PHẦN 1 MỞ ĐẦU
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
2.2.3. Những bài học kinh nghiệm và thực tiễn cho phát triển kinh tế trang trạ
trại tỉnh Bắc Ninh
Qua nghiên cứu cơ sở thực tiễn về kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại tại các nơi trên thế giới và tại một số địa phương trong nước. Qua đó rút ra một số yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại. Từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Thuận Thành trong thời gian tới cụ thể:
Yếu tô khách quan
- Phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi phải có đất đai, vốn đầu tư lớn, lực lượng lao động phải có trình độ quản lý và tay nghề, nên chỉ những cá nhân có điều kiện về đất đai và vốn mới tạo ra được mô hình kinh tế trang trại.
- Do mật độ dân số cao, ruộng đất manh mún, sản xuất nhỏ lẻ và quan điểm giữ đất “không muốn cho thuê hoặc chuyển nhượng” đã ăn sâu trong tâm trí của nhiều người nông dân nên việc thay đổi phương thức sản xuất cũng như nhận
thức để quy hoạch lại ruộng đất để phát triển trang trại đối với người nông dân gặp rất nhiều khó khăn.
- Sản xuất nông nghiệp chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh, thị trường và rủi ro cao nên hiệu quả sản xuất không ổn định.
Yếu tố chủ quan
- Nhiều địa phương chưa quy hoạch phát triển kinh tế trang trại. Các trang trại đầu tư xây dựng chưa gắn với quy hoạch sử dụng đất ở từng địa phương; cơ sở hạ tầng nhiều vùng kinh tế trang trại còn thiếu và chưa hoàn chỉnh.
- Việc giải quyết đất cho kinh tế trang trại như: Giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại tiến hành chậm. Nhiều trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chủ trang trại chưa yên tâm đầu tư và không vay được vốn phát triển sản xuất.
- Đất sử dụng cho kinh tế trang trại được hình thành từ nhiều nguồn gốc sử dụng đất; nhiều hộ nông dân tự chuyển mục đích sử dụng đất mà không thực hiện các thủ tục xin phép hoặc đăng ký theo quy định, việc sử dụng đất làm kinh tế trang trại nhiều nơi chưa có phương án sản xuất - kinh doanh hoặc đã có nhưng hiện trạng không phù hợp với phương án đã được xét duyệt. Trong quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã chưa thể hiện các loại đất sử dụng cho kinh tế trang trại, nên việc rà soát sự phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và hiện trạng đang sử dụng của các trang trại gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, số lượng trang trại được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chiếm tỷ lệ thấp.
- Vai trò HTX nông nghiệp trong việc liên doanh, liên kết các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế, chưa thực hiện được mô hình chuỗi giá trị trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản, đặc biệt đối với sản phẩm nông nghiệp trong các trang trại.
- Phần lớn các chủ trang trại thiếu vốn để đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, việc tiếp cận vay vốn tín dụng ưu đãi đối với chủ trang trại còn nhiều khó khăn, do vướng mắc thủ tục, thời gian vay vốn ngắn không phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi.