phương trong tỉnh
2.2.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của huyện Diễn Châu
Huyện Diễn Châu là một huyện có các yếu tố điều kiện tự nhiên và xã hội tương đồng với huyện Nghi Lộc. Là huyện có điều kiện kinh tế tương đối thuận lợi, có hai đường Quốc lộ 1A và Quốc lộ 7A đi qua. Là trung tâm văn hóa – kinh tế nằm trong khu vực phát triển kinh tế trọng tâm của tỉnh Nghệ An. Do vậy, công tác tổ chức, quản lý công chức cấp xã của huyện Diễn Châu có nhiều điểm mới và một số kinh nghiệm có thể ứng dụng vào điều kiện thực tế của huyện Nghi Lộc. Huyện Diễn Châu luôn luôn chú trọng xây dựng và thường xuyên đổi mới công tác cán bộ để phù hợp với tình hình mới; những cách thức đổi mới trong công tác cán bộ được cấp trên và các huyện luôn học hỏi kinh nghiệm là đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ, thực hiện công khai, minh bạch, khách quan, từ thông báo tuyển dụng công chức, quá trình tổ chức thi tuyển bảo đảm nguyên tắc dân chủ, đúng luật đến công khai người trúng tuyển ở các vị trí cần tuyển trên các phương tiện thông tin truyền thông rộng rãi. Từ đó chất lượng công chức cấp xã trong toàn huyện được nâng lên rõ rệt. Đạt hiệu quả giải quyết công việc, sự hài lòng của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân khi đến giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước từ huyện xuống xã. Song song với đổi mới công tác tuyển dụng công chức cấp xã cấp ủy, chính quyền huyện Diễn Châu còn chú trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công tác quản lý nhà nước, trình độ lý luận, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức trong toàn huyện thường xuyên. Ðến nay, 100% công chức tại các xã của huyện sử dụng hệ thống mạng điện tử liên thông để trao đổi thông tin, văn bản, góp phần giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, tăng tính chuyên nghiệp, hiện đại trong giải quyết công việc, nâng cao chất lượng phục vụ nhân
dân và các tổ chức. Ðặc biệt hơn nữa là huyện Diễn Châu còn xây dựng bố trí cán bộ công chức giải quyết công việc theo từng khâu độc lập thông qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã nên tạo được sự minh bạch trong công việc. Việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa để mọi người đến làm thủ tục hành chính tra cứu thông tin, đồng thời giám sát quá trình thực thi công vụ của cán bộ được thực hiện nghiêm túc (Phòng Nội vụ huyện Diễn Châu, 2017).
2.2.3.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của thành phố Vinh
Thành phố Vinh là một thành phố được đánh giá là thành phố năng động trong phát triển kinh tế và là trung tâm văn hóa của toàn tỉnh, không những được tỉnh Nghệ An coi trọng mà cấp Trung ương cũng rất quan tâm chú trọng theo dõi. Là thành phố nên trình độ dân trí ở đây rất cao cũng như nhu cầu phát triển kinh tế và văn hóa xã hội của thành phố hết sức mạnh mẽ. Ở đây ngoài công tác tuyển dụng công chức cho các phường xã được tổ chức bài bản và chặt chẽ, thì công tác đào tạo công chức cấp xã còn được chú trọng gấp bội. Công tác cải cách hành chính gắn với nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức là một trong những vấn đề mà Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Vinh tập trung chỉ đạo và xây dựng. Ban Thường vụ thành ủy thành phố vinh xác định, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tập trung chuẩn hoá đội ngũ cán bộ về nghiệp vụ và lý luận chính trị. Bên cạnh đào tạo, thành phố chú trọng bồi dưỡng theo hướng chuyên sâu và đúng người đúng việc. Các phòng ngành của thành phố thường xuyên thành lập từng tổ công tác trực tiếp xuống dưới cơ sở để hướng dẫn, đào tạo rèn kỹ năng, phương pháp giải quyết công việc thực tế cho công chức cấp phường xã. Đồng thời kiểm tra giám sát việc giải quyết công việc chuyên môn của từng công chức theo từng chức danh liên quan. Nhờ thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nên chất lượng công chức ở cấp phường xã thành phố Vinh được nâng cao rõ rệt. Thành phố Vinh tự xây dựng các quy trình tủ tục liên thông, thực hiện việc công bố, công khai các thủ tục hành chính và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết công việc, phí và lệ phí theo quy định để tổ chức, công dân biết tại bộ phận tiếp dân và trả kết quả hồ sơ hành chính. Đồng thời, áp dụng công nghệ thông tin và các quy trình thủ tục hành chính do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành vào việc quản lý, điều hành, đã tạo thuận lợi cho việc giám sát, kiểm tra của lãnh đạo và nhân dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ của công chức. Nhờ đó, công
chức cấp xã, phường của thành phố ngày càng vững về chuyên môn, nghiệp vụ, đạt chuẩn về lý luận chính trị, có thái độ, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Đây là nền tảng quan trọng để Đảng bộ thành phố Vinh giành được thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực (Phòng Nội vụ thành phố Vinh, 2017).
