Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 71 - 76)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.3.Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

4.2. Đánh giá các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

4.2.3.Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã. Đào tạo, bồi dưỡng là con đường duy nhất để nâng cao kiến thức trong điều kiện đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đang bị thiếu hụt kiến

thức như hiện nay.

Để đạt được mục tiêu về nâng cao chất lượng cán bộ đã đề ra, trong những năm qua huyện Nghi Lộc đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng công chức, nhất là đội ngũ công chức chủ chốt cấp xã, chú trọng đào tạo về chuyên môn, lý luận chính trị, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng thực hành, xử lý tình huống đối với từng chức vụ, loại hình công việc. Cụ thể:

Từ năm 2015 – 2017, thực hiện kế hoạch đào tạo của Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, huyện Nghi Lộc đã cử trên 223 lượt công chức tham gia các lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, bồi dưỡng công tác thi đua- khen thưởng, bồi dưỡng công tác văn thư, bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ, bồi dưỡng về công tác cải cách hành chính,... cử 25 người đi học đại học hệ tại chức, 125 người đi học trung cấp lý luận chính trị.

Đánh giá nhận xét chung về các lớp đã đào tạo, bồi dưỡng cho công chức cấp xã: Nhìn chung công tác đào tạo bồi dưỡng công chức trong các năm qua đạt được những kết quả tốt, công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị được chú trọng, chất lượng các lớp bồi dưỡng được nâng cao, nội dung, chương trình từng bước được cải tiến, thiết thực và sát với cơ sở, đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, năng lực và phương pháp công tác cho công chức cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở mỗi địa phương. Tuy nhiên, công chức chỉ được đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là về chuyên môn trên lý thuyết mà ít có các lớp bồi dưỡng về kỹ năng mềm trong xử lý và giải quyết công việc cụ thể, do đó ít nhiều sẽ khó áp dụng vào thực tế hiện nay khi mà dân trí xã hội ngày càng tăng. Qua điều tra cán bộ công chức và cán bộ quản lý về công tác đào tạo bồi dưỡng công chức hiện nay thấy rằng việc đào tạo bồi dưỡng còn đang chưa tập trung về thời gian cũng như về nội dung, lý do chủ yếu là các buổi đào tạo đang còn phải lồng ghép giữa các ngày làm việc nên sự tiếp thu và nhận thức của các cán bộ công chức khi được học còn chắp vá chưa bao quát dẫn tới chất lượng phần nào sẽ bị ảnh hưởng.

Phương pháp đào tạo công chức cấp xã cũng được huyện hết sức quan tâm. Phần lớn công chức cấp xã là những người có trình độ chuyên môn và sự hiểu biết tiếp thu tốt có khả năng tự học hỏi, tự phân tích và đánh giá vấn đề. Do vậy phương pháp đào tạo cũng cần được đổi mới thường xuyên hơn nữa.

Nguồn kinh phí đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã của huyện Nghi Lộc giai đoạn 2015 đến 2017 được huy động từ nhiều nguồn, ngân sách nhà nước chi trả, chủ yếu là trích từ nguồn ngân sách địa phương và từ ngân sách từ Trung ương cấp theo chương trình mục tiêu quốc gia.

Bảng 4.11. Thực trạng về số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho công chức cấp xã (từ năm 2015-2017)

(Đơn vị tính: Lớp)

Các lớp đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn Số liệu các năm 2015 2016 2017

1. Lớp dài hạn

- Lớp trung cấp quản lý kinh tế 01 01 - Lớp trung cấp hành chính 01 01 01 - Lớp trung cấp lý luận chính trị 01 01 01 - Lớp đại học tại chức 01 01 01 2. Lớp ngắn hạn (tập huấn, bồi dưỡng)

- Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 02 02 02 - Lớp bồi dưỡng về công tác cải cách hành chính 03 03 04 - Lớp bồi dưỡng năng giao tiếp trong thực thi công vụ 01 01 01 - Lớp bồi dưỡng công tác thi đua- khen thưởng 01 01 - Lớp bồi dưỡng công tác văn thư 01

Tổng cộng 10 10 13

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Nghi Lộc (2017)

Ngoài các lớp đào tạo bồi dưỡng trên hàng năm các phòng ngành của Ủy ban nhân dân huyện Nghi Lộc còn tổ chức các buổi tập huấn về các quy trình các chính sách được nhà nước ban hành cho cán bộ công chức các xã để thực hiện công việc chuyên môn tốt hơn.

