Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 53 - 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài chọn ra 3 xã, thị trấn trong huyện để làm điểm nghiên cứu, gồm thị trấn Quán Hành, xã Nghi Lâm, xã Phúc Thọ. Những xã trên là những xã đại diện cho những vùng kinh tế trọng điểm của huyện Nghi Lộc, và là những xã thể hiện, phản ánh được rất rõ chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong thời gian qua và là những xã có cơ sở đánh giá rõ rệt nhất về chất lượng công chức cấp xã.

Thị trấn Quán Hành là đơn vị có trung tâm hành chính của huyện Nghi Lộc, nằm trên trục đường Quốc lộ Bắc - Nam, từ những năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, thị trấn Quán Hành được xây dựng thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Nghi Lộc. Năm 1986, trước yêu cầu phát triển của huyện, thị trấn Quán Hành được thành lập với diện tích trên 374.000 ha, có 9 tổ dân phố và 1 khối, dân số trên 5.900 người. Là đơn vị cơ sở được đầu tư với định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật, nhằm thực hiện các mục tiêu KT - XH của huyện; xứng tầm đô thị lớn trong hệ thống vùng đô thị “Vinh - Nghi Lộc - Cửa Lò”.

Xã Phúc Thọ là đơn vị cấp xã thuộc vùng đồng bằng ven biển có diện tích 6,11Km2, dân số là 8.300 người, đây là đơn vị cấp xã có thành tích tốt trong việc cải cách hành chính. Là xã duy nhất không có tổ chức tín ngưỡng tôn giáo hoạt động.

Xã Nghi Lâm là xã thuộc vùng miền núi, là trung tâm của 7 xã miền núi thuộc địa bàn huyện Nghi Lộc, là xã có địa bàn quản lý rộng, dân số là 7.500 người. Đây là xã có công tác cải cách hành chính tốt và có sự ổn định về kinh tế và xã hội.

Nhìn chung 03, xã, thị trấn được chọn làm mẫu nghiên cứu đề tài là những xã thị trấn đại diện cho 3 vùng là đô thị, miền núi trung du và đồng bằng ven biển là những xã có những đặc thù riêng về kinh tế và văn hóa xã hội đại diện trên địa bàn huyện Nghi Lộc.

3.2.2. Thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp liên quan đến công chức ở các xã (Số lượng công chức, giới tính, độ tuổi; trình độ chuyên môn, trình độ lý luận và quản lý nhà

nước...) được thu thập thông qua các báo cáo từ phòng nội vụ huyện- và các xã trong địa bàn huyện.

Các thông tin số liệu về tình hình triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện (gồm các hoạt động: đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng; công tác tuyển dụng; công tác đánh giá cán bộ, công tác kiểm tra giám sát….) được thu thập từ các khóa đào tạo tại trường trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, từ ban tuyên giáo huyện ủy, ủy bản kiểm tra huyện ủy, phòng thanh tra, phòng nội vụ, văn phòng ủy ban nhân dân huyện.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a. Phỏng vấn cán bộ công chức cấp xã

Tổng số cán bộ công chức được phỏng vấn trong 3 đơn vị cấp xã được lựa chọn nghiên cứu dự kiến là 30 người. Mỗi xã sẽ được phỏng vấn 10 người trong đó sẽ phỏng vấn 7 công chức và 3 cán bộ. Các nội dung điều tra chủ yếu bao gồm thông tin cơ bản về người được phỏng vấn; ý kiến đánh giá của cán bộ công chức về các hoạt động tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng; bố trí sử dụng cán bộ; công tác đánh giá cán bộ….

b. Phỏng vấn người dân

Tổng số người dân được phỏng vấn là 54 người dân trong 3 đơn vị cấp xã được lựa chọn. Mỗi xã phỏng vấn 18 người dân là những người đã trực tiếp tham gia thực hiện các thủ tục hành chính về các lĩnh vực tại ủy ban nhân dân xã. Các nội dung điều tra chủ yếu bao gồm thông tin cơ bản về người được phỏng vấn; ý kiến đánh giá chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ công chức xã; một số góp ý về nâng cao chất lượng cán bộ công chức xã….

c. Phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý nhà nước về từng ngành liên quan

Cán bộ quản lý nhà nước về công chức của từng ngành trong đơn vị các xã là các cán bộ phòng quản lý cấp huyện; cán bộ phòng Lao động thương binh xã hội; phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tư pháp; phòng Nội vụ; cán bộ công đoàn trong huyện, xã. Chúng tôi dự kiến phỏng vấn sâu khoảng 8 cán bộ quản lý; Nội dung phỏng vấn tập trung vào tình hình chỉ đạo quản lý các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức liên quan đến từng ngành; những kết quả đạt được; những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động; và các giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết qua các phiếu điều tra và các báo cáo, số liệu sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel để tính toán, so sánh các chỉ tiêu, tìm ra được các chỉ tiêu biến động. Đó cũng là cơ sở để chúng ta phân tích, tìm ra những nguyên nhân, những tồn tại, bất cập trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cũng như từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc

3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Dùng phương pháp này để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý và sử dụng công chức ở cấp xã, mô tả hiện trạng môi trường làm việc, các cơ chế chính sách của Nhà nước quản lý công chức cấp xã đang được áp dụng và các quyền lợi mà công chức cấp xã được hưởng.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý, sử dụng công chức ở cấp xã từ đó đưa ra đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xã.

c. Phương pháp ma trận SWOT

Sau khi xác định yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, có thể tiến hành lập một ma trận SWOT. Khi xây dựng ma trận có thể xảy ra trường hợp là có quá nhiều yếu tố cơ hội hoặc nguy cơ. Do đó, nhà quản lý cần xác định được cơ hội và nguy cơ chủ yếu trong quá trình hình thành chiến lược.

Phương pháp này mang lại lợi ích trong việc phát họa có tính gợi ý cho việc đề ra chiến lược giải pháp về tổ chức và sử dụng lao động.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

- Số công chức cấp xã (giới tính, độ tuổi) - Thời gian làm việc, vị trí làm việc - Trình độ chuyên môn

- Trình độ lý luận chính trị

- Đạo đức lối sống và tác phong làm việc.

3.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh các hoạt động đã được triển khai nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

- Số lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

- Số lượng công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng - Số lượng công chức được tuyển dụng có bẳng đại học - Số lượng công chức được tuyển dụng hàng năm

- Số lượng công chức được quy hoạch và tuyển dụng hàng năm. - Đánh giá công tác quy hoạch công chức cấp xã

- Đánh giá công tác tuyển dụng công chức cấp xã

- Đánh giá của lãnh đạo và công chức cấp xã về công tác đào tạo bồi dưỡng công chức

- Đánh giá của cán bộ, công chức về công tác phân công bố trí công việc

3.2.4.3. Các chi tiêu phản ánh ý kiến đánh giá về chất lượng công chức cấp xã

- Tỷ lệ người dân hài lòng với thái độ làm việc của cán bộ công chức - Tỷ lệ người dân hài lòng về trình độ chuyên môn của cán bộ công chức… - Ý kiến của người dân về nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)