PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế
tế xã hội của huyện đến phát triển kinh tế trang trại
a. Thuận lợi
+ Nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi tiếp giáp với huyện Gia Lâm, cách thủ đô Hà Nội khoảng 15Km, tiếp giáp với nhiều khu đô thị lớn: như KCN tập trung Sài Đồng, KCN Quế võ, Hapro.
+ Có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận lợi cho huyện Thuận Thành giao lưu và nắm bắt được những thông tin kinh tế, thị trường, kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận công nghệ cao phục vụ cho phát triển KT-XH của huyện nói chung và KTTT của huyện nói riêng.
+ Có nguồn lao động dồi dào do có tập trung nhiều KCN nên giá nhân công lao động phổ thông trung bình, nguồn lao động sẵn có.
b. Khó khăn
+ Lượng mưa phân bố không đều trong năm, làm ngập úng, hạn hán cục bộ vẫn còn xảy ra ở một số vùng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân trong vùng.
+ Đất đai tuy khá phì nhiêu nhưng trong quá trình canh tác thiếu khoa học dẫn dến có hơn 90 ha diện tích đất bị bạc màu, chiếm gần 10% diện tích đất phần lớn diện tích đất chua, nghèo lân và kali, môi trường đất yếm khí làm hạn chế kết quả sản xuất nông nghiệp.
+ Trình độ dân trí vẫn còn thấp, sản xuất vẫn mang tính chất tự cung tự cấp, nhỏ lẻ nên rất khó khăn khi tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá.
+ Vấn đề ô nhiễm môi trường do phát triển các khu công nghiệp, và phát triển trang trại chăn nuôi đang cần sự quan tâm giải quyết của các ban ngành có liên quan.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
đủ điều kiện được cấp chứng chỉ trang trại theo thông tư 27/2011 của Bộ nông nghiệp và PTNT ngày13/04/2011. Trong đó các trang trại tập trung tại 10/18 xã thị trấn trên toàn huyện. Căn cứ vào thực tế chúng tôi tiến hành điều tra trên toàn 10 xã trên toàn huyện
Trong tổng số 29 trang trại tiến hành điều tra, dựa vào hoạt động thực tế của các trang trại tôi phân ra 2 loại hình trang trại đó là loại hình trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp. Phân tổ thành 2 loại hình trang trại để tiến hành so sánh, phân tích thực trạng và từ đó đưa ra giải pháp phát triển KTTT cho từng loại hình trang trại.
Bảng 3.4. Phân bổ mẫu điều tra
TT Xã, thị trấn Tổng số trang Trang trại Trang trại
trại chăn nuôi tổng hợp
1 Nghĩa Đạo 4 4 2 Trạm Lộ 2 1 1 3 Nguyệt Đức 3 2 1 4 Đại Đồng Thành 2 2 5 Ninh Xá 4 3 1 6 Ngũ Thái 2 2 7 Song Hồ 4 4 8 Gia Đông 4 2 2 9 Đình Tổ 2 2 10 Hoài Thượng 2 2 Tổng 29 24 5
Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra của tác giả,(2017)
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Nguồn thông tin, số liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: - Sử dụng các thông tin tài liệu qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, công trình về lĩnh vực KTTT đã được các tác giả nghiên cứu và đã được công bố.
- Các báo cáo tổng kết của UBND huyện, phòng NN & PTNT, Chi cục thống kê huyện Thuận Thành. Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của UBND xã,thị trấn, Hợp tác xã nông nghiệp ở các điểm nghiên cứu qua các năm.
- Các trang Web trên mạng Internet.
b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
+ Để thu thập một cách đầy đủ các số liệu và các thông tin cần thiết, tiến hành phỏng vấn và điều tra trực tiếp chủ của 16 trang trại theo mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước.
+ Phỏng vấn điều tra các cán bộ quản lý trực tiếp trong lĩnh vực phát triển KTTT từ cấp huyện tới địa phương.
Nội dung điều tra, phỏng vấn:
+ Trình độ học vấn, tuổi chủ trang trại, giới tính của chủ trang trại, tổng số nhân khẩu, lao động của trang trại.
+ Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA : trực tiếp tiếp xúc với chủ trang trại, tạo điều kiện để cho họ tự bộc lộ, tự mô tả những điều kiện sản xuất như đất đai, lao động, thức ăn, cơ sở vật chất. Đầu ra của trang trại: khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất của trang trại, những kinh nghiệm định hướng phát triển thời gian tới từ đó thu thập được thông tin cần thiết và tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi tạo lập, vận hành trang trại làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp. Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của chủ trang trại. Các yếu tố sản xuất như: vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường, các chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế trang trại, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, của nhân dân với vấn đề kinh tế trang trại.
