản xuất kinh doanh; dồn điền đổi thửa (Viện Kinh tế và phát triển, 2007). Do vậy, để hình thành trang trại cần phải có quỹ đất cần thiết để phát triển kinh tế trang trại. Để làm được điều này, Nhà nước phải đưa ra được những chính sách về đất đai phù hợp để chủ trang trại yên tâm sản xuất trên những thửa ruộng được giao.
Theo điều 82, Luật Đất đai năm 2003: đất sử dụng cho kinh tế trang trại còn được quy định: “Nhà nước khuyến khích hình thức KTTT của hộ gia dình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản cuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...” (Luật đất đai 2003, 2004).
c. Chính sách về tín dụng
Hầu hết các trang trại bước đầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chính sách vốn. Với nhiều khó khăn như phải vay với lãi suất cao, nguồn vốn nhỏ nên các trang trại đều có nguyện vọng vay vốn từ các ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Chính vì vậy, hệ thống ngân hàng và chính sách về tín dụng là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trang trại. Bên canh đó các chính sách khác như: Chính sách thuế, chính sách về áp dụng khoa học công nghệ, về hỗ trợ phụ nữ nông thôn phát triển sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống, chính sách về việc ưu tiên cán bộ làm việc ở vùng sâu, vùng xa,…cũng có những tác động rất lớn tới sự phát triển kinh tế trang trại (Viện Kinh tế và phát triển, 2007)
Chính sách của Nhà nước là yếu tố quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các loại hình sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong hình thức kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển mạnh mẽ. Thực tế cho thấy các trang trại ở các nước tiên tiến phát triển mạnh mẽ không chỉ vì trình độ sản xuất kinh doanh của trang trại mà một yếu tố hết sức quan trọng đó là có sự tác động và hỗ trợ mạnh mẽ của các chính sách tích cực từ Nhà nước đặc biệt là các chính sách về đất đai, chính sách về đầu tư, chính sách thuế và các chính sách hỗ trợ khác, ở nước ta trong những năm gần đây nhờ những chính sách cụ thể của Nhà nước đã góp phần tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng các loại hình kinh tế trang trại. Các chủ trang trại đã mạnh dạn đầu tư vào việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại với nhiều loại hình trang trại khác nhau (Viện Kinh tế và phát triển, 2007)
d. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (khí hậu, thời tiết, dịch bệnh..)
Để KTTT có thể phát triển và bền vững, yếu tố quan trọng đầu tiên là phải có các điều kiện tự nhiên như: Tài nguyên đất, thổ nhưỡng thuận lợi, thời tiết khí hậu phù hợp, nguồn nước đầy đủ để có thể SX được những loại nông sản hàng hoá có giá trị cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Đây là một yếu tố có sự tác động vô cùng to lớn đến hoạt động của kinh tế nông nghiệp nói chung cũng như tới kinh tế trang trại nói riêng, vì đối tượng của kinh tế trang trại đều là các sinh vật sống, có thời gian sinh trưởng và phát triển phụ thuộc rất lớn đối với yếu tố tự nhiên. Trong những năm vừa qua, sự biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu cùng với ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân và các thảm họa về môi trường như hạn hán, lụt lội sảy ra liên tiếp, môi trường bị tàn phá một cách nghiêm trọng, sự mất cân bằng sinh thái là tất yếu, dẫn đến dịch bệnh, sâu bọ phá hoại mùa màng khủng khiếp, điều này khiến không ít các nhà quản lý cũng như các chủ trang trại ngần ngại khi đầu tư.
2.1.6.2. Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại
a. Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của chủ trang trại
Trong các trang trại, chủ trang trại thường là người ra quyết định phương hướng và vốn đầu tư cho SXKD của trang trại mình. Khi năng lực quản lý của chủ trang trại tốt thì sẽ có định hướng phát triển đúng đắn, thích ứng được với nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế đạt được sẽ cao hơn. Vì vậy nên năng lực điều hành, lãnh đạo cũng như trình độ của người chủ trang trại là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự sống còn của trang trại. Người chủ trang trại phải là người có khả năng tổ chức và quản lý sản xuất: quy hoạch, bố trí đất đai, sắp xếp và sử dụng các nguồn lực. Người chủ trang trại phải là người có ý trí vươn lên, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, gian khổ và có ham muốn làm giàu. Bên cạnh trình độ. Người chủ trang trại phải có kiến thức cơ bản về sản xuất nông nghiệp, tự tìm tòi, học hỏi về kỹ thuật nhất định để làm chủ được công việc của mình. Mặt khác, chủ trang trại còn phải có kiến thức và năng lực quản lý kinh doanh, nhạy bén với thị trường (Lương Xuân Quỳ, 1996; Phạm Ngọc Thứ, 2000).
b. Nguồn lực lao động của trang trại
Lao động là yếu tố sản xuất đặc biệt, đóng góp vai trò to lớn đối với việc sản xuất kinh doanh, do vậy đối với kinh tế trang trại, việc quan tâm tới lực lượng lao động là cần thiết. Để có được sự tác động hiệu quả từ nguồn lực này,
cần thiết phải quan tâm tới chất lượng lao động, cần phải có sự đào tạo chuyên môn, có như vậy kinh tế trang trại mới có thể có hiệu quả kinh tế cao. Nguồn nhân lực lao động cho trang trại phải luôn được cung ứng đầy đủ, kịp thời và có chất lượng cao, được đào tạo cơ bản về kỹ thuật canh tác, bảo quản sau thu hoạch. Để sử dụng hợp lý nguồn lao động thuê mướn và thời vụ trong trang trại cần phải xây dựng cơ cấu hợp lý, phân bố và phân bố lại lao động hợp lý, kết hợp biện pháp thâm canh, khai hoang và tăng vụ, phát triển công nghiệp nông thôn, cải tiến tổ chức lao động (Viện kinh tế và phát triển, 2007).
