Các chính sách quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 93)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG

4.2.2. Các chính sách quản lý nhà nước

4.2.2.1. Chính sách về đất đai

Sử dụng đất nông nghiệp trong phát triển KTTT hiện nay chưa được đồng bộ. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chưa cao. Đất nông nghiệp còn bỏ hoang canh tác khó khăn. Việc tích tụ ruộng đất manh mún, khó khăn trong việc tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bên cạnh đó việc quản lý và phát triển kinh tế trang trại, mô hình VAC còn lỏng nẻo, có nơi còn buông lỏng quản lý, tình trạng ký kết hợp đồng sản xuất kinh doanh cơ bản đều sai thẩm quyến so với quy định Nhiều hợp đồng cấp xã ký thời hạn 20 - 30 năm, cá biệt có đơn vị ký tới 40 năm, BQL thôn ký đến 20 năm. Một số chủ trang trại sử dụng đất sai so với dự án đã được phê duyệt, xây dựng nhà kiên cố. Đối với các xã khi lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp chưa quy hoạch khu phát triển kinh tế trang trại hoặc có lập xong còn thiếu thì cần rà soát lại nếu thấy cần thiết thì đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp.

Mặc dù các chủ trang trại được UBND huyện khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời cho phép chuyển đổi diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp sang phát triển mô hình kinh tế trang trại, trang trại tổng hợp kết hợp với mô hình VAC, đảm bảo quy mô diện tích từ 1,0 ha trở lên và có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhưng để làm được như vậy đòi hỏi nhiều thủ tục, quy trình thực hiện còn hạn chế.

4.2.2.2 Chính sách tín dụng

- Chính sách đầu tư, tín dụng hiện nay trên toàn tỉnh được áp dụng rộng dãi. Các chủ trang trại được tiếp cận tới nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển thông qua các buổi tuyên truyền chính sách, hội nghị…

+ Chủ trang trại được hưởng chính sánh ưu đãi theo các quyết định: số 46/2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

+ Chủ trang trại được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội các cấp theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn vay cho Quỹ quốc gia về việc làm; Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 09/12/2005 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg.

+ Chủ trang trại được vay vốn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

+ Ngoài các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh. Huyện trích một phần ngân sách để hỗ trợ cho các trang trại, mô hình VAC để mua giống cây trồng, vật nuôi và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các chủ trang trại, mô hình VAC.

Tuy nhiên việc áp dụng chính sách vào phát triển kinh tế trang trại cho các hộ gia đình còn gặp nhiều vướng mắc về thủ tục hành chính. Chủ trang trại trên địa bàn huyện được vay vốn với số vốn rất thấp, khoảng 30 đến 50 triệu đồng, thời hạn vay vốn ngắn (6 tháng - 1 năm đáo hạn 1 lần), lãi suất vay vốn với lãi suất thị trường, tỷ lệ trang trại được vay vốn với lãi suất ưu đãi rất thấp.

Chúng tôi tiến hành điều tra kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.21. Kết quả thăm dò ý kiến về việc áp dụng các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Nội dung Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số người được hỏi 90 100

Tổng số trang trại được hỏi 29 100

1. Đã vận dụng vào sản xuất NN

Đánh giá của người dân về hiệu quả của chính sách khi áp dụng

- Hiệu quả thực tế - Chưa hiệu quả thực tế - Bình thường 76 59 3 10 90 81,90

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)