d. Về thị trường tiêu thụ
Thị trường có vai trò tác động rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất nói chung và KTTT nói riêng. Thị trường đầu vào, đầu ra của trang trại bấp bênh, không ổn định, Đầu vào các chủ trang trại bị ép giá cao, đầu ra sản phẩm bán ra giá rất trôi nổi do yếu tố sản phẩm khi có sản phẩm không người mua, có người mua lại không có sản phẩm.
Hiện nay chủ yếu là bán cho thương lái và sản phẩm là thô chưa qua chế biến. Do lực lượng thương lái là lực lượng chính trong tiêu thụ nên giá cả trên thị trường các trang trại được biết chủ yếu thông qua thương lái. Hơn nữa, một trong “Đã làm kinh tế là phải đi vay vốn đó là điều hiển nhiên, làm nông nghiệp ít trang trại có đủ vốn đầu tư lắm. Chủ yếu là một phần vốn tự có ban đầu do tích lũy và còn lại đi vay. Trước đây khi mới làm đi vay chẳng biết vay ai chỉ biết ra ngân hàng lúc đó yêu cầu thủ tục rườm rà lắm. Sau nhờ an hem họ hàng vay mỗi người thêm ít đồng thời tính toán cân đối sản xuất để có nguồn thu tái đầu tư. Chứ làm trang trại vốn thu chậm đi vay lãi thì làm không nổi. Sau này khi được cấp chứng nhận trang trại đi vay ngân hàng cũng dễ hơn, một phần nữa do có nguồn thu từ chăn nuôi trồng cây ăn quả do đó cũng dần đi vào ổn định trả dần được nợ dần nợ. Tuy nói vậy chứ nhiều khi bí bách quá cũng phải đi vay lãi ngoài với lãi suất “cắt cổ”. Nhưng biết sao được, mình đang cần mà, nên phải chấp nhận thế.”
(Nguồn: Phỏng vấn bác Vũ Duy Tình, Thôn Phú Mỹ, xã Đình Tổ, Thuận Thành,2017) 21/04/2018
những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là có tính thời vụ nên đã gây ra sự biến động giá cả thị trường theo mùa vụ. Giữa mùa thu hoạch chính và mùa thu hoạch phụ có sự chênh lệch giá cả rất lớn. Ngoài ra chất lượng của sản phẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến biến động giá cả sản phẩm.
Đối với các trang trại trồng cây ăn quả, do phần lớn các trang trại không có khả năng dự trữ hay bảo quản hoặc chế biến nên thường bị ép giá, phải bán nhanh bán vội cho thương lái để thu hồi vốn.
e. Về công nghệ và khoa học kỹ thuật
Trong điều kiện sản xuất hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất là hết sức quan trọng. Nó giúp các trang trại tiết kiện được thời gian, công lao động lại nâng cao được chất lượng sản phẩm của mình sản xuất ra. Nhưng hiện nay vấn đề công nghệ, khoa học kỹ thuật mới được ứng dụng trong sản xuất của các trang trại là rất ít. Đặc biệt là công nghệ chế biến sau thu hoạch chưa được các chủ trang trại quan tâm và đầu tư thỏa đáng nhằm tăng giá trị của sản phẩm. Thực tế có một số trang trại trên địa bàn huyện làm công tác chế biến nhưng quy mô nhỏ lẻ, công nghệ thô sơ, hiệu quả thấp. Còn công tác bảo quản sản phẩm ở các trang trại thì rất thô sơ, chưa phát triển. Nhiều trang trại chưa có nhà kho để bảo quản sản phẩm làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm mang ra bán đều chưa qua sơ chế hoặc chế biến.
g) Cơ quan Nhà nước
Có thể do chính quyền địa phương chưa quan tâm nhiều đến phát triển KTTT dẫn đến tình trạng các trang trại hình thành một cách tự phát, thiếu định hướng và quy hoạch chưa rõ ràng. Các cơ quan chuyên môn, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y chưa sâu sát trong việc hướng dẫn các trang trại về khoa học kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp.
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH TRẠI HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH
4.2.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trong những năm gần đây, kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO) và do nhiều yếu tố khác đã ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Sự biến động của giá cả đầu vào và đầu ra đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất kinh doanh của các trang trại huyện Thuận Thành nói riêng.
