Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức theo giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 64 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.3.Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức theo giới tính

4.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Nghi Lộc

4.1.3.Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức theo giới tính

Trong đội ngũ công chức cấp xã hiện nay, huyện Nghi Lộc đã làm khá tốt về cơ cấu giới tính trong đội ngũ công chức. Nhiều công chức là nữ giới được đánh giá rất cao về chuyên môn nghiệp vụ và năng lực trong công việc, tạo được niềm tin và uy tín trong nhân dân. Số liệu cho thấy sự chênh lệch giới tính trong đội ngũ công chức là không cao. Đây là một tín hiệu tích cực trong công tác cơ cấu cán bộ của huyện Nghi Lộc. Hàng năm huyện Nghi Lộc cùng các ban nghành đoàn thể rà soát chỉ đạo để tạo điều kiện hơn nữa cho công chức nữ giới phát triển hơn nữa về kỹ năng và công việc chuyên môn nhằm đáp ứng tốt công việc trong tình hình mới hiện nay.

Bảng 4.5. Số lượng và cơ cấu công chức theo giới tính năm 2017

(Đơn vị: người)

Chức danh công chức Số lượng

(người)

Cơ cấu (%)

Nam Nữ

Trưởng Công an 28 100,00 -

Chỉ huy trưởng Quân sự 29 100,00 - Văn phòng – Thống kê 59 37,28 62,72 Tài chính – Kế toán 60 25,00 75,00 Địa chính – Xây dựng và Nông nghiệp 82 64,63 35,37 Tư pháp – Hộ tịch 51 52,94 47,06 Văn hóa- Xã hội 58 44,82 55,18

Tổng 367 54,49 45,51

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Nghi Lộc (2017)

Thông qua bảng số liệu thống kê ta thấy rằng tỉ lệ công chức giới tính nam lớn hơn giới tính nữ. Cụ thể số lượng công chức giới tính nam là 200 người; chiếm 54,49% số lượng công chức giới tính nữ là 167 người; chiếm 45,51% trong tổng số 367 công chức hiện có. Ngành có nữ giới tham gia cao nhất là công chức Tài chính – Kế toán chiếm tỉ lệ cao nhất là 75%; Chức danh công chức cấp xã nam giới

chiếm tỷ lệ 100% công chức nam trong tổng số công chức là chức danh Trưởng công an xã và Chỉ huy trưởng Quân sự , đây là những chức danh đặc thù đòi hỏi phải là nam giới giữ vị trí chức danh này. Nhìn chung sự phân bổ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc khá hợp lý và tỉ lệ chênh lệch giữa nữ giới và nam giới là không cao, đây cũng là một tín hiệu tốt trong sự phân công công việc cũng như cân bằng về giới tính. Mặt khác sự phân bổ các chức danh công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc thể hiện tính hợp lý ở từng chức danh cụ thể như ngành kế toán tài chính đòi hỏi sự cẩn thận chặt chẽ thì nữ giới được phân công chiếm tỷ lệ lớn, trong khi đó các chức danh có đặc thù đòi hỏi có sức khỏe như chức danh Trưởng công an xã và Chỉ huy trưởng Quân sự thì nam giới chiếm tỷ lệ tuyệt đối. Do đó chất lượng công chức cấp xã cũng được nâng cao phần nào cũng là nhờ sự phân công hợp lý giới tính khi đảm đương công việc cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 64 - 65)