Tình hình phát triển kinh tế trang trại và những bài học kinh nghiệm tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 49)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và những bài học kinh nghiệm tạ

tại một số địa phương ở Việt Nam

2.2.2.1. Quá trình hình thành kinh tế trang trại tại Việt Nam

Hình thức kinh tế trang trại ở nước ta đã xuất hiện sơ khai từ đời Lý, Trần…, trải qua các thời kỳ lịch sử, kinh tế trang trại có các tên gọi khác nhau như “Thái ấp”; “Điền trang”; Đồn điền”…Trước cách mạng và trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có trang trại, đồn điền của địa chủ, chủ nông, chủ Tây. Các trang trại này phần lớn sử dụng lao động làm thuê từ tá điền, cũng là kiểu phát canh thu tô và công cụ sản xuất thủ công, sử dụng sức người, súc vật, sản xuất mang tính quảng canh, độc canh một số cây ngắn ngày là chính. Bên cạnh đó còn có kinh tế trang trại của những nhà tư sản trong nước và nước ngoài, một số tướng lĩnh thời nguỵ làm ăn kinh tế. Hình thức trang trại ở dạng các xí nghiệp nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, đồn điền cao su, cà phê và những cây công nghiệp khác phục vụ cho mục đích làm giàu của chúng (Hội khoa học kinh tế Việt Nam,1999).

Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, từ khi thực hiện theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI và Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII cũng như luật đất đai năm 1993, đã mở đường cho các thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển và từ đó xuất hiện ngày một nhiều các mô hình kinh tế trang trại trên khắp cả nước. Bước sơ khai của kinh tế trang trại trong giai đoạn này

chủ yếu mang tính tự phát và cho đến nay phát triển kinh tế trang trại đã và đang trở thành vấn đề được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và khuyến khích phát triển (Đoàn Quang Thiệu, 2001).

Có nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế trang trại, nhưng nền tảng chủ yếu hình thành kinh tế trang trại là do vận động kinh tế hộ gia đình nông dân. Điều đó cho thấy chủ trang trại có năng lực thực sự để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá hướng đến người tiêu dùng và có khả năng trong quản lý, điều hành và áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất đáp ứng nhu cầu nông sản hàng hoá cho xã hội.

2.2.2.2. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại tại Việt Nam

Kể từ khi thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung Ương (1981), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân. Cho đến khi Chính phủ ban hành nghị quyết 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại đã nhấn mạnh chủ trương của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế trang trại. Tạo điều kiện hợp pháp cho loại hình kinh tế trang trại phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua các chính sách ưu đãi về nhiều mặt đối với kinh tế trang trại. Xu hướng của các trang trại ngày nay:

Tích tụ và tập trung sản xuất: Các trang trại phát triển theo hướng mở rộng và tích tụ ruộng đất không còn canh tác theo kiểu nhỏ lẻ, manh mún. Hiện nay với các chính sách của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân phát triển kinh tế trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tạo hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó việc góp vốn, tích tụ vốn ở đây thực chất là tích luỹ vốn, làm tăng vốn tự có của trang trại để đầu tư mở rộng sản xuất, cho thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất canh tác.

Chuyên môn hoá sản xuất: Sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá theo xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế trang trại vì muốn sản xuất hàng hoá phải đi vào chuyên môn hoá sản xuất, nhưng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mà sản xuất chuyên môn hoá trong các trang trại phải kết hợp với sản xuất đa dạng một cách hợp lý mới có thể khai thác có hiệu quả các nguồn lực đất, khí hậu, cơ sở vật chất và kỹ thuật, sức lao động, đồng thời hạn chế những rủi ro về thiên tai và biến động của thị trường.

Từ đó mở rộng các loại hình kinh tế trang trại với sự chuyên môn hóa sản xuất theo cây trồng, vật nuôi như có trang trại chuyên môn hoá cà phê, cao su,

cây ăn quả, chè, rau cao cấp, thuỷ sản, nuôi bò sữa, nuôi gia cầm, nuôi lợn. Nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất, hợp tác và phát triển

2.2.2.3. Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế trang trại ở nước ta những năm qua

- Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển có hiệu quả

Theo kết quả tổng hợp sơ bộ của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Trung ương, năm 2011, cả nước có 20.065 trang trại (tính theo tiêu chí mới). Trong đó, riêng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ có tới 11.697 trang trại, chiếm 58% tổng số trang trại trong cả nước. Trung du và miền núi phía Bắc có số trang trại ít nhất, với 587 trang trại, chiếm tỷ lệ 3%. Ở khu vực này, trang trại chăn nuôi chiếm đa số, với 506 trang trại. Số liệu được thể hiển qua biểu đồ 2.1 (Tổng cục thống kê, 2011).

Qua biểu đồ 2.1 ta thấy tỷ lệ trang trại phân bố không đều. Tình hình phát triển kinh tế trang trại khu vực trung du gặp nhiều khó khăn, điều kiện phát triển còn hạn chế.

