Các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Thuận Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 71)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA

4.1.2. Các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Thuận Thành

Trong những năm qua Ban chấp hành Đảng bộ các xã, thị trấn của huyện Thuận Thành đã tích cực tuyên truyền người dân thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân. Qua đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất với quy mô lớn theo hướng trang trại.

Bảng 4.4 Số lượng các loại hình trang trại của huyện Thuận Thành qua 3 năm (2015 - 2017)

TT Loại hình TT

Số lượng gia trại, trang trại trên

toàn huyện

Số trang trại đã được cấp chứng chỉ theo thông tư

27/2011 So sánh (%) 2015 2016 2017 2017-2018 16/15 17/15 BQ 1 Chăn nuôi 43 54 77 24 125,6 142,6 134,1 2 Nuôi trồng thủy sản 39 48 67 - 123,1 139,6 131,3 3 Trang trại tổng hợp 139 150 162 5 107,9 108,0 108,0 Tổng số 221 252 306 29 118,9 130,1 124,5

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thuận Thành (2017) Theo thống kê năm 2015 toàn huyện có 221 trang trại và gia trại, đến năm 2016 số trang trại, gia trại của huyện tăng lên là 252 trang trại, 2017 trên địa bàn huyện có 306 trang trại, gia trại. Các trang trại, gia trại ở huyện chủ yếu là các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Các trang trại tổng hợp, chủ yếu là các trang trại theo mô hình VAC, kết hợp giữa trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Từ bảng tổng hợp trên nhìn chung trang trại tổng

hợp chiếm đa số. Tính đến năm 2017 trang trại tổng hợp có 162/309 trang trại chiếm 52,9%, tiếp đến là trang trại chăn nuôi chiếm 25,2%, trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 21,9%.

Tuy nhiên theo thông tư số 27/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 14 tháng 03 năm 2011 thì số trang trại được UBND huyện phê duyệt và cấp chứng chỉ đủ điều kiện là trang trại có 29/306 trang trại. Số trang trại còn lại do chưa đủ điều kiện hoặc chưa hoàn thành hồ sơ thủ tục xin cấp chứng nhận trang trại đủ tiêu chuẩn theo thông tư này.

Từ cơ sở trên chúng tôi thu thập các tài liệu và tổng hợp được. Sự phân bổ của 29 trang trại được phân bổ trên các xã của huyện Thuận Thành như sau:

Bảng 4.5 Sự phân bổ trang trại trên toàn huyện TT Xã, Thị trấn Số trang TT Xã, Thị trấn Số trang

trại

Phân theo loại hình TT Trang trại chăn

nuôi Trang trại tổng hợp 1 Nghĩa Đạo 4 4 2 Trạm Lộ 2 1 1 3 Nguyệt Đức 3 2 1 4 Đại Đồng Thành 2 2 5 Ninh Xá 4 3 1 6 Ngũ Thái 2 2 7 Song Hồ 4 4 8 Gia Đông 4 2 2 9 Đình Tổ 2 2 10 Hoài Thượng 2 2 Tổng cộng 29 24 5

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Thuận Thành (2017) Từ bảng số liệu bảng 4.5 cho thấy, tổng số trang trại hiện có ở huyện Thuận Thành có 29 trang trại, gồm 2 loại hình chính: trang trại chăn nuôi (TTCN) có 24 trang trại chiếm 82,7%;Trang trại tổng hợp (TTTH) có 5 trang trại chiếm 12,7%; Trong đó nhiều nhất là trang trại chăn nuôi với 24 trang trại. Số lượng trang trại trải đều trên phạm vi các xã, thị trấn trong toàn huyện. Tập trung nhiều ở những xã có điều kiên thuận lợi: gần đường giao thông, gần trung tâm huyện thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá, bên cạnh đó lại có các dự án hỗ trợ từ bên ngoài là điều kiện tốt giúp KTTT phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)