Phân tích các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 82 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

4.3.1. Phân tích các yếu tố khách quan

4.3.1.1. Phân tích chế độ, chính sách của Nhà nước và địa phương

Các chủ trương, chính sách của nhà nước khi được ban hành và đưa vào thực hiện tại địa bàn huyện Nghi Lộc đã tạo ra những thuận lợi và những khó khăn nhất định trong công việc đối với cán bộ công chức cụ thể là chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã. Các văn bản chính sách trong công tác quy hoạch, công tác tuyển dụng, công tác đào tạo bồi dưỡng, công tác đánh giá và công tác thanh kiểm tra, giám sát công chức của tỉnh Nghệ An đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trong toàn tỉnh nói chung và trong địa bàn huyện Nghi Lộc nói riêng.

Các văn bản chính sách này nhằm đưa đội ngũ công chức vào một chuẩn hóa về chất lượng của người công chức thúc đẩy người công chức được nâng cao về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp trong công việc. Ngoài ra các chính sách đãi ngộ và các chế độ khen thưởng xử lý kỷ luật vẫn đang còn nhiều bất cập chưa thỏa đáng cho đội ngũ công chức cấp xã dẫn đến chất lượng làm việc của đội ngũ công chức cấp xã phần nào cũng bị ảnh hưởng làm ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã.

Công tác quy hoạch chưa rõ ràng còn thể hiện một số hạn chế. Một số địa phương chưa chuẩn bị kịp đội ngũ công chức nên vừa thừa lại vừa thiếu, lại không đồng bộ, chậm khắc phục nên hẫng hụt cả về lượng và chất. Một số địa phương có xu hướng “khép kín” trong bố trí công chức làm cho sự năng động, sáng tạo không được phát huy. Trong đó xuất hiện việc cục bộ địa phương không ít xảy ra, đã xuất hiện tư tưởng dòng họ trong quá trình thực hiện công tác cán bộ.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã có hiệu quả cao thì đòi hỏi sự tham gia vào cuộc của các cấp, các nghành rất là cần thiết, nhất là tại địa bàn cấp huyện mà trực tiếp đó là Phòng nội vụ huyện phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác tổ chức thực hiện từ các khâu công tác quy hoạch, công tác tuyển dụng, công tác phân công bố trí và đánh giá kiểm tra giám sát công chức cấp xã. Phải thường xuyên rà soát theo dõi các khâu đã thực hiện để rút ra được những kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hơn trong thời gian tiếp theo.

Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh về đội ngũ công chức, ngày 04/10/2013, Ủy ban nhân tỉnh đã ban hành Quyết định số 57/2013/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

và ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Thực hiện theo quyết định trên Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành kế hoạch tuyển dụng công chức, viên chức giai đoạn 2015 -2020 theo lộ trình kế hoạch thi tuyển và xét tuyển hàng năm những công chức có trình độ chất lượng tốt để thay thế những cán bộ công chức ở cấp xã không đáp ứng được những công việc có tính chất đòi hỏi chuyên môn cao hiện nay. Từ đó đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên toàn địa bàn huyện Nghi Lộc.

Trong thời gian qua, việc lựa chọn công chức tham gia đào tạo chưa hợp lý vì chưa xác định đúng nhu cầu đào tạo cho từng chức danh vị trí công tác. Việc lựa chon người đào tạo còn mang nhiều cảm tính, bị các quan hệ cá nhân chi phối vì vậy kết quả đào tạo không đạt được mục tiêu như mong muốn. Trên thực tế có những đối tượng chưa cần thiết phải đào tạo thì lại lại bắt buộc đào tạo trong khi nhiều đối tượng khác cần được đào tạo lại không được tham gia đào tạo. Hơn nữa, việc phân biệt đối tượng đào tạo không được rõ ràng nên chương trình đào tạo không phù hợp với từng đối tượng. Thực tế công chức được đào tạo chủ yếu đào tạo ngoài công việc, việc đào tạo trong công việc dưới sự hướng dẫn của các công chức có kinh nghiệm bị hạn chế. Đào tạo trong công việc chỉ được áp dụng đối với công chức thực tập, họ được hướng dẫn các kỹ năng thực hành là chủ yếu.

