Cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 94)

13,90 2. Số trang trại đã áp dụng chính sách 29 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Qua kết quả thăm dò ý kiến người dân về vấn đề này, chúng tôi thấy như sau: Hầu hết số người được hỏi đều nói rằng họ đã từng áp dụng những chính sách đã được tuyên truyền (90%) và làm nâng cao nhận thức của họ về sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra có số trang trại áp dụng chính sách về đất đai, chính sách hỗ trợ 100%. Do đó phương hướng canh tác của người dân, của trang trại chuyển dần sang định hướng tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô và áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác trồng trọt, chăn nuôi nhờ đó tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

4.2.3 Cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn

Cơ sở hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng cơ sở nông nghiệp là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển KTTT. Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng sẽ cản trở sự phát triển của trang trại trên các phương diện như: việc cung ứng các yếu tố đầu vào bị hạn chế; mua bán, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hạn chế việc tiếp cận thông tin và thị trường của các trang trại.

Hiện nay UBND tỉnh Bắc Ninh có ban hành Quyết định số 46/2016/QĐ- UBND, ngày 21/12/2016 “về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Trong quyết định có nêu rõ tại mục a,b của khoản 1 điều 5 trong quyết định: “Hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại tập trung: hỗ trợ 3 tỷ đồng/dự án, riêng đối với chăn nuôi bò sữa cao sản mức hỗ trợ là 05 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở

hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng, đồng cỏ và mua thiết bị. Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định của điểm a khoản này, được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 05 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên.

Tuy nhiên để phát triển nguồn lực tạo điều kiện cho các trang trại phát triển kinh tế đòi hỏi nguồn vốn lớn, đầu tư có quy hoạch. Việc đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi, điện sản xuất phần nào giúp cho các hộ vượt qua những khó khăn ban đầu khi khởi nghiệp. Đồng thời gắn liền phát triển kinh tế trang trại với mục tiêu chung xây dựng Nông thôn mới trên toàn huyện. Kết quả tới 12/2017 toàn huyện có 11/18 xã đạt chuẩn Nông thôn mới chiếm 64,7%.

Bảng 4.22. Đánh giá của các trang trại về cơ sở hạ tầng

ĐVT: %

TT Chỉ tiêu Tốt Bình thường Yếu

1 Đường giao thông 80 17 3

2 Hệ thống điện 100 - -

3 Hệ thống thủy lợi 70 20 10

4 Hệ thống chợ 67 23 10

5 Xử lý rác thải 100 - -

6 Hệ thống thông tin 70 25 5

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Qua nghiên cứu, đa số các trang trại đều đánh giá hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất của các trang trại đều ở mức bình thường, chỉ có một số trang trại nằm trong khu dân cư, nằm gần trung tâm xã thì mới đánh giá sự phục vụ sản xuất của cơ sở hạ tầng là tốt. Cụ thể đánh giá của chủ trang trại về cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của trang trại được thể hiện qua bảng 4.18.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)