Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức theo trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 58 - 64)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức theo trình độ

4.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Nghi Lộc

4.1.2.Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức theo trình độ

4.1.2.1. Về trình độ chuyên môn

Trong những năm gần đây trước thay đổi của tình hình mới, chất lượng công chức cấp xã được các cấp quan tâm và chú trọng. Trong đó thực hiện các chủ trương của nhà nước ,trên địa bàn huyện Nghi Lộc, chất lượng công chức cấp xã theo trình độ chuyên môn được quan tâm chú trọng rõ rệt, nhìn chung trình độ chuyên môn của các công chức cấp xã có chất lượng khá tốt, mỗi cá nhân công chức đã ý thức được sự đòi hỏi phức tạp của công việc hiện nay nên đã không ngừng thay đổi hoàn thiện bản thân hơn trong trình độ chuyên môn. Do đó trình độ chuyên môn của công chức cấp xã được nâng lên rõ rệt.

Bảng 4.2. Thực trạng công chức theo trình độ chuyên môn năm 2017

(Đơn vị: người)

Chức danh công chức

Trình độ chuyên môn Số

lượng Thạc sỹ Đại học đẳng Cao Trung cấp

Sơ cấp chưa qua

đào tạo

Trưởng Công an 28 0 13 1 14 0 Chỉ huy trưởng Quân sự 29 0 17 6 6 0 Văn phòng – Thống kê 59 4 49 2 4 0 Tài chính –Kế Toán 60 1 46 6 7 0 Địa chính – Nông nghiệp –

Xây dựng 82 2 61 8 11 0

Tư pháp – Hộ tịch 51 0 39 0 12 0 Văn hóa – Xã hội 58 1 52 1 4 0

Tổng 367 8 277 24 58 0

Qua bảng số liệu cho thấy đến năm 2017 số lượng công chức cấp xã là 367 công chức, trong đó trình độ thạc sỹ là 8 công chức, trình độ đại học là 277 công chức chiếm 46,01%, trình độ trung cấp là 136 công chức chiếm 41,72%. Sở dĩ trình độ trung cấp còn cao là do ở các xã có tuyển dụng con em địa phương hợp đồng một số chức danh bán chuyên trách nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, sau khi có chủ trương tuyển dụng nên đã đưa những người này vào xét tuyển công chức đưa vào biên chế từ những năm trước và được cho đi học tập đào tạo nghiệp vụ.

Số lượng công chức có trình độ Đại học năm 2015 là 150 công chức, năm 2016 là 189 công chức và đến năm 2017 trình độ đại học là 277 công chức, đây là sự tăng mạnh về trình độ chuyên môn từ trình độ chuyên môn thấp lên trình độ chuyên môn cao là đại học, so với năm 2015 là tăng lên 127 công chức, so với năm 2016 là tăng lên 88 công chức, ngoài ra trình độ sau đại học từ 4 thạc sỹ trong năm 2015 đến năm 2017 đã nâng lên thành 8 công chức có trình độ thạc sỹ. Số lượng công chức có trình độ cao đẳng ngày càng giảm xuống, đây cũng là một sự thay đổi theo đúng quy luật do một số công chức đã chủ động học tập nâng cao trình độ chyên môn của bản thân lên trình độ đại học cụ thể là năm 2015 số lượng công chức có trình độ Cao đẳng là 34 công chức thì đến năm 2017 còn 24 công chức. Số lượng công chức trung cấp cũng giảm đi rất lớn là từ năm 2015 số lượng công chức có trình độ trung cấp là 136 công chức thì đến năm 2016 chỉ còn lại 103 công chức giảm đi 33 công chức, đến năm 2017 thì công chức có trình độ trung cấp chỉ còn 58 người giảm so với năm 2015 là 78 công chức. Đến năm 2017 thì không có công chức trình độ sơ cấp và chưa đào tạo. Sau ba năm, từ bảng thống kê số liệu cho ta thấy rằng trình độ chuyên môn của công chức cấp xã tại địa bàn huyện Nghi Lộc đã đạt được kết quả theo hướng tích cực. Có được sự thay đổi như vậy từ năm 2015 đến năm 2017 là nhờ có sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền trong việc ban hành các chủ trương chính sách đúng đắn tạo điều kiện cho các công chức được nâng cao trình độ chuyên môn.