Chúng tôi chọn mẫu điển hình điều tra 16 hộ trang trại trên địa bàn huyện Thuận Thành trong đó bao gồm có: 11 trang trại chăn nuôi, 5 trang trại tổng hợp. Số liệu được thu thập bằng cách điều tra phỏng vấn trược tiếp các chủ trang trại theo mẫu bảng hỏi chuẩn bị sẵn.
Đối với cán bộ quản lý phỏng vấn trực tiếp về công tác quản lý liên quan đến kinh tế trang trại cấp huyện và địa phương.
Bảng 3.5. Đối tượng và số lượng mẫu điều tra
Đối tượng Địa điểm Số
người
Tổng phiếu
Cán bộ quản lý Phòng NN&PTNT huyện 2 7
Cán bộ nông nghiệp 5 xã 5 Chủ các TT trên địa bàn
huyện
Trang trại tổng hơp 5
16 Trang trại chăn nuôi 11
Chủ các gia trại có khả năng
phát triển thành trang trại Hội thảo tuyên truyền chính sách 90 90 Chủ các gia trại có khả năng
phát triển thành trang trại
Hội thảo thăm quan mô hình
90 90
TỔNG 203 203
Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra của tác giả,(2017)
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin
Tất cả các số liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành rà soát, kiểm tra sau đó lựa chọn thông tin hợp lý trong quá trình phỏng vấn từ đó tổng hợp, phân tổ lại để phục vụ cho đề tài. Sử dụng phần mềm EXCEL để tổng hợp tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình. Tổng hợp những chỉ tiêu cần thiết cho đề tài để có thế sử dụng một cách hợp lý nhất những thông tin đã thu thập để phục vụ mục tiêu của đề tài.
3.2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
a. Phương pháp phân tổ
Phương pháp này dùng để phân tổ theo loại hình sản xuất của trang trại được chia làm 2 tổ: trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp.
b. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này sử dụng các bảng số liệu tóm tắt, tổng hợp. Phân tích so sánh kết quả của số liệu điều tra, thu thập: tính hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của trang trại (vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý), so sánh kết quả loại hình trang trại, nhận xét xu hướng của trang trại. Hạch toán các khoản mà trang trại đã chi ra, các khoản thu của trang trại, sử dụng phương pháp này trong công tác điều tra, tính các chỉ tiêu hiệu quả làm cơ sở cho sự định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của kinh tế trang trại.
Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa số liệu bằng phân tổ thống kê, tính toán các chỉ tiêu tổng hợp về số quy mô diện tích sử dụng đất, nguồn vốn đầu tư, tốc độ phát triển bình quân.
c. Phương pháp so sánh
Tiến hành phân tích so sánh kết quả, thành phần trong các loại hình kinh tế trang trại. Đồng thời so sánh kết quả, hiệu quả giữa các loại hình kinh tế trang trại tương đương trên các vùng hoặc tiểu vùng.
Cụ thể: Phương pháp này đưa ra, thứ nhất có thể so sánh kết quả, hiệu quả thành phần trong loại hình trang trại. Thứ hai, so sánh kết quả, hiệu quả giữa các mô hình kinh tế trang trại tương đương trên các vùng hoặc tiểu vùng, Từ đó đưa ra kết luận cho mô hình nghiên cứu.
3.2.2.4. Phương pháp hạch toán chi phí và kết quả, hiệu quả sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí và tính kết quả kinh tế được sử dụng trong nghiên cứu này để hạch toán các chi phí sản xuất trong trồng trọt như (lúa, khoai, ngô, rau màu các loại..) và tính toán trong chăn nuôi như (lợn thịt, gia cầm gia súc, trâu bò..). Bên cạnh đó phương pháp nhằm tính các giá trị về mặt kinh tế như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp của các cây trồng vật nuôi. Từ đó tính ra các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh tế của trang trại như lợi nhuận sản xuất, chi phí đầu vào sản xuất… Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các mô hình kinh tế trang trại.
3.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu điển hình
Trong quá trình nghiên cứu để có thể hiểu sâu hơn về các vấn đề kinh tế trang trại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu điển hình một số chủ trang trại với các nội dung xoay quanh vấn đề phương thức sản xuất, các khó khăn, hạn chế phát triển kinh tế trang trại, phương hướng sản xuất kinh doanh của trang trại trong thời gian tới.
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Việc đưa ra các hệ thống chỉ tiêu là để đánh giá hoàn chỉnh các hiện tượng kinh tế, mỗi chỉ tiêu dù là cơ bản cũng chỉ phản ánh một mặt vấn đề, một hệ thống chỉ tiêu hoàn chỉnh sẽ bổ sung cho nhau để đánh giá hoàn chỉnh hiện tượng kinh tế đó. Hơn nữa để đánh giá hiệu quả kinh tế chính xác là công việc khó khăn, đặc biệt trong nông nghiệp. Vì vậy khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một
hiện tượng kinh tế, một hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có hệ thống chỉ tiêu phù hợp.
