PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Nguồn thông tin, số liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: - Sử dụng các thông tin tài liệu qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, công trình về lĩnh vực KTTT đã được các tác giả nghiên cứu và đã được công bố.
- Các báo cáo tổng kết của UBND huyện, phòng NN & PTNT, Chi cục thống kê huyện Thuận Thành. Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của UBND xã,thị trấn, Hợp tác xã nông nghiệp ở các điểm nghiên cứu qua các năm.
- Các trang Web trên mạng Internet.
b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
+ Để thu thập một cách đầy đủ các số liệu và các thông tin cần thiết, tiến hành phỏng vấn và điều tra trực tiếp chủ của 16 trang trại theo mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước.
+ Phỏng vấn điều tra các cán bộ quản lý trực tiếp trong lĩnh vực phát triển KTTT từ cấp huyện tới địa phương.
Nội dung điều tra, phỏng vấn:
+ Trình độ học vấn, tuổi chủ trang trại, giới tính của chủ trang trại, tổng số nhân khẩu, lao động của trang trại.
+ Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA : trực tiếp tiếp xúc với chủ trang trại, tạo điều kiện để cho họ tự bộc lộ, tự mô tả những điều kiện sản xuất như đất đai, lao động, thức ăn, cơ sở vật chất. Đầu ra của trang trại: khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất của trang trại, những kinh nghiệm định hướng phát triển thời gian tới từ đó thu thập được thông tin cần thiết và tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi tạo lập, vận hành trang trại làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp. Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của chủ trang trại. Các yếu tố sản xuất như: vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường, các chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế trang trại, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, của nhân dân với vấn đề kinh tế trang trại.
Chúng tôi chọn mẫu điển hình điều tra 16 hộ trang trại trên địa bàn huyện Thuận Thành trong đó bao gồm có: 11 trang trại chăn nuôi, 5 trang trại tổng hợp. Số liệu được thu thập bằng cách điều tra phỏng vấn trược tiếp các chủ trang trại theo mẫu bảng hỏi chuẩn bị sẵn.
Đối với cán bộ quản lý phỏng vấn trực tiếp về công tác quản lý liên quan đến kinh tế trang trại cấp huyện và địa phương.
Bảng 3.5. Đối tượng và số lượng mẫu điều tra
Đối tượng Địa điểm Số
người
Tổng phiếu
Cán bộ quản lý Phòng NN&PTNT huyện 2 7
Cán bộ nông nghiệp 5 xã 5 Chủ các TT trên địa bàn
huyện
Trang trại tổng hơp 5
16 Trang trại chăn nuôi 11
Chủ các gia trại có khả năng
phát triển thành trang trại Hội thảo tuyên truyền chính sách 90 90 Chủ các gia trại có khả năng
phát triển thành trang trại
Hội thảo thăm quan mô hình
90 90
TỔNG 203 203
Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra của tác giả,(2017)
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin
Tất cả các số liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành rà soát, kiểm tra sau đó lựa chọn thông tin hợp lý trong quá trình phỏng vấn từ đó tổng hợp, phân tổ lại để phục vụ cho đề tài. Sử dụng phần mềm EXCEL để tổng hợp tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình. Tổng hợp những chỉ tiêu cần thiết cho đề tài để có thế sử dụng một cách hợp lý nhất những thông tin đã thu thập để phục vụ mục tiêu của đề tài.
3.2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
a. Phương pháp phân tổ
Phương pháp này dùng để phân tổ theo loại hình sản xuất của trang trại được chia làm 2 tổ: trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp.
b. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này sử dụng các bảng số liệu tóm tắt, tổng hợp. Phân tích so sánh kết quả của số liệu điều tra, thu thập: tính hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của trang trại (vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý), so sánh kết quả loại hình trang trại, nhận xét xu hướng của trang trại. Hạch toán các khoản mà trang trại đã chi ra, các khoản thu của trang trại, sử dụng phương pháp này trong công tác điều tra, tính các chỉ tiêu hiệu quả làm cơ sở cho sự định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của kinh tế trang trại.
Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa số liệu bằng phân tổ thống kê, tính toán các chỉ tiêu tổng hợp về số quy mô diện tích sử dụng đất, nguồn vốn đầu tư, tốc độ phát triển bình quân.
c. Phương pháp so sánh
Tiến hành phân tích so sánh kết quả, thành phần trong các loại hình kinh tế trang trại. Đồng thời so sánh kết quả, hiệu quả giữa các loại hình kinh tế trang trại tương đương trên các vùng hoặc tiểu vùng.
Cụ thể: Phương pháp này đưa ra, thứ nhất có thể so sánh kết quả, hiệu quả thành phần trong loại hình trang trại. Thứ hai, so sánh kết quả, hiệu quả giữa các mô hình kinh tế trang trại tương đương trên các vùng hoặc tiểu vùng, Từ đó đưa ra kết luận cho mô hình nghiên cứu.
3.2.2.4. Phương pháp hạch toán chi phí và kết quả, hiệu quả sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí và tính kết quả kinh tế được sử dụng trong nghiên cứu này để hạch toán các chi phí sản xuất trong trồng trọt như (lúa, khoai, ngô, rau màu các loại..) và tính toán trong chăn nuôi như (lợn thịt, gia cầm gia súc, trâu bò..). Bên cạnh đó phương pháp nhằm tính các giá trị về mặt kinh tế như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp của các cây trồng vật nuôi. Từ đó tính ra các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh tế của trang trại như lợi nhuận sản xuất, chi phí đầu vào sản xuất… Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các mô hình kinh tế trang trại.
3.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu điển hình
Trong quá trình nghiên cứu để có thể hiểu sâu hơn về các vấn đề kinh tế trang trại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu điển hình một số chủ trang trại với các nội dung xoay quanh vấn đề phương thức sản xuất, các khó khăn, hạn chế phát triển kinh tế trang trại, phương hướng sản xuất kinh doanh của trang trại trong thời gian tới.