Qua nghiên cứu, 100% các chủ trang trại đều đánh giá rằng thị trường nông sản hiện nay biến động rất mạnh, giá cả lên xuống thất thường làm cho các trang trại gặp không ít khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Cùng là một loại sản phẩm nhưng giá cả chênh lệch khá cao giữa những thời điểm. Trong năm 2017 giá thịt lợn thưởng phẩm có thời gian xuống 35.000/kg người chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Ngoài ra còn có những mặt hàng nông sản làm ra không có chỗ tiêu thụ. Các sản phẩm nông nghiệp thường rơi vào tình trạng được mùa mất giá và mất mùa thì được giá, và giá bán giữa đầu vụ, cuối vụ và chính vụ có sự chênh lệch khá lớn. Mặt khác các sản phẩm của các trang trại chủ yếu được bán cho tư thương không có hợp đồng tiêu thụ, khi có sản phẩm thì trang trại gọi tư thương vào mua nên thường bị ép giá và đôi lúc không bán được sản phẩm. Do là sản phẩm tươi sống, nên khó khăn trong việc bảo quản, sản phẩm nông nghiệp mang tính mùa vụ cao (đặc biệt là sản phẩm trồng trọt) và có đặc điểm là không thể đáp ứng ngay lập tức nhu cầu của thị trường, vì đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là các sinh vật sống, có chu kỳ sinh trưởng và phát triển dài ngày không thể tác động được như các sản phẩm công nghiệp. Do đó, các sản phẩm nông nghiệp thường rơi vào tình trạng được mùa mất giá và mất mùa thì được giá, và giá bán giữa đầu vụ, cuối vụ và chính vụ có sự chênh lệch khá lớn.
4.2.2. Các chính sách quản lý nhà nước
4.2.2.1. Chính sách về đất đai
Sử dụng đất nông nghiệp trong phát triển KTTT hiện nay chưa được đồng bộ. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chưa cao. Đất nông nghiệp còn bỏ hoang canh tác khó khăn. Việc tích tụ ruộng đất manh mún, khó khăn trong việc tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bên cạnh đó việc quản lý và phát triển kinh tế trang trại, mô hình VAC còn lỏng nẻo, có nơi còn buông lỏng quản lý, tình trạng ký kết hợp đồng sản xuất kinh doanh cơ bản đều sai thẩm quyến so với quy định Nhiều hợp đồng cấp xã ký thời hạn 20 - 30 năm, cá biệt có đơn vị ký tới 40 năm, BQL thôn ký đến 20 năm. Một số chủ trang trại sử dụng đất sai so với dự án đã được phê duyệt, xây dựng nhà kiên cố. Đối với các xã khi lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp chưa quy hoạch khu phát triển kinh tế trang trại hoặc có lập xong còn thiếu thì cần rà soát lại nếu thấy cần thiết thì đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp.
Mặc dù các chủ trang trại được UBND huyện khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời cho phép chuyển đổi diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp sang phát triển mô hình kinh tế trang trại, trang trại tổng hợp kết hợp với mô hình VAC, đảm bảo quy mô diện tích từ 1,0 ha trở lên và có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhưng để làm được như vậy đòi hỏi nhiều thủ tục, quy trình thực hiện còn hạn chế.
4.2.2.2 Chính sách tín dụng
- Chính sách đầu tư, tín dụng hiện nay trên toàn tỉnh được áp dụng rộng dãi. Các chủ trang trại được tiếp cận tới nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển thông qua các buổi tuyên truyền chính sách, hội nghị…
+ Chủ trang trại được hưởng chính sánh ưu đãi theo các quyết định: số 46/2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
+ Chủ trang trại được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội các cấp theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn vay cho Quỹ quốc gia về việc làm; Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 09/12/2005 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg.
+ Chủ trang trại được vay vốn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
+ Ngoài các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh. Huyện trích một phần ngân sách để hỗ trợ cho các trang trại, mô hình VAC để mua giống cây trồng, vật nuôi và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các chủ trang trại, mô hình VAC.
Tuy nhiên việc áp dụng chính sách vào phát triển kinh tế trang trại cho các hộ gia đình còn gặp nhiều vướng mắc về thủ tục hành chính. Chủ trang trại trên địa bàn huyện được vay vốn với số vốn rất thấp, khoảng 30 đến 50 triệu đồng, thời hạn vay vốn ngắn (6 tháng - 1 năm đáo hạn 1 lần), lãi suất vay vốn với lãi suất thị trường, tỷ lệ trang trại được vay vốn với lãi suất ưu đãi rất thấp.