So với tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể

đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; thì số lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn.

Tuy nhiên chất lượng công chức trẻ có bằng đại học hệ chính quy vẫn còn ít, đa số vẫn là bằng đại học hệ tại chức, liên thông liên kế với các trường Đại học. Do vậy để nói lên trình độ chuyên môn của các công chức cấp xã thông qua số liệu bằng cấp thì chưa thể phản ánh được chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã hiện nay.

Bên cạnh đó, ngoài việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân từ các trường lớp đạo tạo thì, đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc cũng đã chủ động nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân thông qua thực tiễn làm việc dưới nhiều hình thức như trực tiếp xuống cơ sở trao đổi công việc với người dân, nắm bắt tình hình nguyện vọng của người dân, từ đó tìm cách tham mưu tháo gỡ giải quyết. Những vấn đề khó chưa giải quyết được thì chủ động trực tiếp liên hệ gặp gỡ các lãnh đạo, chuyên viên phòng ban cấp huyện để trao đổi học hỏi công việc chuyên môn cũng như những vấn đề liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình xử lý. Đây được coi là một trong những hoạt động thiết thực và tích cực nhất của đội ngũ công chức cấp xã nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã hiện nay.

4.1.2.2. Về trình độ lý luận chính trị, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

a. Về trình độ chính trị

Trình độ chính trị của đội ngũ công chức cấp xã được Ban thường vụ huyện ủy huyện Nghi Lộc hết sức quan tâm xây dựng và chú trọng đào tạo bồi dưỡng. Đây là một tiêu chí không thể thiếu trong công tác đánh giá chất lượng cán bộ công chức cấp xã hàng năm. Là nhiệm vụ hàng đầu của công tác tổ chức của Đảng. Do vậy từ năm 2015 đến năm 2017 trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc có xu hướng ngày càng tăng lên.

Từ bảng số liệu ta thấy rằng trình độ lý luận công chức cấp xã có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo đang còn nhiều và chưa có công chức nào có trình độ lý luận cao cấp.

Bảng 4.3. Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã năm 2017 (Đơn vị: người) (Đơn vị: người) Chức danh công chức Trình độ lý luận chính trị Số lượng Cao cấp lý luận, cử nhân Trung cấp Sơ cấp chưa qua đào tạo

Trưởng Công an 28 27 1

Chỉ huy trưởng Quân sự 29 29 0 Văn phòng – Thống kê 59 31 13

Tài chính –Kế Toán 60 17 24

Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng 82 18 36

Tư pháp – Hộ tịch 51 23 14

Văn hóa – Xã hội 58 24 15

Tổng 367 169 198

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Nghi Lộc (2017)

So với năm 2015 số công chức có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo là 173 công chức (chiếm 53,07% tổng công chức toàn huyện). Đến năm 2016 thì số lượng công chức có trình độ lý luận chính trị sơ cấp và chưa qua đào tạo là 161 người(chiếm tỷ lệ 48,65% ). Như vậy so với năm 2015 thì số lượng công chức cấp xã có trình độ lý luận chính trị có phần giảm xuống. Tuy nhiên số liệu công chức cuối năm 2017 có trình độ lý luận chính trị sơ cấp và chưa qua đào tạo tăng lên 198 công chức trong tổng số 367 công chức của toàn huyện là do năm 2017 số lượng công chức cấp xã được tuyển dụng được tăng lên.

