Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2.Điều kiện kinh tế-xã hội

a. Về kinh tế

Nền kinh tế Nghi Lộc phát triển khá đa dạng về các loại hình ngành nghề: Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Dịch vụ - Thương mại,… Trong những năm qua, kinh tế trên địa bàn huyện có những bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đạt năm khá cao, bình quân đạt từ 9,2% đến 14,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng, trong đó tỷ trọng sản xuất ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện là 14.821,57 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa là 8.748,81 ha (chiếm 59%), diện tích đất trồng cây công nghiệp là 6.027,6 ha (chiếm 40,7 %), diện tích đất nuôi trồng thủy sản 492,43 ha (chiếm 33,19%). Cho đến nay, Nghi Lộc vẫn là huyện nông nghiệp, song nông nghiệp Nghi Lộc đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi với nhiều vùng sản xuất tập trung chuyên canh về rau màu, củ quả các loại, sản xuất lúa giống, lúa thuần...

Với công nghiệp, trong những năm gần đây, Nghi Lộc đã thực hiện giải phóng mặt bằng, quy hoạch và xây dựng Khu công nghiệp Nam Cấm, Khu công nghiệp Hemaraj và khu du lịch sinh thái do tập đoàn FLC đầu tư tại 11 xã: Nghi Đồng, Nghi Thuận, Nghi Hoa, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Thịnh, Nghi Hợp, Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang. Đến nay, đã thực hiện thu hút được 40 nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất và 3 tiểu khu công nghiệp vừa và nhỏ đi vào hoạt động tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhân dân đồng thời khai thác có hiệu quả các nguồn lực các xã trên địa bàn. Các làng nghề được quan tâm đầu tư để phát triển. Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện đã có 22 làng nghề (trong đó có 20 làng nghề được Tỉnh công nhận) chuyên sản xuất các ngành nghề: Đóng tàu thuyền Trung Kiên, sản xuất mây tre đan xuất khẩu, sản xuất hương, bún bánh, bánh cốm, chổi đót, quạt sừ… Dịch vụ - thương mại có bước

phát triển mạnh và đa dạng hóa các loại hình. Đặc biệt các xã vùng ven biển đã gắn kết phát triển du lịch với dịch vụ - thương mại như vùng Bãi Hiền, Bãi Lữ thuộc các xã Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết; vùng ven Sông Lam của các xã Nghi Xuân, Phúc Thọ vừa phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế trên địa bàn, vừa tạo ra nhiều việc làm cho người dân theo hướng "ly nông không ly hương" (UBND huyện Nghi Lộc, 2018).

Mặc dù vậy, so với tiềm năng, lợi thế của huyện thì tốc độ phát triển kinh tế của các xã trên địa bàn huyện vẫn còn chậm, chưa phát huy hết các tiền năng, lợi thế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, tỷ lệ cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn cao song đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn chậm. Chưa xây dựng được các vùng chuyên canh lớn về sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp vẫn khó cạnh tranh trên thị trường. Ngành nghề, du lịch, dịch vụ còn nhỏ lẻ, tính quy hoạch phát triển chưa cao. Khu công nghiệp vẫn chưa có các doanh nghiệp lớn đầu tư sản xuất, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút ít lao động, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Công tác quản lý tài nguyên, môi trường còn nhiều bất cập. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng ... còn nhiều tồn đọng. Quy hoạch khu công nghiệp Nam Cấm để kéo dài, gây khó khăn cho đời sống, sinh hoạt của người dân.

b. Về văn hóa - xã hội

Thực hiện Nghị quyết số 12 - NQ/HU về "Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện", trong những năm qua, việc đầu tư cơ sở vật chất trên lĩnh vực văn hóa xã hội được quan tâm đúng mức nhất là việc đầu tư xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, xây dựng làng văn hóa, đơn vị văn hóa. Có 57 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; 28 xã đạt chuẩn quốc gia về Y tế; 282 làng, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt tiêu chuẩn văn hóa là 86,7%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,55%.

Là huyện có 21/30 xã, thị trấn với 24,6% dân số là người theo đạo Công giáo nên mặt bằng dân trí không đồng đều. Vẫn còn hiện tượng học sinh vùng giáo, vùng biển bỏ học giữa chừng. Số lượng học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng ở các xã vùng giáo, vùng biển còn thấp. Những năm gần đây, tôn giáo trên địa bàn có nhiều hoạt động vi phạm đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở Nghi Phương, Nghi Thạch, Nghi Kiều, Nghi Phong, cũng tác động

không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ công chức nói chung (Chi cục Thống kê huyện Nghi Lộc, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 53)