Nội dung nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 33)

2.1.5.1. Phát triển kinh tế trang trại là phát triển về mặt số lượng các trang trại

Phát triển KTTT là phát triển về mặt số lượng trang trại. Hiện nay số lượng trang trại ngày càng tăng có nghĩa là các hộ gia đình, các cá thể kinh doanh trang trại tăng lên. Từ việc nhân rộng số lượng các trang trại hiện tại; làm cho loại hình KTTT phát triển lan toả sang những khu vực khác để có thể thông qua đó mà phát triển thêm số cơ sở, làm tăng số các trang trại mới. Nhờ phát triển số lượng các trang trại sẽ làm cho các ngành kinh tế phát triển. Tiêu chí phản ánh sự phát triển số lượng các trang trại: số lượng trang trại tăng qua các năm, tốc độ tăng của số lượng trang trại , số lượng trang trại của từng ngành, từng khu vực, lĩnh vực sản xuất (Trần Kiên, 2000).

Trong cơ chế thị trường việc tăng số lượng các trang trại cần chú trọng phát triển những trang trại sản xuất nông sản hàng hóa đáp ứng được nhu cầu lớn của thị trường, sản phẩm có khả năng xuất khẩu, sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Sự phản ánh sự phát triển số lượng các trang trại thể hiện cụ thể qua: + Số lượng trang trại tăng qua các năm,

+ Tốc độ tăng của số lượng trang trại,

+ Số lượng trang trại của từng ngành, từng khu vực, lĩnh vực sản xuất.

2.1.5.2. Phát triển quy mô các nguồn lực của các trang trại

a. Nguồn lực đất đai

Đất đai có vị trí quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và đối với kinh tế trang trại nói riêng. Mặc dù vậy nguồn lực đất đai rất có hạn chế, trong điều kiện nước ta mức diện tích tự nhiên theo đầu người thấp hơn thế giới tới 6 lần (0,55ha/3,36ha) xếp vào hàng thứ 135, thuộc nhóm các nước có mức bình quân đất đai thấp nhất thế giới. Trong đó bình quân đất nông nghiệp nước ta đạt 0,1ha/người, bằng 1/3 mức bình quân thế giới (Nguyễn Thế Nhã và Vũ Đình Thắng, 2004).

Nguồn lực về đất đai cho phát triển KTTT phải xem xét trên các tiêu chí: + Phân loại theo hình thức sở hữu: Đất thuộc quyền sở hữu, đất đấu thầu, đất nhận chuyển nhượng.

+ Phân theo loại đất: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất chăn nuôi, diện tích đất mặt nước, đất khác.

b. Nguồn lực về vốn

Nếu đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp thì vốn là yêu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ một lĩnh vực sản xuất kinh doanh chứ không riêng gì trang trại. Đặc biệt trong xu thế hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế các trang trại muốn đứng vững và phát triển cần một lượng vốn cố định để có thể đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật canh tác tiến bộ vào sản xuất, từ đó giúp tăng năng suất cây trồng vật nuôi và các dịch vụ của trang trại đạt được hiệu quả cao. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn lực về vốn trong nông nghiệp nước ta đang là yếu tố hạn chế. Vốn tự có trong nông dân ít ỏi. Nguồn vốn ngân sách mỏng, nguồn thu cho ngân sách thấp và chưa ổn định, hàng năm ngân sách còn bội chi (Nguyễn Thế Nhã và Vũ Đình Thắng, 2004).

c. Nguồn lực về lao động

Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng phản ánh nguồn lực sản xuất của trang trại, đồng thời quy mô và cơ cấu lao động cho biết trình độ và khả năng sử dụng nguồn lao động của từng trang trại. Nguồn nhân lực của nước ta rất phong

phú, hiện lao động nông nghiệp chiếm gần 70% tổng lao động xã hội, nhưng chưa được sử dụng hợp lý, một bộ phận lao động đáng kể thiếu việc làm, thu nhập thấp (Nguyễn Thế Nhã và Vũ Đình Thắng, 2004).