2.2.4. Một số bài học kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện Nghi Lộc
Từ thực tiễn kinh nghiệm quản lý công chức cấp xã tại huyện Diễn Châu và phố Vinh cho thấy việc nâng cao chất lượng công chức cấp xã có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Qua đó, những bài học kinh nghiệm rút ra đối với huyện Nghi Lộc như sau:
Một là, nhận thức rõ vai trò của công chức cấp xã
Cần nhận thức rõ và đúng đắn về vai trò của công chức cấp xã trong tình hình hiện nay. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển công chức cấp xã. Cần linh hoạt hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, cần đầu tư những lớp học, khóa học, chương trình đào tạo có nội dung và hình thức đào tạo phong phú, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế ngày càng hiện đại hóa.
Hai là, cần quan tâm chặt chẽ trong khâu tuyển dụng công chức cấp xã Xây dựng đồng bộ hệ thống quy hoạch, kế hoạch, giải pháp, từ khâu tuyển dụng, đào tạo tới sử dụng, kiểm tra và đánh giá công chức. Để nâng cao chất lượng công chức cấp xã, cần quan tâm và chú trọng hơn nữa tới hoạt động tuyển dụng, tuyển chọn công chức, xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với tình hình mới. Tổ chức thi tuyển công khai, công bằng, có các chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao về làm việc tại các xã, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng công chức. Quan tâm đầu tư và phát triển công chức trẻ. Có định hướng phát triển rõ ràng cho công chức để tạo tiền đề xây dựng đội ngũ công chức bền vững trong thời kỳ mới.
Ba là, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính ứng dụng công nghệ thông tin Chủ động cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các bộ phận, thủ tục hành chính để đảm bảo tính chính xác, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, chi phí, cho cơ quan và công dân. Đồng thời, việc áp dụng công nghệ thông tin cũng giúp cấp trên quản lý trực tiếp công chức được hiệu quả và xử lý các tình huống bất thường được kịp thời hơn.
Bốn là, xây dựng vị trí việc làm, tinh gọn bộ máy, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát.
Xây dựng vị trí việc làm, phân tích công việc, xác định khung năng lực và bản mô tả công việc cho các vị trí công việc. Qua bản mô tả công việc và phân công công việc sẽ xác định được cơ cấu, biên chế số lượng công chức thực hiện ở mỗi vị trí công việc là bao nhiêu, tiêu chuẩn cụ thể gồm những gì, từ đó sẽ hạn chế được tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt công chức, tinh gọn bộ máy và đảm bảo được hiệu quả hoạt động. Những công việc được phân công cụ thể sẽ là căn cứ quan trọng để tiến hành đánh giá chất lượng công chức, Quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ cấp xã. Có cơ chế khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm kỷ luật.