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ trang trại phân bổ trên cả nước

Nguồn: Tổng cục thống kê (2011) Tính đến năm 2011, cả nước có 8.642 trang trại trồng trọt, chiếm 43% tổng số trang trại; 6.202 trang trại chăn nuôi, chiếm 30,9%; 4.443 trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản, chiếm 22,1%; 737 trang trại tổng hợp, chiếm 3,7% và 51 trang trại lâm nghiệp, chiếm 0,3%.

Bảng 2.1. Tổng hợp loại hình trang trại trên cả nước

TT Loại hình trang trại Số lượng Tỷ lệ

1 Trang trại trồng trọt 8.642 43%

2 Trang trại chăn nuôi 6.202 30,9%;

3 Trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản 4.443 22,1%

4 Trang trại tổng hợp 737 3,7%

5 Trang trại lâm nghiệp 51 0,3%

Tổng 100%

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011) Qua số liệu trên cho thấy, số lượng trang trại trồng trọt chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, với 7.089 trang trại, chiếm tới 90,4% số trang trại trồng trọt trong cả nước. Số trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, với 4.090 trang trại, chiếm 92,3% tổng số trang trại thuỷ sản. Số trang trại chăn nuôi chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng, với 4.240 trang trại, chiếm 68,3% tổng số trang trại chăn nuôi.

Trong giai đoạn 2011- 2016, kinh tế trang trại phát triển với tốc độ nhanh. Tại thời điểm 01/7/2016, có 33,5 nghìn trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 67,2% so với năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 10,8%. Số trang trại nêu trên đã sử dụng 175,8 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 13,5% so với năm 2011. Tính ra năm 2016, bình quân một trang trại sử dụng 5,2 ha. Năm 2016, tổng số lao động thường xuyên của trang trại đạt 135,5 nghìn người, tăng 43,2% so với năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 7,4% (Tổng cục Thống Kê, 2016 ).

Về hiệu quả, ngoài tạo việc làm cho hàng vạn lao động, các trang trại còn sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tổng giá trị nông, lâm, thủy sản theo giá hiện hành thu được trong 12 tháng trước thời điểm 01/7/2016 của các trang trại đạt 92,3 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm 2011; giá trị sản phẩm, dịch vụ nông, lâm, thủy sản bán ra đạt 91,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần. Nếu loại trừ yếu tố giá thì giá trị thu từ nông, lâm, thủy sản trong 5 năm 2011- 2016 tăng 126,1%, bình quân mỗi năm tăng 17,7%; giá trị sản phẩm và dịch vụ

nông, lâm, thủy sản bán ra tăng 128,8%, bình quân mỗi năm tăng 18,0% (Tổng cục Thống Kê, 2016).

2.2.2.4. Những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương tại Việt Nam

a. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hưng Yên

Với chính sách đổi mới, hiệu quả đến nay toàn tỉnh Hưng Yên có 100% được cấp giấy chứng nhận về ruộng đất. Sau khi các trang trại được cấp giấy chứng nhận có nhiều cơ hội hơn trong tiếp cận vay vốn để phát triển sản xuất; tham gia các chương trình, đề án, dự án thuộc nhiều lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản của tỉnh, huyện; chủ trang trại được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức quản lý, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu…được Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp cùng với các địa phương hỗ trợ về cơ chế, chính sách phát triển sản xuất như: tư vấn, chuyển giao kỹ thuật mới, xúc tiến thương mại…Từ đầu năm đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức tập huấn cho các chủ trang trại trong toàn tỉnh với những nội dung thiết thực với người làm trang trại như: Kinh tế trang trại trong thời kỳ hội nhập, sản xuất bền vững, an toàn, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm từ trang trại.

Theo tổng hợp của Chi cục Phát triển nông thôn, hiện nay toàn tỉnh có gần 730 trang trại, tăng gần 80 trang trại so với năm 2014. Các trang trại phát triển ổn định, bền vững với tốc độ khá, bước đầu đã có sự đầu tư về quy mô và diện tích, phần lớn các trang trại làm ăn có lãi, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đưa kinh tế trang trại là mô hình kinh tế định hướng cho phát triển nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Các trang trại tạo việc làm cho trên 1,7 nghìn lao động, doanh thu trung bình khoảng 2,5 tỷ đồng/trang trại/năm, một số trang trại chăn nuôi tiêu biểu có doanh thu lên tới hàng chục tỷ đồng/năm.