Qua bảng số liệu thu thập trên, ta thấy các lớp đào tạo qua các năm hầu như không có sự biến động nhiều, do đây là những lớp được tổ chức định kỳ hàng năm, với số lượng lớp như vậy hàng năm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nâng cao kiến thức cho đội ngũ công chức trong giai đoạn hiện nay. Nhưng một vấn đề bất cập trong thời đại ngày nay: thời đại công nghệ thông tin, thời đại hội nhập – kinh tế quốc tế, việc trang bị kiến thức tin học đối với cán bộ công chức chuyên môn cấp xã lại càng trở nên cần thiết. Máy tính là công cụ có vai trò rất quan trọng trong

việc nâng cao hiệu quả công việc, nó giúp cho công việc được tiến hành nhanh chóng. Những kiến thức về tin học mà công chức xã cần là: tin học căn bản, tin học văn phòng, khai thác một số phần mềm nghiệp vụ,... nhưng qua thực tế tìm hiểu thì các lớp đào tạo về tin học dành riêng cho công chức cấp xã hầu như không có hiệu quả nhiều vì đa phần các đối tượng chưa biết sử dụng máy tính đều đã nhiều tuổi nên việc tiếp thu và thực hành về tin học là rất khó khăn.

Tuy nhiên, công tác đào tạo bồi dưỡng trên địa bàn huyện Nghi Lộc còn nhiều hạn chế, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của sở Nội vụ tỉnh Nghệ An.

Bảng 4.12. Kết quả số lượng công chức tham gia đào tạo theo nội dung đào tạo theo nội dung đào tạo

(Đơn vị tính: người)

STT Nội dung đào tạo bồi dưỡng Số công chức cấp xã, thị trấn được đào tạo Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp hộ tịch 38 42 51 2 Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán 62 60 60 3 Bồi dưỡng về các chính sách xã hội. 30 30 30 4 Bồi dưỡng nghiệp vụ quân sự 30 29 29 5 Bồi dưỡng nghiệp vụ về chương trình

nông thôn mới 72 68 73

6 Tập huấn về nghiệp vụ đất đai 158 162 172 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Nghi Lộc (2017)

Từ bảng số liệu các nội dung đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và công tác chuyên môn ta thấy rằng số lượng công chức tham gia đầy đủ. Nội dung đào tạo chủ yếu là các nội dung về sự thay đổi của các văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn công chức cấp xã nắm chắc hơn về chuyên môn và lồng ghép vào đó là phổ biến các chỉ tiêu, kế hoạch hoàn thành trong năm cũng như thảo luận các vướng mắc mà công chức cấp xã chưa có hướng giải quyết cụ thể.

Qua điều tra 3 công chức cấp xã và 8 lãnh đạo trên địa bàn cho thấy rằng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cho thấy có tới 50% ý kiến đánh giá chung là công tác đào tạo bồi dưỡng hiện nay là chưa tốt, 31,6% cho là tốt, còn lại 18,4% là không có ý kiến. Một số nguyên nhân được đưa ra chủ yếu là do khi cử đi đào tạo, bồi dưỡng tập huấn các đơn vị cấp xã chưa rà soát kỹ về trình độ năng lực của từng cá nhân dẫn đến có sự đào tạo bồi dưỡng thừa về một số nội

dung và thiếu về một số nội dung khác; Lãnh đạo cho rằng việc đào tạo bồi dưỡng còn mang tính kế hoạch nên việc bố trí kinh phí để đào tào bồi dưỡng còn chưa được chú trọng về nội dung và quy mô.