Trong khi đó, số lượng công chức cấp xã có trình độ lý luận trung cấp có xu hướng tăng lên để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới. Cụ thể năm 2015 số lượng công chức cấp xã có trình độ Trung cấp là 153 công chức nhưng đến năm 2017 đã tăng lên 169 công chức cấp xã. Đây cũng là kết quả khả quan trong công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công chức cấp xã và cũng là điều kiện quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc.

b. Về phẩm chất chính trị

Phẩm chất chính trị của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc được đánh giá là tốt. Cụ thể đã có 318 công chức là đảng viên được kết nạp trong tổng số 367 công chức (tính đến ngày 31/12/2017), chiếm tỷ lệ 86,65% công chức cấp xã toàn huyện. Số lượng công chức cấp xã chưa được kết nạp phần lớn là công chức mới được tuyển dụng trong năm 2016 và năm 2017 chiếm tỷ lệ 13,35%. Đây là một tỷ lệ phản ánh đúng chất lượng phẩm chất chính trị của người công chức cấp xã trên địa bàn huyện, thể hiện được sự nỗ lực, cố gắng rèn luyện, công tác cũng như sự nhận thức, giác ngộ lý tưởng cách mạng đúng đắn của đội ngũ công chức cấp xã.

Bảng 4.4. Thực trạng công chức là đảng viên năm 2017

TT Đối tượng Số lượng công chức

(người) Tỷ lệ (%) 1 Đảng viên 318 86,659 2 Chưa vào Đảng 49 13,35 Tổng số 367 100

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Nghi Lộc (2017)

c. Về đạo đức lối sống và tác phong làm việc

Phần lớn đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Nghi Lộc có phẩm chất chính trị, đạo đức các mạng, tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa. Thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chi công vô tư”, tận tụy phục vụ nhân dân, là “đầy tớ” trung thành của nhân dân, ý thức được tinh thần trách nhiệm của mình trong công việc, nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn, những việc công chức không được làm trong khi thực thi công vụ. Công chức thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong chấp hành đường lối, Chủ trương, Chính sách, Pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đồng thời chấp hành tốt sự phân công, điều động, luân chuyển của tổ chức, có lối sống lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, không sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc, đảm bảo các hoạt động thực thi công vụ minh bạch, công khai, giữ vững phẩm chất đạo đức công vụ. Từ đó hiệu quả và chất lượng trong thực thi công vụ ngày một được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong công cuộc xây

dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. - Chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao

Về chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Nghi Lộc nhìn chung những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực, có sự nâng cao chất lượng trên các mặt phẩm chất lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng công tác….chất lượng tương đối phù hợp với sự phát triển của xã hội, bước đầu đáp ứng với yêu cầu của cơ chế quản lý mới.

- Về uy tín trong công tác và năng lực tổ chức, quản lý

Đánh giá chung về uy tín trong công tác của đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Nghi Lộc thì đa số công chức gây dựng được uy tín trong công việc, gây dựng được lòng tin của đồng nghiệp và người dân với đội ngũ công chức cấp xã, từ đó dần xây dựng vững chắc hơn lòng tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Về năng lực tổ chức, quản lý của đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Nghi Lộc có khả năng tổ chức, quản lý khá tốt, phần lớn công chức đã chủ động trong công tác, quản lý công việc một cách khoa học hơn, dần áp dụng công nghệ thông tin vào công việc, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

Những năm qua, trình độ năng lực của đội ngũ công chức chuyên môn được nâng lên, điều đó chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn của địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ. Mặt khác, cũng nói lên sự nỗ lực của đội ngũ công chức đã vươn lên để tiếp thu những cái mới. Đến nay, không còn những người chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã nói chung và công chức nói riêng đã được cải thiện và đổi mới. Kể từ khi có nghị định Luật cán bô, công chức năm 2008 và Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ, chính sách của công chức chuyên môn cấp xã được áp dụng chung đối với công chức nhà nước, đã tạo tâm lý yên tâm ổn định công tác đối với cán bộ, công chức. Từ chính sách thu hút nhân lực có trình độ cao, huyện đã thu hút một lượng lớn đội ngũ công chức có trình độ đại học bổ sung cho các xã, góp phần nâng cao chất lượng, giúp chuẩn hóa đội ngũ công chức cấp xã nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo chặt chẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hàng năm, đội ngũ công

chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về các lĩnh vực như: Lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.... Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ cấp xã ngày càng được chú trọng hơn, do đó chất lượng đội ngũ công chức các xã ngày càng được nâng lên so với trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 58 - 64)