Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 55)

3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết qua các phiếu điều tra và các báo cáo, số liệu sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel để tính toán, so sánh các chỉ tiêu, tìm ra được các chỉ tiêu biến động. Đó cũng là cơ sở để chúng ta phân tích, tìm ra những nguyên nhân, những tồn tại, bất cập trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cũng như từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc

3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Dùng phương pháp này để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý và sử dụng công chức ở cấp xã, mô tả hiện trạng môi trường làm việc, các cơ chế chính sách của Nhà nước quản lý công chức cấp xã đang được áp dụng và các quyền lợi mà công chức cấp xã được hưởng.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý, sử dụng công chức ở cấp xã từ đó đưa ra đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xã.

c. Phương pháp ma trận SWOT

Sau khi xác định yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, có thể tiến hành lập một ma trận SWOT. Khi xây dựng ma trận có thể xảy ra trường hợp là có quá nhiều yếu tố cơ hội hoặc nguy cơ. Do đó, nhà quản lý cần xác định được cơ hội và nguy cơ chủ yếu trong quá trình hình thành chiến lược.

Phương pháp này mang lại lợi ích trong việc phát họa có tính gợi ý cho việc đề ra chiến lược giải pháp về tổ chức và sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 55)