2.1.5.3. Phát triển về sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi trong trang trại

a. Về trồng trọt

Yếu tố trồng trọt trong KTTT đóng một vai trò tuy không lớn nhưng đối với trang trại cũng phần nào đem lại hiệu quả về kinh tế, góp phần tạo thêm thu nhập cho các chủ trang trại theo định hướng bền vững. Sản phẩm trồng trọ hiện nay gồm hai loại là sản phẩm thô và sản phẩm đã qua sơ chế. Tại sao cần phải nghiên cứu, phát triển sản phẩm đã qua sơ chế, đống gói đối với các trang trại? Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ làm nảy sinh thêm những nhu cầu mới, sự đòi hỏi và lựa chọn ngày càng khắt khe của khách hàng với các loại sản phẩm khác nhau, khả năng thay thế nhau của các sản phẩm (Bùi Bằng Đoàn 2009).

- Sự biến đổi danh mục sản phẩm của trang trại gắn liền với sự phát triển sản phẩm theo nhiều hướng khác nhau:

+ Hoàn thiện các sản phẩm hiện có; + Phát triển sản phẩm mới tương đối;

+ Phát triển sản phẩm mới tuyệt đối, bỏ các sản phẩm không sinh lời.

b. Về chăn nuôi

- Định hướng chăn nuôi là một trong những yếu tố cấu thành trong định hướng phát triển kinh tế trang trại. Xu hướng chăn nuôi ngày nay được đánh giá bởi khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì vậy nên sản phẩm trong chăn nuôi đóng góp vai trò phát triển bền vững của trang trại. Do vậy, trang trại phải cố gắng để có sản phẩm hàng hóa chăn nuôi cả về mặt số lượng và chất lượng cao. Ngày nay yếu tố về chất lượng sản phẩm chăn nuôi trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của trang trại. Do đó nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi của các trang trại sản xuất ra thì cần phải kiểm soát tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất từ khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, chế biến (Bùi Bằng Đoàn 2009).

c. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Để áp dụng được các tiến bộ khoa học, kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, các Viện, các Trường, các cơ

quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Nhà nước cần có cơ chế thích hợp trong việc thực hiện chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật – công nghệ mới phù hợp cho các trang trại, thúc đẩy nhanh việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Khoa học kỹ thuật có ảnh hƣởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế trang trại. Trong những năm qua nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật đã được áp dụng mạnh mẽ và nhanh chóng vào trong nông nghiệp. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá như là yếu tố đầu vào cho sản xuất của các trang trại đó là các loại vật tư, phân bón, giống cây con các loại, máy móc thiết bị... Chính những yếu tố đầu vào có chất lượng tốt đã tạo ra một khả năng to lớn góp phần tăng năng suất, sản lượng và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp.

Số lượng trang trại ngày càng tăng lên trong đó có nhiều trang trại đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh những loại cây trồng vật nuôi, những loại sản phẩm mới có năng suất và chất lượng cao hơn và do đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại một cách rõ rệt.

2.1.5.4. Phát triển các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

a. Liên kết sản xuất của các trang trại

Liên kết sản xuất trong trang trại là sự thiết lập các mối quan hệ giữa các trang trại thuộc cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các đối tác cạnh tranh hoặc giữa các trang trại có hoạt động mang tính chất bổ sung, nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất-kinh doanh, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở rộng thị trường mới.

Liên kết sản xuất giữa các trang trại có thể thông qua nhiều hình thức như: liên kết ngang, liên kết dọc và hiệp hội. Nhờ có sự liên kết giữa các trang trại đem lại lợi ích cho các bên tham gia rất lớn như sẽ làm tiết kiệm các nguồn lực nhờ giảm chi phí cạnh tranh, tăng khả năng linh hoạt của mỗi bên, giảm thiểu rủi ro nhờ chia sẻ trách nhiệm của mỗi bên tham gia (Bùi Bằng Đoàn 2009).

Các tiêu chí đánh giá sự liên kết sản xuất cúa các trang trại là: + Số lượng trang trại tham gia liên kết sản xuất kinh doanh, + Các loại hình liên kết, tổ chức hiệp hôi phát triển qua các năm.

b. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

giữa người mua và người bán hay nói ngắn gọn hơn thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu (Lê Đình Thắng ,1993, Mankiw, 2003).

Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như người sản xuất

Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Người sản xuất tiêu thụ hàng hóa phải thông qua thị trường, thị trường được coi là một nơi mà ở đó có người bán người mua tự tìm đến nhau để thỏa thuận nhu cầu của cả hai bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)