Đánh giá công tác đánh giá công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 77 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

4.2.5. Đánh giá công tác đánh giá công chức

Công tác đánh giá công chức có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã. Thông qua công tác này mới có thể phát hiện được những hạn chế, bất cập nảy sinh từ cán bộ và công tác cán bộ. Qua đó kịp thời khen thưởng những nhân tố tích cực, xử lý nghiêm minh những sai phạm, có như vậy mới tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đồng thời nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã thì mới có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đối với những công chức chưa đạt chuẩn, luân chuyển, thay thế công chức yếu kém. Tăng cường

công chức có chất lượng cho những nơi thiếu ổn định, mất đoàn kết nội bộ.

Công tác đánh giá công chức cấp xã ở huyện Nghi Lộc hàng năm được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ nội vụ và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Ủy ban nhân dân huyện Nghi Lộc về việc đánh giá, phân loại công chức viên chức hàng năm. Hàng năm huyện Nghi Lộc ban hành Kế hoạch và hướng dẫn đánh giá công chức các xã từ đầu tháng 11. Việc đánh giá công chức thông qua nhiều hình thức như bình xét tập thể, bỏ phiếu kín và lấy ý kiến của các phòng ban cấp huyện để làm tiêu chí đánh giá.

Bảng 4.15. Bảng phân loại đánh giá, xếp loại công chức các năm

Năm

Mức độ phân loại đánh giá Hoàn thành xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành/hoàn thành nhưng còn hạn chế Không hoàn thành Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2015 41 12,58 232 71,16 47 14,42 6 1,84 2016 46 13,9 240 72,50 39 11,79 6 1,81 2017 55 14,99 251 68,39 48 13,08 13 3,54 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Nghi Lộc (2017)

Công tác đánh giá công chức tuy được đánh giá nhưng vẫn còn mang nặng tính hình thức, định tính chưa lượng hóa cụ thể được các tiêu chí thực hiện công việc, các vị trí khác nhau hầu hết cũng được đánh giá giống nhau. Do vậy hiệu quả đánh giá chưa cao. Do vậy, hiệu quả của công tác đánh giá chưa cao. Phần lớn, công chức cấp xã sau khi được bình xét, đánh giá đều hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị lại không có chuyển biến tích cực hoặc chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ được giao. Như vậy, có thể thấy việc đánh giá công chức cấp xã chưa gắn với việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Một nguyên tắc rất quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ nói chung và đánh giá cán bộ nói riêng, đó là phải khách quan, công bằng và vô tư, không thiên vị. Tuy nhiên, tại các xã, thị trấn của huyện Nghi Lộc, vẫn còn một bộ phận công chức cấp xã năng lực yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nhưng vẫn được đánh giá ở mức cao. Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản hướng dẫn về công tác đánh giá cán bộ, công chức. Trong đó, thẩm quyền đánh giá thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, qua khảo sát, tại nhiều xã, việc đánh giá vẫn thực hiện theo kiểu “bỏ phiếu

kín” và người đứng đầu vẫn cò tình trạng e ngại, nể nang, thiếu bản lĩnh, thiếu trách nhiệm hoặc thiếu khách quan, công tâm khi thực hiện đánh giá, phân loại. Thậm chí, có một số đơn vị muốn chạy theo thành tích, dẫn đến kết quả đánh giá, phân loại cuối năm, tỷ lệ cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ chưa phản ánh đúng chất lượng công tác trên thực tế.

Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá công tác đánh giá công chức cấp xã Nội dung điều tra Nội dung điều tra

Cán bộ công chức xã Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

1. Việc tổ chức đánh giá công chức hàng năm tại địa phương

- Có đánh giá 30 100,0

- Không đánh giá 0 0

2. Ý kiến về cách đánh giá công chức hiện nay

- Đúng thực chất 9 30,0

- Chưa đúng thực chất 21 70,0

3. Ý kiến về thời gian đánh giá công chức

- 6 tháng 1 lần 21 70,0

- 1 năm 1 lần 9 30,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua bảng số liệu trên, hiện nay công tác đánh giá công chức đã được thực hiện trên toàn huyện Nghi Lộc. Ý kiến đánh giá của công chức được hỏi cho rằng công tác kiểm tra đánh giá mang tính hình thức chiếm tỷ lệ cao 70,0% còn lại 30% là cho rằng công tác đánh giá công chức là đúng thực chất. Hiện nay công tác đánh giá công chức còn nhiều bất cập, việc đánh giá không hợp lý đã ảnh hưởng đến chất lượng công chức. Nếu việc đánh giá công chức tốt, kịp thời chắc chắn sẽ mang nhiều ý nghĩa tích cực cho cả hệ thống chính quyền cơ sở.

Về thời gian đánh giá công chức cấp xã, có 70,0% số người được hỏi cho rằng nên thực hiện 6 tháng 1 lần (tức là 1 năm đánh giá 2 lần) và số lượng công chức này cũng cho biết rằng nên đánh giá càng nhiều để sớm có những nhận diện đúng đắn hơn về chất lượng của công chức hiện nay. Tuy nhiên lại có ý kiến 30,0% công chức lại cho rằng chỉ nên đánh giá công chức một năm một lần nếu công tác đánh giá đó thể hiện đúng thực chất, đánh giá nhiều mà chất lượng thấp thì không cần thiết, tốn kém thời gian và tiền của nhà nước. Đây cũng là một ý

kiến mà tác giả đã phát hiện được trong quá trình điều tra thấy rõ được là công tác đánh giá công chức còn mang tính cục bộ, hình thức và còn có phần chưa minh bạch trong công tác đánh giá của người lãnh đạo quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)