PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG
4.2.6. Khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế trang trại
Sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại ngày nay có sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như kĩ thuật nuôi cá thâm canh; kĩ thuật chăn nuôi lợn hướng nạc, chăn nuôi gà công nghiệp có các hệ thống dây truyền tự động cho ăn, uống, hệ thống máy chế tạo thức ăn sẵn trong chăn nuôi, hệ thống giết mổ; biết lựa chọn bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý đạt hiệu quả kinh tế cao. Một số chủ trang trại có vốn lớn mua sắm trang thiết bị như: Ô tô, máy kéo, máy bơm, xây dựng chuồng trại, bể nuôi ươm, và trang thiết bị tiên tiến khác vào sản xuất, từng bước thực hiện cơ giới hóa quá trình sản xuất nên năng suất và chất lượng sản phẩm vượt trội so với hộ gia đình khác. Trong canh tác trồng trọt có áp dụng khoa học như: máy phun thuốc, máy reo hạt, máy thu hoạch, máy bón phân .. . Trong chăn nuôi có áp dụng. Ngày nay mặc dù áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên còn gặp nhiều hạn chế vào trình độ lao động tại trang trại, trình độ quản lý vận hành máy móc. Bên cạnh đó nguồn lực vốn đầu tư cho các hệ thống công nghệ đó với chi phí rất lớn phần nào là cản trở lớn trong việc phát triển mở rộng mô hình kinh tế trang trại.
Các trang trại chăn nuôi: Với công nghệ chuồng kín có hệ thống làm mát, điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi, máng ăn, vòi nước uống tự động đã được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Nhờ ứng dụng công nghệ chuồng kín vào sản xuất đã giúp cho các các trang trại chăn nuôi có điều kiện mở rộng quy mô, tăng mật độ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên một đơn vị diện tích và bảo vệ an toàn đàn vật nuôi trước nguy cơ của dịch bệnh. Số lượng trang trại hiện đang đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật là 29/29 trang trại.