Năm là, tạo môi trường làm việc cho công chức
- Thứ năm, tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, hiện đại, xây dựng văn hóa công sở. Tạo động lực cho con người công chức phát huy tối đa hiệu quả công việc. Các cơ quan hành chính nhà nước đôi khi còn cứng nhắc, chưa chú trọng tới văn hóa công sở. Việc xây dựng hình ảnh người cán bộ công chức thân thiện trong tiếp xúc với đồng nghiệp và công dân, vững vàng về chuyên môn và nghiêm túc trong thực hiện nội quy, quy chế sẽ giúp người dân có thiện cảm hơn, yên tâm hơn khi tới làm việc tại các cơ quan hành chính các xã và nâng cao hiệu quả quản lý của địa phương đó hơn.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nghi Lộc nằm trong toạ độ từ 180 40 đến 18055 vĩ độ bắc, từ 105028 đến 105045 kinh độ đông. Phía bắc giáp huyện Diễn Châu và Yên Thành; phía nam giáp thành phố Vinh, huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn; phía đông giáp Biển Đông, thị xã Cửa Lò và huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh); phía tây giáp huyện Đô Lương.
Hiện nay, toàn huyện Nghi Lộc có 29 xã và 1 thị trấn (Thị trấn Quán Hành), trong đó có 7 xã miền núi: Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Hưng, Nghi Phương, Nghi Đồng, Nghi Công Nam, 6 xã ven biển: Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang, Nghi Xuân, Phúc Thọ.
Hình 3.1. Bản đồ huyện Nghi Lộc
Nguồn: UBND huyện Nghi Lộc (2016)
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, huyện Nghi Lộc có dân số 196.895 người, trong đó nam 99.160 người chiếm 50,36%, nữ 97.735 người chiếm 49,6%; dân số sống ở vùng thị trấn là 5.462 người chiếm 2,7%; vùng nông thôn là 191.433 người, chiếm 97,2%; vùng ven biển 40.078 người chiếm 20,3%; dân số theo đạo Công giáo là 47.989 người chiếm 24,3 %. Số người trong độ tuổi lao động là 115.681 người chiếm 58,8%, trong đó nam 58.418 người chiếm 29,7%, nữ 57.263 người chiếm 29%.
Nhìn chung địa hình có xu hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam và tương đối bằng phẳng. Các xã vùng tiếp giáp với Biển Đông độ cao thấp không đồng đều nhau, ở dạng cục bộ xen kẽ kiểu làn sóng như ở các xã Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết.
Bảng 3.1. Diện tích đất của các xã thuộc huyện Nghi Lộc năm 2017
STT Đơn vị Diện tích đất ( ha ) Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Tổng 1 Thị trấn Quán Hành 252,64 131,25 1,78 385,67 2 Xã Nghi Văn 2523,42 692,51 37,25 3253,2 3 Xã Nghi Yên 1965,51 399,75 65,25 2430,5 4 Xã Nghi Tiến 854,70 166,07 40,23 1061 5 Xã Nghi Hưng 1251,71 232,84 50,13 1534,7 6 Xã Nghi Đồng 1220,52 233,64 24,88 1479 7 Xã Nghi Thiết 356,44 191,60 64,91 612,95 8 Xã Nghi Lâm 1810,23 528,94 59,92 2399,1 9 Xã Nghi Quang 586,47 251,74 49,97 888,18 10 Xã Nghi Kiều 2246,67 782,05 64,72 3093,4 11 Xã Nghi Mỹ 758,70 261,72 36,03 1056,5 12 Xã Nghi Phương 1152,01 279,16 23,49 1454,7 13 Xã Nghi Thuận 583,93 234,55 40,53 859,01 14 Xã Nghi Long 494,19 244,43 15,20 753,82 15 Xã Nghi Xá 329,64 287,42 17,29 634,35 16 Xã Nghi Hợp 279,07 86,46 10,13 375,66 17 Xã Nghi Hoa 348,51 135,84 13,15 497,5 18 Xã Nghi Khánh 283,97 110,23 16,87 411,07 19 Xã Nghi Thịnh 425,13 125,94 8,52 559,59 20 Xã Nghi Công Bắc 993,73 287,21 13,22 1294,2 21 Xã Nghi Công Nam 1953,23 327,30 20,72 2301,3 22 Xã Nghi Thạch 532,55 171,71 8,69 712,95 23 Xã Nghi Trung 579,74 204,07 16,95 800,76 24 Xã Nghi Trường 654,98 202,65 14,43 872,06 25 Xã Nghi Diên 502,38 162,45 21,44 686,27 26 Xã Nghi Phong 713,96 315,29 5,36 1034,6 27 Xã Nghi Xuân 399,79 213,34 3,64 616,77 28 Xã Nghi Vạn 689,21 223,20 47,54 959,95 29 Xã Phúc Thọ 338,03 264,30 9,96 612,29 30 Xã Nghi Thái 637,07 307,63 5,54 950,24 Tổng 25718,13 8055,29 807,74 34581,16
