Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
4.3.2. Phân tích các yếu tố chủ quan
4.3.2.1. Phân tích về tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật trong công việc
Đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Nghi Lộc đa phần đều có trách nhiệm với công việc, có phẩm chất tốt, có lối sống lành mạnh, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một bộ phận công chức yếu kém về phẩm chất, đạo đức chưa gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Qua thu thập thông tin và lấy ý kiến của người dân đã phản ánh được phần nào tinh thần làm việc cũng như trách nhiệm của người công chức. Đánh giá của người dân về tinh thần và thái độ, hiệu quả phục vụ công việc của công chức đối
với người dân. Khảo sát 3 đơn vị cấp xã lấy ý kiến của 54 người dân thấy rằng có tới 66,67% người dân thường xuyên giao dịch với công chức cấp xã và 33,33% là người dân thỉnh thoảng tiếp xúc với công chức cấp xã. Có 55,56% người dân rất hài lòng với thái độ phục vụ của người công chức; 29,63% là hài lòng với thái độ phục vụ của người công chức; còn 14,81% là người dân không hài lòng. Qua xin ý kiến lý do thì được người dân cho biết rằng sự hài lòng của người dân không phải cần ở thái độ tận tụy của người công chức mà người dân chỉ cần công việc của mình được hoàn thành đúng theo thời gian quy định. Một số ý kiến không hài lòng là do công việc của họ không được giải quyết thỏa đáng đúng thời gian, và bắt người dân chờ đợi khi thực hiện các thủ tục. Qua khảo sát về mức độ đáp ứng công việc thì có tới 74% người dân cho rằng trình độ công chức đáp ứng tốt công việc của mình và 26% người dân cho rằng công chức không đáp ứng được công việc. Như vậy ta thấy rằng tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật của người công chức còn chưa tốt khi xử lý công việc.
Bảng 4.18. Đánh giá của người dân về cán bộ công chức cấp xã
(Đơn vị: người) Đơn vị cấp xã Mức độ tiếp xúc Mức độ hài lòng Mức độ đáp ứng Thường xuyên Thỉnh Thoảng Rất hài lòng Hài Lòng Không hài lòng Đáp ứng tốt Không đáp ứng Nghi Lâm 12 6 8 5 5 12 6 Phúc Thọ 14 4 12 4 2 13 5 Quán Hành 10 8 10 7 1 15 3 Tỷ lệ (%) 66,67 33,33 55,56 29,63 14,81 74,07 25,93 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Một bộ phận công chức cấp xã khi triển khai thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao còn chậm, ỷ lại, chưa chủ động trong việc thực thi nhiệm vụ, chưa làm tròn trách nhiệm của người công chức, ỷ lại vào cấp trên, vẫn còn tình trạng chờ văn bản giao việc hoặc đôn đốc mới triển khai thực hiện, công tác tham mưu còn kém, hiệu quả chưa cao, việc phối hợp giữa các cấp, các bộ phận trong thực thi công vụ còn chưa chặt chẽ; trong giải quyết công việc một bộ phận công chức còn có biểu hiện gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, công dân.
Nhiều công chức còn vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, chưa chấp hành tốt các quy định và hương ước của nơi cư trú, một bộ phận không nhỏ
công chức còn sa sút về phẩm chất, đạo đức, tham gia vào các tệ nạn xã hội như đánh bạc, lô đề, cá độ bóng đá..., tham nhũng, quan liêu, hạch sách, hách dịch, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, “vô cảm” trước những yêu cầu bức xúc chính đáng của nhân dân, của xã hội.
Xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa phù hợp với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ công chức cấp xã phát triển chưa đồng đều. Tinh thần trách nhiệm, phong cách làm việc của đội ngũ công chức cấp xã còn yếu và chậm đổi mới. Hiện tượng lãng phí thời gian, đi muộn về sớm, làm việc riêng trong giờ hành chính như đọc mạng, tán chuyện, chơi game trên máy tính vẫn chưa được khắc phục và đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc. Thậm chí có một số công chức lợi dụng chức năng, nhiệm vụ chuyên môn để trục lợi cá nhân, gây bất bình và giảm lòng tin của nhân dân, lề lối làm việc tùy tiện, còn hiện tượng chưa thực sự làm việc theo pháp luật mà nặng nề về thói quen, tình cảm. Từ thực tế trên dẫn đến hiệu quả trong công việc của đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Nghi Lộc là chưa cao.
Do trình độ các mặt còn thiếu, kiến thức chuyên môn yếu, thiếu kinh nghiệm công tác nên khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin chậm; khả năng nắm và truyền đạt đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước vào quần chúng nhân dân còn bị hạn chế. Vì vậy, chất lượng công tác chưa cao, còn thiếu khả năng để hoàn thành nhiệm vụ một cách sáng tạo. Nhiều công chức còn kiêm nhiệm chức danh khác, hạn chế đến việc giải quyết nhiệm vụ chính của chức danh phụ trách.