Chúng tôi tiến hành điều tra kết quả cụ thể như sau:
Bảng 4.21. Kết quả thăm dò ý kiến về việc áp dụng các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Nội dung Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Tổng số người được hỏi 90 100
Tổng số trang trại được hỏi 29 100
1. Đã vận dụng vào sản xuất NN
Đánh giá của người dân về hiệu quả của chính sách khi áp dụng
- Hiệu quả thực tế - Chưa hiệu quả thực tế - Bình thường 76 59 3 10 90 81,90 4,20 13,90 2. Số trang trại đã áp dụng chính sách 29 100
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Qua kết quả thăm dò ý kiến người dân về vấn đề này, chúng tôi thấy như sau: Hầu hết số người được hỏi đều nói rằng họ đã từng áp dụng những chính sách đã được tuyên truyền (90%) và làm nâng cao nhận thức của họ về sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra có số trang trại áp dụng chính sách về đất đai, chính sách hỗ trợ 100%. Do đó phương hướng canh tác của người dân, của trang trại chuyển dần sang định hướng tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô và áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác trồng trọt, chăn nuôi nhờ đó tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
4.2.3 Cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng cơ sở nông nghiệp là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển KTTT. Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng sẽ cản trở sự phát triển của trang trại trên các phương diện như: việc cung ứng các yếu tố đầu vào bị hạn chế; mua bán, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hạn chế việc tiếp cận thông tin và thị trường của các trang trại.
Hiện nay UBND tỉnh Bắc Ninh có ban hành Quyết định số 46/2016/QĐ- UBND, ngày 21/12/2016 “về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Trong quyết định có nêu rõ tại mục a,b của khoản 1 điều 5 trong quyết định: “Hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại tập trung: hỗ trợ 3 tỷ đồng/dự án, riêng đối với chăn nuôi bò sữa cao sản mức hỗ trợ là 05 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở
hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng, đồng cỏ và mua thiết bị. Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định của điểm a khoản này, được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 05 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên.
Tuy nhiên để phát triển nguồn lực tạo điều kiện cho các trang trại phát triển kinh tế đòi hỏi nguồn vốn lớn, đầu tư có quy hoạch. Việc đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi, điện sản xuất phần nào giúp cho các hộ vượt qua những khó khăn ban đầu khi khởi nghiệp. Đồng thời gắn liền phát triển kinh tế trang trại với mục tiêu chung xây dựng Nông thôn mới trên toàn huyện. Kết quả tới 12/2017 toàn huyện có 11/18 xã đạt chuẩn Nông thôn mới chiếm 64,7%.
Bảng 4.22. Đánh giá của các trang trại về cơ sở hạ tầng
ĐVT: %
TT Chỉ tiêu Tốt Bình thường Yếu
1 Đường giao thông 80 17 3
2 Hệ thống điện 100 - -
3 Hệ thống thủy lợi 70 20 10
4 Hệ thống chợ 67 23 10
5 Xử lý rác thải 100 - -
6 Hệ thống thông tin 70 25 5
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Qua nghiên cứu, đa số các trang trại đều đánh giá hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất của các trang trại đều ở mức bình thường, chỉ có một số trang trại nằm trong khu dân cư, nằm gần trung tâm xã thì mới đánh giá sự phục vụ sản xuất của cơ sở hạ tầng là tốt. Cụ thể đánh giá của chủ trang trại về cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của trang trại được thể hiện qua bảng 4.18.
4.2.4. Các yếu tố thời tiết, khí hậu, dịch bệnh
Yếu tố khí hậu, thời tiết là yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng rất lơn tới ngành nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng. Đây là những yếu tố tự nhiên có sự tác động vô cùng to lớn đến hoạt động của KTTT. Diễn biến thời tiết ngày nay ngày càng trở nên khắc nghiệt. Trong thời gian vừa qua thời tiết thay đổi thất thường mưa lớn, lũ lụt, hạn hán diễn ra liên tục, thời tiết thay đổi thất thường đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của ngành
nông nghiệp nói chung của các trang trại nói riêng. Biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng thời tiết bất thường là điều kiện phát triển dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại. Năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 dịch bệnh diễn ra liên tục và diễn biến phức tạp đặc biệt là dịch bệnh trên cây trồng. Có thể nói dịch bệnh là rủi ro lớn nhất đối với các chủ trang trại chăn nuôi và trồng trọt.
4.2.5. Các điều kiện sản xuất của trang trại
4.2.5.1. Trình độ của chủ trang trại và người lao động
Chủ trang trại thường là người đóng vai trò quan trọng và quyết định đến phương hướng sản xuất kinh doanh của các trang trại. Các yếu tố quyết định đến năng lực, trình độ quản lý trang trại, năng lực ra quyết định của chủ trang trại là: tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, giới tính của chủ trang trại. Lực lượng lao động của các trang trại là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh, cần được tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý, tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cho các chủ trang trại và những người lao động trong các trang trại... Chủ trang trại là người có trình độ thì việc tiếp thu những cái mới, tiến bộ mới nhanh hơn những chủ trang trại không có trình độ. Những chủ trang trại nào có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý tốt thì sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ tiến bộ vào sản xuất, dám đầu tư và quản