Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của thành phố Hà Nội
Hà Nội
Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não về kinh tế và chính trị cả nước và là thành phố đi đầu về cải cách thủ tục hành chính đồng thời chú trọng xây dựng đội
ngũ công chức nhất trong cả nước. Ngoài công tác tuyển dụng, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức; công tác phân công bố trí công việc cho công chức; thì tác giả quan tâm nghiên cứu đến công tác đánh giá cán bộ, công chức tại thành phố Hà Nội (Đặng Văn Võ, 2018).
Thời gian qua, công tác đánh giá cán bộ, công chức có những mặt tiến bộ về nhận thức và cách làm. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 nhằm cụ thể hoá Luật Cán bộ, công chức, trong đó có những quy định về trình tự thủ tục đánh giá công chức. Thành phố Hà Nội đã chủ động cụ thể hóa các quy định của Trung ương để triển khai phù hợp tại địa bàn (Đặng Văn Võ, 2018).
Hằng năm, thành phố Hà Nội có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đến toàn bộ các đơn vị hành chính, sự nghiệp khối sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên; gắn với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá cán bộ, công chức. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức. Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức được gắn với các tiêu chí cụ thể cho từng đối tượng trong các loại hình tổ chức, cơ quan, đơn vị; gắn với chất lượng, hiệu quả công việc; được định lượng qua điểm trên phiếu đánh giá (Đặng Văn Võ, 2018).
Đánh giá công chức được dựa trên các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức tại Luật Cán bộ, công chức. Cụ thể căn cứ vào: Vị trí công việc, yêu cầu và trách nhiệm cơ quan, đơn vị phân công rõ ràng, cụ thể cho người công chức; sản phẩm công tác cụ thể của mỗi một chức danh, một người công chức trong thời gian đánh giá (tháng, quý, năm). Việc đánh giá công chức được thành phố Hà Nội rà soát đưa ra căn cứ đánh giá theo tiêu chí như sau: Đánh giá cán bộ được căn cứ vào: tiêu chuẩn cán bộ (tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể); hiệu quả công tác thực tế: hiệu quả về kinh tế; hiệu quả về xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể; hiệu quả về đoàn kết nội bộ; mức độ tín nhiệm của cấp dưới, đồng sự và của quần chúng; môi trường và điều kiện công tác, căn cứ vào trách nhiệm liên đới; đồng thời xem xét tổng thể các mối quan hệ xã hội và gia đình (Đặng Văn Võ, 2018).
các khâu khác, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức cũng như giúp công chức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của công chức; đánh giá đúng sẽ tạo điều kiện cho công chức phát huy được sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao(Đặng Văn Võ, 2018).