Bảng 4.19. Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng của người công chức cấp xã
Nội dung khảo sát Số ý kiến (%)
- Sự bất cập trong phân công bố trí công việc cho cán bộ công chức 29,63 - Sự thiếu cơ sở vật chất ở nơi làm việc của cán bộ công chức 11,11 - Hạn chế kinh nghiệm của người cán bộ công chức 11,11 - Trình độ chuyên môn và lý luận của cán bộ công chức chưa cao 18,52 - Sự thiếu gương mẫu của một số cán bộ, công chức 64,81 - Sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân 22,22 - Ý thức chấp hành pháp luật của người dân 37,04
- Nguyên nhân khác 18,52
Từ thông tin điều tra 54 người dân về nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ta thấy rằng có tới 64,81% ý kiến cho rằng công chức cấp xã thiếu gương mẫu và có tới 29,63% ý kiến cho rằng công chức cấp xã được phân công bố trí không hợp lý và có 37,04% ý kiến cho rằng việc chấp hành pháp luật của người dân chưa tốt, mặc dù người dân vẫn thừa nhận ý thức chấp hành pháp luật của người dân vẫn chưa tốt thì ta có thể nhận xét rằng trình độ chuyên môn của công chức cấp xã là khá tốt nhưng thái độ và việc phân công bố trí cho công chức vẫn đang còn có sự bất cập. Mặt khác một phần là do người dân chưa được hiểu rõ về các chính sách pháp luật, thủ tục hành chính mà người dân đang thực hiện nên khi đến thực hiện đã không chấp hành và thực hiện theo quy trình, tạo áp lực lên công chức cấp xã gây khó khăn trong việc xử lý chuyên môn của công chức cấp xã.
Một số công chức cấp xã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân về pháp luật đã có ý trục lợi cho cá nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trọng công tác quản lý nhà nước. Còn một số công chức còn sách nhiễu với người dân có thái độ không tôn trọng người dân khi đến làm việc còn có thái độ vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý các thủ tục hành chính khi người dân yêu cầu.
4.3.2.2. Phân tích về trình độ năng lực của cán bộ công chức
Thông qua số liệu thu thập, thấy rằng trình độ của người công chức cấp xã đã được cải thiện và hoàn toàn đáp ứng tốt công việc hiện nay. Đến năm 2017 toàn huyện không có trình độ sơ cấp. Trình độ sau đại học là 8 người, trình độ đại học là 277 người chiếm 75,5% công chức toàn huyện, một số cán bộ công chức đang được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn chưa được tốt nghiệp. Đa số là công chức cấp xã đã đáp ứng tốt công việc chuyên môn.
Bảng 4.20. Đánh giá của người lãnh đạo cấp xã về trình độ của công chức cấp xã của công chức cấp xã
(Đơn vị: người)
Nội dung đánh giá Chưa đạt Đạt ở mức
1 2 3 4 5 1.Trình độ lý luận chính trị 0 0 0 8 0 0 2. Trình độ quản lý nhà nước 0 0 7 1 0 3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ 0 0 0 2 6 0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Theo đánh giá của lãnh đạo thì cho rằng hiện nay công chức cấp xã trình độ lý luận chính trị còn ở mức trung bình. Trình độ quản lý nhà nước còn ở mức thấp cụ thể là ở mức trung bình thấp. Trình độ chuyên môn được đánh giá là khá và đã đáp ứng được công việc yêu cầu. Từ số liệu khảo sát trên thấy rằng năng lực và trình độ của công chức cấp xã phải được đào tạo bồi dưỡng hơn nữa và quan tâm về chiều sâu cũng như về chiều rộng để sớm được đáp ứng được công việc được giao trong thời kỳ hiện nay.
Tỷ lệ công chức có trình độ chuyên môn cao rất ít, trình độ hiện tại cơ bản được đào tạo theo hình thức vừa học, vừa làm, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, vì vậy có tính bảo thủ, gia trưởng, địa phương chủ nghĩa cao, phong cách làm việc chậm đổi mới, năng lực hạn chế nên các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng và bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Trình độ được đào tạo chưa phù hợp với công việc thực tế tại địa phương. Phương pháp làm việc chưa hiệu quả, kiến thức quản lý Nhà nước, kỹ năng nghiệp vụ hành chính, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật của một bộ phận công chức cấp xã còn yếu, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân chưa cao.
4.3.2.3. Phân tích về giới tính công chức cấp xã
Mặc dù tỉ lệ nam nữ trong đội ngũ công chức cấp xã cũng khá cân bằng. Tuy nhiên, về công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ chưa thực sự gắn với công tác quy hoạch. Tỷ lệ cán bộ nữ được đào tạo theo yêu cầu tiêu chuẩn hóa cán bộ chiếm tỷ lệ thấp so với nam giới. Vấn đề tạo nguồn chưa được quan tâm thích đáng, công tác quy hoạch công chức nữ còn chậm. Vì vậy, đội ngũ công chức nữ thiếu cả về số lượng và hạn chế về chất lượng.
4.3.2.4. Phân tích về độ tuổi công chức cấp xã
Đội ngũ công chức cấp xã trẻ dưới 45 tuổi chiếm 67,85%. Độ tuổi từ 45- 60 tuổi chiếm nhiều (khoảng 32,15%), đây là những người có thâm niên công tác, tuổi đời cao hạn chế rất lớn về ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính và xử lý công việc. Tỷ lệ trẻ hóa đội ngũ công chức chưa cao nên sẽ tạo ra hạn chế rất lớn về hiệu quả công việc cũng như chất lượng đội ngũ công chức cấp xã. Nhìn chung cơ cấu độ tuổi công chức cấp xã ở địa bàn huyện Nghi Lộc có xu hướng trẻ hóa và ngày càng đáp ứng tốt công việc hiện nay. Vì vậy cần có sự lồng ghép phân công bố trí công chức giữa các độ tuổi cho phù hợp để hiệu quả công việc được tốt nhất.