Bên cạnh đó, Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho người lao động trong nông thôn. Ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ tranng trại được thuê lao động không hạn chế số lượng, trả công lao động trên cơ sở thỏa thuận với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Để kinh tế trang trại phát triển một cách bền vững, ngoài việc giao đất lâu năm cho các hộ yên tâm sản xuất thì Nhà nước cũng như các địa phương cần phải mở các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc trung hạn cho các chủ trang trại nhằm nâng cao trình độ kiến thức.
c. Quy mô diện tích, cơ sở hạ tầng của trang trại
Cơ sở hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng cơ sở nông nghiệp là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế trang trại. Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng sẽ cản trở sự phát triển của trang trại trên các phương diện như: sự cung ứng các yếu tố đầu vào bị hạn chế, việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hạn chế việc tiếp cận thông tin và thị trường của các trang trại.
Một trong những đặc trưng cơ bản của trang trại là có quy mô sản xuất lớn. Đây là một ưu thế của kinh tế trang trại bời nếu có quy mô diện tích lớn thì rất thuận lợi cho canh tác trồng trọt, chăn nuôi hoặc xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng tốt với sự cung ứng tốt về hạ tầng giao thông, điện lưới, hệ thống cấp thoát nước sẽ là những điều kiện vô cùng tốt cho việc sản xuất kinh doanh cũng như phân phối của các trang trại (Viện kinh tế và phát triển, 2007).
Đầu tư cho KTTT vốn không cần lớn như sản xuất công nghiệp, đầu tư dần trong suốt quá trình sản xuất hoặc chu kỳ sản phẩm. Điều này có thể giãn cách thời gian huy động vốn cũng như đầu tư vốn. Hiện nay Đảng và Nhà nước đang huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển cở sở hạ tầng nông thôn
thông qua các chương trình dự án phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn như các vốn chương trình dự án: 135; ODA; ADB; WB, đây cũng là một hình thức đầu tư gián tiếp và lâu dài.
d. Hội nhập kinh tế
Hội nhập kinh tế đang là cơ hội và cũng là thách thức đối với kinh tế trang trại. Nhờ có hội nhập kinh tế mở ra cơ hội lớn cho kinh tế trang trại được mở rộng (Viện kinh tế và phát triển, 2007).
+ Nền nông nghiệp nước ta xuất phát từ nền kinh tế tự túc tự cấp chuyển sang nền sản xuất hàng hoá, hướng ra xuất khẩu, quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư thiếu, không có khả năng đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật.
+ Công nghiệp chế biến và bảo quản nông lâm sản chưa đáp ứng tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp; trong khi đó công nghệ, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, sản phẩm đơn điệu, mẫu mã và chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.
+ Hạ tầng thương mại, lưu thông hàng nông sản chậm được phát triển. Các hệ thống chợ bán buôn nông sản, kho cảng… còn nhiều bất cập. Chi phí bến bãi, kho cảng và cước phí vận chuyển của nước ta thường cao hơn so với các nước trong khu vực. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của các hàng hoá nông sản của nước ta.
+ Thiếu thông tin về thị trường và sự am hiểu về luật pháp, chính sách thương mại của các nước trên thế giới.
+ Chưa xây dựng được định hướng cũng như các chính sách thương mại về hàng rào phi thuế quan đáp ứng hội nhập kinh tế thế giới (WTO).
e. Nguồn vốn của trang trại
Để bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh, các trang trại luôn cần phải có vốn. Vốn là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, kết cấu hạ tầng và kỹ thuật, ....Vốn của trang trại có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn vay của người thân… Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm giá trị sản lượng hàng hóa còn phụ thuôc vào nhiều yếu tó khác nữa, chẳng hạn như chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật, ... Đặc biệt, đối với phát triển kinh tế trang trại, vốn là nhân tố có tính quyết định tới việc hình thành và phát triển KTTT, bởi trang trại cần nhiều vốn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, mua vật tư, con giống, ... (Viện kinh tế và phát triển, 2007).
f. Khả năng áp dụng khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế trang trại. Đây là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng đối với một nền kinh tế sản xuất hàng hóa với quy mô lớn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vì, chỉ có ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất thì mới giảm được giá thành để cạnh tranh với hàng hóa của các nước trên thế giới (Viện kinh tế và phát triển, 2007).
g. Công nghiệp chế biến sản phẩm
Đây là một vấn đề rất lớn có tác động đến phát triển KTTT, sản phẩm sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thu hoạch ồ ạt trong thời gian ngắn nên số lượng rất lớn, dẫn đến việc đầu tư vào công nghệ chế biến rất tốn kém và hiệu quả lại không cao, vì đặc thù công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp mang tính đơn nhất, tức là một dây truyền thì chỉ chế biến một vài loại sản phẩm của nông nghiệp. Chính điều này gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư, vì với một lượng vốn đầu tư rất lớn, nhưng chỉ sản xuất được trong một thời gian rất ngắn trong năm (Viện kinh tế và phát triển, 2007).