Đối với công chức có chuyên môn, việc đào tạo chủ yếu là ngoài công việc thông qua việc đi tham quan các lớp học chính quy hay tại chức ở các cơ sở đào tạo trong nước. Các phương pháp nghiên cứu tình huống, mô phỏng, trò chơi quản trị hầu như không được áp dụng. Việc luân chuyển cán bộ ít được thực hiện và chưa có tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá, tốn nhiều kinh phí, thời gian…

Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bộ máy chính quyền còn hạn chế, lãnh đạo xã chưa chú trọng. Việc đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu dựa vào sự chủ động của công chức là chính trong khi các địa phương vẫn chưa xây dựng cho mình một đề án hoặc xác định lượng công chức cần đào tạo để phối hợp với chính quyền cấp trên. Bên cạnh đó, một số công chức nhận thức chưa đúng về đào tạo, coi nặng bằng cấp, động cơ chủ yếu của việc đi học không phải để nâng cao trình độ, chuyên môn, hiểu biết, năng lực công tác mà chủ yếu là có bằng cấp để đạt các tiêu chuẩn lên chức, lên lương.

Đội ngũ giảng viên của các lớp bồi dưỡng do cơ quan nhà nước tổ chức vẫn còn nhiều bất cập như năng lực còn hạn chế, nhất là kiến thức, kinh nghiệm quản lý nhà nước và phương pháp giảng dạy. Đôi khi giáo viên chỉ là những báo

cáo viên. Bên cạnh đó, chương trình, nội dung đào tạo chưa phù hợp với từng chức danh chuyên môn, chưa phù hợp với tình hình thực tế, còn nặng về lý thuyết xa rời với thực hành

4.3.1.2. Phân tích môi trường làm việc trên địa bàn

Địa bàn huyện Nghi Lộc là một huyện có địa bàn phức tạp về mọi mặt. Do đó môi trường làm việc trên địa bàn huyện cũng hết sức phức tạp. Là một huyện có địa bàn rộng hàng năm chịu nhiều diễn biến phức tạp của khí hậu thời tiết, mùa hè có nắng nóng, gió Nam Lào, mưa bão nhiều. Tình hình dân số đông và có văn hóa tín ngưỡng tôn giáo đa dạng, phức tạp, một số có vùng miền cục bộ khép kín nên ảnh hưởng rất lớn tới công tác của công chức cấp xã dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức cấp xã hiện nay.

Một số xã vùng núi và vùng ven biển có trình độ dân trí thấp gây khó khăn rất lớn cho đội ngũ công chức cấp xã khi làm việc nhất là đội ngũ công chức trẻ mới được tuyển dụng và không có nhiều kinh nghiệm trong tiếp xúc với nhân dân. Do đó khi làm việc tại những địa bàn như vậy công chức cấp xã chịu rất nhiều áp lực từ người dân địa phương.

Hệ thống hạ tầng giao thông một số xã vùng núi và vùng ven biển còn chưa được hoàn thiện nên việc đi lại làm việc của cán bộ công chức cũng hết sức khó khăn khi muốn tiếp cận địa bàn nhất là vào mùa mưa lụt.

Do nguồn kinh phí của huyện vẫn còn thiếu nên cơ sở vật chất ở một số xã còn chưa được chú trọng như phòng làm việc chật chội về mùa đông thì lạnh về mùa hè thì nóng. Hạ tầng thiết bị thông tin còn lạc hậu và không ổn định dẫn đến hiệu quả giải quyết công việc của cán bộ công chức cấp xã bị ảnh hưởng đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)