Theo số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Nghi Lộc, năm 2017 tổng diện tích tự nhiên của huyện Nghi Lộc là 34.581,16 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 25.718,13 ha (đất sản xuất nông nghiệp 16.352,43 ha, đất lâm nghiệp 8.734,20 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 503,26 ha, đất nông nghiệp khác là 128,26 ha); diện tích đất phi nông nghiệp là 8.055,29 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 807,74 ha.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Về kinh tế
Nền kinh tế Nghi Lộc phát triển khá đa dạng về các loại hình ngành nghề: Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Dịch vụ - Thương mại,… Trong những năm qua, kinh tế trên địa bàn huyện có những bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đạt năm khá cao, bình quân đạt từ 9,2% đến 14,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng, trong đó tỷ trọng sản xuất ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện là 14.821,57 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa là 8.748,81 ha (chiếm 59%), diện tích đất trồng cây công nghiệp là 6.027,6 ha (chiếm 40,7 %), diện tích đất nuôi trồng thủy sản 492,43 ha (chiếm 33,19%). Cho đến nay, Nghi Lộc vẫn là huyện nông nghiệp, song nông nghiệp Nghi Lộc đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi với nhiều vùng sản xuất tập trung chuyên canh về rau màu, củ quả các loại, sản xuất lúa giống, lúa thuần...
Với công nghiệp, trong những năm gần đây, Nghi Lộc đã thực hiện giải phóng mặt bằng, quy hoạch và xây dựng Khu công nghiệp Nam Cấm, Khu công nghiệp Hemaraj và khu du lịch sinh thái do tập đoàn FLC đầu tư tại 11 xã: Nghi Đồng, Nghi Thuận, Nghi Hoa, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Thịnh, Nghi Hợp, Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang. Đến nay, đã thực hiện thu hút được 40 nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất và 3 tiểu khu công nghiệp vừa và nhỏ đi vào hoạt động tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhân dân đồng thời khai thác có hiệu quả các nguồn lực các xã trên địa bàn. Các làng nghề được quan tâm đầu tư để phát triển. Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện đã có 22 làng nghề (trong đó có 20 làng nghề được Tỉnh công nhận) chuyên sản xuất các ngành nghề: Đóng tàu thuyền Trung Kiên, sản xuất mây tre đan xuất khẩu, sản xuất hương, bún bánh, bánh cốm, chổi đót, quạt sừ… Dịch vụ - thương mại có bước
phát triển mạnh và đa dạng hóa các loại hình. Đặc biệt các xã vùng ven biển đã gắn kết phát triển du lịch với dịch vụ - thương mại như vùng Bãi Hiền, Bãi Lữ thuộc các xã Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết; vùng ven Sông Lam của các xã Nghi Xuân, Phúc Thọ vừa phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế trên địa bàn, vừa tạo ra nhiều việc làm cho người dân theo hướng "ly nông không ly hương" (UBND huyện Nghi Lộc, 2018).
Mặc dù vậy, so với tiềm năng, lợi thế của huyện thì tốc độ phát triển kinh tế của các xã trên địa bàn huyện vẫn còn chậm, chưa phát huy hết các tiền năng, lợi thế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, tỷ lệ cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn cao song đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn chậm. Chưa xây dựng được các vùng chuyên canh lớn về sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp vẫn khó cạnh tranh trên thị