Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 89 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng và giải pháp

4.4.1. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

Căn cứ Quyết định số 724/QĐ-UBND ngày 15/3/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt “Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2020” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Định hướng của tỉnh Nghệ An về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức giai đoạn 2015-2020 như sau:

* Đối với cán bộ cấp xã:

- 95% cán bộ có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Trong đó có 30% đến 40% có trình độ đại học.

- 100% cán bộ cấp xã hàng năm được bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, bồi dưỡng bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật tình hình kinh tế xã hội, nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước (mỗi năm tham gia ít nhất 1 khóa, mỗi khóa tối thiểu 7 ngày).

* Đối với công chức cấp xã:

- 100% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Trong đó có từ 40% đến 50% có trình độ đại học.

- 100% công chức cấp xã được bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước, bồi dưỡng bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật tình hình kinh tế xã hội, nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước (mỗi năm tham gia ít nhất 1 khóa, mỗi khóa tối thiểu 7 ngày)

Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã nhấn mạnh cần tập trung làm tốt một số lĩnh vực sau:

Một là: Thực hiện đúng nguyên tắc các cấp ủy Đảng thống nhất lãnh đạo

và quản lý đội ngũ công chức. Tiếp tục hoàn thiện các khâu nhận xét đánh giá, quy hoạch, luân chuyển bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. Cụ thể là thực hiện các bước, các khâu trong quy trình quy hoạch tuyển dụng, phân công bố trí, đánh giá và kiểm tra giám sát công chức theo hướng mở rộng dân chủ, thông tin đa chiều. Việc đánh giá phải công khai, khách quan, công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực công

chức. Trên cơ sở đánh giá đúng công chức mà bố trí sử dụng đúng công chức. Đánh giá, sử dụng đúng Công chức mới khuyến khích được những mặt tích cực và hạn chế tiêu cực trong con người cán bộ. Chú trọng phương châm quy hoạch "động và mở" hàng năm rà soát, điều chỉnh bổ sung kịp thời. Làm tốt công tác quy hoạch sẽ khắc phục được tình hình bị động, lúng túng về việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ thay thế ở một số cơ sở. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ để rèn luyện, phấn đấu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Có kế hoạch việc bố trí sắp xếp đội ngũ công chức theo đúng các quy định của trung ương và tỉnh. Tổ chức tốt việc thi tuyển công chức cơ sở theo quy định. Tăng cường tiếp nhận bố trí những sinh viên người địa phương đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học có thành tích tốt trong học tập và rèn luyện làm công chức cơ sở để tạo nguồn cán bộ chủ chốt.

Hai là: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng công tác

đào tạo, bồi dưỡng công chức ở cơ sở theo hướng chuẩn hóa công chức. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức ở cơ sở từ nay đến hàng năm. Đối tượng là cán bộ đương chức và dự nguồn các chức danh chủ chốt ở cơ sở. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chức danh về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, tin học. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính, pháp luật và kỹ năng hoạt động công tác ở cơ sở. Phấn đấu đến năm 2020 công chức xã, thị trấn trong tỉnh có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.

Nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và các trường, trung tâm của tỉnh được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện phục vụ công tác giảng dạy theo các tiêu chí phù hợp với quy mô, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ; kỹ năng sư phạm, tăng tính hấp dẫn các môn học, đồng thời có chính sách đãi ngộ phù hợp với đội ngũ giáo viên. Tăng cường quản lý các lớp học bảo đảm nghiêm túc trong giảng dạy và học tập.

Ba là: Tăng cường kiểm tra của các cấp ủy, chính quyền các cấp đối với

hệ thống chính trị cơ sở trong đó. Xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động; đủ sức đảm đương nhiệm vụ, thực sự là chính quyền phục vụ nhân dân, hoạt động theo pháp luật.

Bốn là: Xây dựng đội ngũ công chức xã, thị trấn đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, từng bước chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Năm là: Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ, công chức xã, thị

trấn nói chung và cán bộ chủ chốt nói riêng ở cơ sở. Cụ thể như việc chuyển xếp lương, chế độ nghỉ công tác, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Quan tâm xây dựng trụ sở, phương tiện, điều kiện làm việc của các xã, thị trấn, nhất là các xã thuộc miền núi, các xã vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)