Bảng 4.13. Đánh giá của lãnh đạo và cán bộ công chức cấp xã về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức

(Đơn vị tính: người)

Chức danh Tốt Chưa tốt Không có ý kiến

Lãnh đạo 2 6

Cán bộ, công chức 10 13 7

Tổng 12 19 7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Theo ý kiến của lãnh đạo các phòng ban cấp huyện và quản lý cấp xã cho rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã là chưa tốt. các ý kiến cho rằng cần phải thực hiện tốt về việc lựa chọn đối tượng để đào tạo tránh mất cân bằng trọng việc đào tạo và bồi dưỡng, bố trí thời gian đào tạo bồi dưỡng hợp lý và thời điểm đào tạo bồi dưỡng cụ thể để có cách quản lý phân công công việc hợp lý. Ngoài ra các ý kiên của lãnh đạo phòng ngành quan tâm nhất là về nội dung và phương pháp đào tạo chưa thực sự được quan tâm, nhiều công chức cấp xã đã phản ánh điều này lên các lãnh đạo cấp huyện và lãnh đạo cấp xã.

Bảng 4.14. Khảo sát cán bộ công chức về nhu cầu nội dung cần được đào tạo bồi dưỡng bồi dưỡng

(Đơn vị tính: người)

TT Nội dung đào tạo

Nhu cầu cần được đào tạo Nhu cầu rất cao Nhu cầu cao Nhu cầu trung bình Ít nhu cầu Không có nhu cầu 1 2 3 4 5

1 Chuyên môn, nghiệp vụ

liên quan công tác hiện tại 19 8 2 0 0 2 Quản lý nhà nước 24 0 2 4 3 Trình độ chính trị (cao,

trung, sơ cấp) 18 6 2 0 4

4 Ngoại ngữ 7 11 0 12

5 Tin học 20 8 0 2 0

Qua bảng điều tra 4.14 khảo sát về nội dung và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng thấy rằng có nhu cầu rất cao về đào tạo bồi dưỡng các nội dung thì có tới 63,3% cán bộ công chức có nhu cầu đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, 80% có nhu cầu đào tạo bồi dưỡng về trình độ quản lý nhà nước; 60% có nhu cầu đào tạo về trình độ lý luận; 23,3% về đào tạo ngoại ngữ; 66,7% có nhu cầu về đạo tạo tin học, phần tỷ lệ còn lại là do một số cán bộ công chức đã có tuổi nên không có nhu cầu cao trong việc đạo tào bồi dưỡng. Nhìn chung nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của cán bộ công chức vẫn rất cao và mong muốn của cán bộ công chức là được đào tạo càng sớm càng tốt để phục vụ công việc. Vì vậy trong thời gian tới huyện, tỉnh cần tổ chức, điều tra để tìm hiểu nhu cầu về nội dung đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng, xem họ còn thiếu kiến thức - kỹ năng gì để mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo sát nhu cầu của người học.

Qua số liệu phản ánh và các ý kiến của học viên ở trên cho thấy rằng hiện nay việc cử đối tượng và hỗ trợ kinh phí cho công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu. Nhưng bên cạnh đó đa phần các ý kiến của công chức cấp xã đều nêu lên những bất cập về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn mang nặng tính lý thuyết suông, giáo điều, thiên về lý luận chính trị, chưa đi sâu vào khoa học chuyên ngành, kỹ thuật tác nghiệp hành chính, nghiệp vụ quản lý Nhà nước và các kỹ năng mềm; thời gian đào tạo chưa bố trí hợp lý gây thụ động cho các cán bộ, công chức. Nội dung chương trình thường giống nhau cho nhiều đối tượng, kiến thức về nghiệp vụ còn khái lược sơ sài, vì vậy khi đi học về khó áp dụng vào thực tiễn để giải quyết công việc. Thời gian đào tạo thường bị rút ngắn để đảm bảo tiến độ nên một số nội dung giảng dạy chưa được sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 71 - 76)