Tình hình sử dụng lao động trong các trang trại năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 75)

TT Chỉ tiêu TT chăn nuôi TT tổng hợp BQ chung BQ/TT TT sử dụng % BQ/TT TT sử dụng % LĐ trung bình/1 TT 6,1 100 3 100 6 1 Lao động GĐ 2,6 42,6 2,2 73,3 3

2 Lao động thuê (thường

xuyên, thời vụ) 3,5 57,4 0,8 26,7 3

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Đại đa số trang trại trên địa bàn huyện đều thuê lao động thời vụ. Qua nghiên cứu có khoảng 57,4% số trang trại chăn nuôi thuê thêm lao động lúc thời vụ, trong đó số trang trại tổng hợp thuê lao động thời vụ thấp hơn là 26,4%. Do tính chất đặc thù của từng loại hình trang trại, với các trang trại tổng hợp chủ yếu thuê lao động lúc thu hoạch hay khi xuống giống canh tác. Dưới đây là ý kiến chủ của một trong những trang trại điển hình tại huyện.

Hộp 4.2. Ý kiến của chủ trang trại về người lao động trong trang trại

b. Trình độ, chuyên môn lao động tại các trang trại trên toàn huyện

Bên cạnh đó với những trang trại quy mô chăn nuôi lớn thì vẫn phải thuê lao động thường xuyên để vận hành sản xuất. Hầu hết các lao động làm việc “Chúng tôi ở đây thông thường thuê 2 lao động thường xuyên là người miền núi. Họ tuy không có trình độ nhưng được cái khỏe, chịu khó. Họ làm ở đây chấp nhận ít về nên ngoài lương tháng tôi cũng lo chi phí ăn ở cho họ. Với khối lượng công việc ngoài 2 lao động thường xuyên tôi phải thuê thêm 2-3 lao động công nhật nữa. Những lúc nhiều việc vào vụ công việc cần đông người, hầu hết lao động là người trong thôn do đó dễ gọi và dễ bố trí công việc. Hầu hết lao động là những người trung tuổi từ 47-55 do đó họ đều không có học qua trường lớp nhưng với kinh nghiệm làm nghề nông cũng biết việc không mất nhiều thời gian đào tạo.”

Nguồn: Phỏng vấn anh Phạm Công Quang, thôn Đồng Đông, xã Đại Đồng Thành (15/4/2018)

trong trang trại là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Hiệu quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc khá nhiều vào trình độ của chủ trang trại, bởi vì chủ trang trại là người quyết định hướng đi của trang trại như thế nào, lựa chọn các yếu tố sản xuất, hướng kinh doanh như thế nào, xem xét quá trình tiêu thụ làm sao cho hợp lý là cả một vấn đề khó khăn. Bởi vì, trình độ của chủ trang trại, chất lượng lao động, thành phần cũng như giới tính của chủ trang trại là một nhân tố quyết định sự phát triển trang trại.

Theo nghiên cứu trên tổng số 29 trang trại. Hầu hết chủ các trang trại về cơ bản chưa được qua đào tạo chuyên môn, quản lý kinh tế mà đi lên từ kinh nghiệm thực tiễn trong tổ chức sản xuất, kinh doanh. Các trang trại, mô hình VAC đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 161 lao động, cơ bản là lao động chưa qua đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)