Điển hình một trong số những trang trại hoạt động hiệu quả là trang trại

tổng hợp của gia đình ông Lê Văn Thạo (xã Liên Nghĩa, Văn Giang) đang vào

mùa quả ngọt, ao cá chuẩn bị được kéo lưới. Ông Thạo chia sẻ: “Gắn bó với trang trại đã hơn 20 năm nay, vợ chồng tôi chưa lúc nào ngơi nghỉ. Chuồng thì nuôi lợn, ao thả cá, vườn trồng cây ăn quả, lúc nào cũng bận rộn nhưng vui vẻ vì công sức mình bỏ ra luôn được đền đáp xứng đáng. Qua nhiều lần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nay chúng tôi tập trung trồng cây bưởi cảnh, nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính và nuôi lợn nái. Với mô hình này, tôi có điều kiện phát

triển đa dạng tính năng của trang trại, tận dụng triệt để các nguồn đầu tư, thức ăn, phân bón, đem lại hiệu quả bền vững” (Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên, 2016).

Trường hợp khác là hộ anh Đoàn Văn Minh (xã Hải Triều, Tiên Lữ) đã kiên trì với mô hình chăn nuôi kết hợp nuôi thả thủy sản và thu được hiệu quả kinh tế cao. Anh đầu tư 2 khu chuồng trại, một khu chuyên nuôi lợn nái, một khu chuyên nuôi lợn thịt. Tận dụng phân hữu cơ trong chuồng, anh nuôi cá và trồng cây ăn quả, rau xanh, rất ít khi gia đình anh phải mua các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, giảm chi phí mua thức ăn nuôi cá. Bờ ao, anh dựng thêm lán chuồng để nuôi vịt sinh sản. Mô hình trang trại của gia đình anh Minh hiện được nhiều hộ trong vùng học tập, nhân rộng để nâng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và làm trang trại nói riêng (Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên, 2016).

b. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở Vĩnh Phúc

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã chú trọng phát triển kinh tế trang trại, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc khu kinh tế trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ với diện tích tự nhiên là 1.370 km2, số dân hơn 1,2 triệu người. Trong đó có 7 huyện, hai thị xã và 39 xã miền núi (sáu xã thuộc diện 135 của Chính phủ. Cho nên cuộc sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa lại bị thiên tai dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống nhân dân. Đặc biệt là do số lao động trong nông nghiệp không được đào tạo chiếm tỷ lệ 70%, số lao động được đào tạo chiếm 22%. Cho nên, thu nhập từ sản xuất nông - lâm nghiệp còn thấp, đời sống nông dân còn khó khăn.

Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có gần 540 mô hình kinh tế trang trại đang hoạt động, trong đó có hơn 250 mô hình đã được thẩm định và cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Với quy mô từ một vài ha, tới hàng chục ha, các trang trại đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương, khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động, tạo ra sự liên kết trong sản xuất, thu hút vốn nhàn rỗi của nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, gắn liền với chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh. Nhiều trang trại đã tự hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư đẩy mạnh xây dựng chuồng trại đồng bộ, khép kín; áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến theo

hướng công nghiệp và bán công nghiệp để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa lớn và tăng sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường (Báo Kinh tế, 2017).

Một số mô hình trong lĩnh vực làm kinh tế trang trại như: Hộ trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Hồng, thôn Thụ Ích, xã Liên Châu, huyện Yên Lạc - một trong những hộ đi đầu trong việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trên diện tích gần 10 ha, khu trang trại của ông Hồng nằm xa khu dân cư và được bố trí rất khoa học. Trên bờ, khu chuồng trại chăn nuôi lợn, gà thịt được xây dựng bài bản; dưới nước ông quy hoạch thành 2 ao cá, nuôi những giống cá có năng suất cao như: Rô phi đơn tính, chép lai, chim. trên bờ, các khu chuồng trại được xây dựng bài bản. Ông Hồng cho biết: Bên cạnh đó, tận dụng khu vực xung quanh bờ ao, tôi trồng thêm hơn 200 gốc bưởi diễn, 100 gốc nhãn để vừa tăng thêm nguồn thu, lại tận dụng tối đa các nguồn phụ phẩm từ chăn nuôi". Đến nay, trang trại của ông Hồng luôn duy trì trên dưới 60 con lợn nái, 250 con lợn thịt. Trung bình mỗi năm, sau khi trừ chi phí, trang trại của ông Hồng cho thu lãi từ 300-400 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 3 lao động với mức tu nhập trung bình từ 3-4 triệu đồng/người/tháng (Thanh Huyền, 2017).

Mô hình trang trại VAC ở vùng đồng bằng: Chủ yếu là cải tạo vùng đồng trũng, đấu thầu, đất bỏ hoang, cơ cấu sản xuất trang trại trồng cây hằng năm đối với vùng bãi trồng cỏ cho chăn nuôi bò, trồng dâu nuôi tằm, vùng trung du sản xuất cây giống bán rau, cây cảnh, cây ăn quả, cây hoa. Với hướng đi đúng, hiệu quả, mô hình phát triển kinh tế trang trại đã tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa chủng loại cây trồng, vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn.

b. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hải Dương

Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương đã quán triệt và vận dụng sáng tạo các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại theo hướng CNH, HĐH, tập trung khai thác tối đa mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi thế cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại và bền vững. Nhờ đó,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)