3.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện năng lực sản xuất của các trang trại
- Diện tích đất đai, quy mô của các trang trại. - Tổng số lao động, lao động bình quân tham gia .
- Tổng số vốn bao gồm vốn tự có, vốn vay và cơ sở vật chất của các trang trại.
- Hiện trạng vật tư, cơ sở vật chất trong trang trại. - Tổng giá trị sản xuất: lãi.
- Năng lực quản lý, điều hành, hợp tác thương mại.
3.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất, hiệu quả sản xuất
a. Nhóm chỉ tiêu về kết quả sản xuất
Tổng giá trị sản xuất (GO: Gross Output): là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra ở trang trại trong năm. Được tính bằng sản lượng của từng loại sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm được xác định chi tiết theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác; GTSX trên 1 ngày công lao động; GTSX trên 1 đồng chi phí.
* Tổng giá trị sản xuất: GO = ∑Qi,Pi
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm loại i
* Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón chi phí dịch vụ thuê ngoài.
Chi phí trung gian: IC = ∑Ci,Pi
Trong đó: Ci là khối lượng đầu vào thứ i Pi là đơn giá sản phẩm loại i
* Giá trị gia tăng (VA) Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất sáng tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất:
VA= Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian
* Thu nhập hỗn hợp (MI) Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm phần trả công cho lao động và phần lợi nhuận mà họ có thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp tính theo công thức sau:
Cách tính: Trong đó:
MI = VA - (W+T)
Trong đó: W: Tiền thuê mướn lao động
T: Tiền thuế
(MI là phần thu nhập của trang trại thu được bao gồm lãi và công lao động gia đình)
+ Lợi nhuận (Pr: Profit), là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp trừ đi giá trị công lao động của gia đình.
Pr=MI - LPi
Trong đó: L : công lao động của gia đình
Pi : giá ngày công lao động ở địa phương.
Lao động của gia đình: Được xác định là số ngày người lao động quy chuẩn 8h/ngày của những người lao động của gia đình tham gia vào sản xuất ra sản phẩm.
b. Chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất
- GO/IC: Là giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng chi phí của các trang trại.
- VA/IC: Là giá trị gia tăng thô tính trên một đồng chi phí - MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí - GO/ha: Là giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất
- MI/ha: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 ha đất sản xuất
- MI/LĐ gia đình/năm: Thu nhập hỗn hợp của một lao động gia đình trong năm.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH
4.1.1. Khái quát tình hình nông nghiệp trên địa bàn huyện
a. Lĩnh vực trồng trọt
Trong 3 năm gần đây từ 2014 - 2016 sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành có nhiều bước chuyển biến. Tổng diện tích đất trồng trọt sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi theo định hướng phát triển kinh tế chung toàn huyện. Bên cạnh đó thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất bằng lợi thế từ các nguồn lực của huyện.
Bảng 4.1. Tình hình sản xuất trồng trọt của huyện Thuận Thành Sản xuất nông Sản xuất nông
nghiệp
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) Sản xuất lúa 11.640,2 58,9 68.537,3 11.388,6 58,7 66.886,7 11.346 63,4 71.983,4 - Lúa NS cao 1.805,9 70,1 12.659,4 171,7 70 1.201,9 751,9 69,5 5.225,7 - Lúa CL cao 1.703,8 48,8 8.314,5 1.598,3 54,7 8.742,7 2.250,4 60,1 13.524,9 - Lúa khác 8.130,5 58,5 47.563,4 9.618,6 59,2 56.942,1 8.343,7 63,8 53.232,8 Sản xuất rau màu 2.240,3 2.087,9 1.919,5 - Cây ngô 945,3 46,1 4.358 833,2 50 4.166,0 737,6 50,5 3.725 - Cây khoai lang 50 95 475 37 73,7 272,7 50 80 400 - Cây lạc 134,5 23,5 316 144,5 24,4 352,6 104 22,8 237 - Đậu tương 298,9 23,8 711 282,6 25,0 706,5 252,5 22,3 563 - Khoai tây 200 125 2.500 200 128,8 2.576,0 200 135 2.700 - Rau các loại 268,3 195 5.232 454,5 192 8.726,4 447,9 190 8.510 - Cây trồng khác 74,3 173.1 127,5
Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Huyện Ủy, UBND huyện Thuận Thành. Sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện đã có những bước thay đổi đáng kể từ quy mô sản xuât nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hang hóa tập trung. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước áp dụng công nghệ cao, cây ăn quả, rau an toàn…. Năm 2017 diện tích gieo trồng lúa cả năm 11.072,2 ha, năng suất bình quân 58,3 ta/ha, sản lượng 64.571,3 tấn, diện tích lúa năng suất cao 1092,9 ha, năng suất bình quân 62,8 tạ/ha. Năng suất lúa chất lượng cao 3058,3 ha năng suất