Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Định hướng giải pháp phát triển chăn nuôidê trên địa bàn huyện Ba Vì
4.3.2. Giải pháp phát triển chăn nuôidê trên địa bàn huyện Ba Vì
4.3.2.1. Phát triển chăn nuôi dê bền vững
Phát triển chăn nuôi dê bền vững,chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất phát triểncả chiều rộng chiều sâu kết hợp với bảo vệ môi trường.
Áp dụng quy trình VietGAHP chăn nuôi dê sữa và VietGAHP chăn nuôi dê thịt. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất con giống - bao tiêu thức ăn - tiêu thụ sản phẩm. Chăn nuôi khép kín từ sản xuất con giống đến chế biến, tiêu thụ; sản xuất thức ăn, thuốc thú y chất lượng cao, tự động hóa chuồng trại,… để giảm được công lao động, giảm chỉ số tiêu tốn thức ăn, giảm giá thành; nhằm tăng năng suất, chất lượng vật nuôi, nhưng vẫn bảo đảm đạt được lợi nhuận cao và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Sản phẩm từ dê là sản phẩm “sạch”, phải bao gồm cả một quy trình từ con giống, thuốc thú y, thức ăn đầu vào đến chế biến sản phẩm và đưa thị trường cho đến chuồng trại chăn nuôi, chất thải từ chăn nuôi dê (gồm cả chất thải nước và chất thải rắn) cũng phải được xử lý triệt để.
Phát triển chăn nuôi dê cả về chiều rộng và chiều sâu là rộng về quy mô đàn, thị trường tiêu thụ sản phẩm và sâu là toàn diện lâu dài. Xây dựng kế hoạch dài hạncó chiến lực cụ thể, từng bước hướng tới hội nhập, trao đổi thông tin chăn nuôi cũng như đầu ra cho chăn nuôi dê.
Hướng phát triển chăn nuôi dê theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Bởi điều kiện đất đai ngày càng hạn hẹp thì chăn nuôi nhốt là phù hợp với rất hộ gia đình và nhiều xã. Mục đích của phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp là mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí chăn nuôi, giảm công lao động và chăn nuôi được tập trung. Để thực hiện được giải pháp này, các nông hộ chăn nuôi dê phải có một số tiêu chí: phải nắm vững kỹ thuật chăn nuôi dê; chuồng nuôi cao ráo, thoáng đãng, có mái che, đảm bảo diện tích đủ nuôi số lượng trên 30 con dê. Khó khăn ở phương thức chăn nuôi này là dễ gây ra ô nhiễm môi trường; phải xử lý chất thải chăn nuôi thật triệt để, các hộ chăn nuôi phải có hố ủ phân hoặc hầm biogas hoặc xử lý chất thải, đảm bảo các điều kiện thực hiện an toàn sinh học; phải thường xuyên tiêu độc, khử trùng, thu gom phân thải, giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ;tuân thủ lịch tiêm phòng theo định kỳ.
Chọn giống, là những giống lai (chuyên thịt, sữa hoặc sinh sản) để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và phải nhốt riêng từng loại. Ví dụ loại chuyên thịt riêng, chuyên sữa riêng vì kỹ thuật chăm sóc khác nhau và thuận lợi chăm sóc hơn.
Thức ăn, nước uống phải đảmbảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh.
Thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Thuốc thú y phải dùng đúng loại cho phép, có giấy chứng nhận và hướng dẫn của cán bộ thú y.
Chuồng trại, máng ăn uống, môi trường xung quanh và cơ thể dê luôn luôn được sạch sẽ, phải được vệ sinh hàng ngày và tiêu độc, khử trùng theo chế độ phòng bệnh của thú y.
Ghi chép lại quá trình chăm sóc để theo dõi từng giai đoạn phát triển của đàn dê, phù hợp với chế độ thức ăn, thúc đẩy phát triển đạthiệu quả kinh tế cao nhất.
Thường xuyên kiểm tra đàn dê khi có biểu hiện không bình thường, cần can thiệp ngay.Trường hợp trong chuồng có con bị chết vì bệnh dịch thì phải lập tức thực hiện chế độ khử trùng theo hướng dẫn của thú y.
Sau khi xuất toàn bộ vật nuôi phải tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng trại theo chế độ tổng vệ sinh và khử trùng trước khi nuôi lứa mới.
Nếu có diện tích đất rộng có thể kết hợp sử dụng phân ủ làm phân bón cho cây trồng (ví dụ: cây chè, cây sắn, cây ngô, lạc,mía, chuối…) và đồng thời dùng cây trồng đó làm thức ăn cho dê.
4.3.2.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm từ dê là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi, là mục tiêu cơ bản quyết định đến sự phát triển chăn nuôi dê, vì vậy thị trường và giá bán được người chăn nuôi quan tâm và là nỗi lo thường xuyên của người chăn nuôi. Để tạo lập thị trường thu mua ổn định, cạnh tranh bình đẳng cần có những giải pháp sau:
Khai thác triệt để thị trường tiêu thụ tại chỗ để tăng số lượng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tại địa phương. Tích cực tìm kiếm thị trường bên ngoài, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dê thông qua giá, chất lượng, số lượng sản phẩm với các sản phẩm gia súc của các địa phương khác.
Mở rộng hệ thống trạm trung chuyển, điểm thu mua sản phẩm chăn nuôi. Liên kết với các doanh nghiệp để thu mua, chế biến các sản phẩm chăn nuôi, sản xuất thức ăn, thuốcthú y, trang thiết bị chăn nuôi.
Kết hợp với thế mạnh huyện có nhiều điểm du lịch nhất cả nước, đầu tư xây dựng những nhà hàng chuyên các món ăn từ dê, các điểm nghỉ chân của du
khách để quảng bá sản phẩm được chế biến từ dê. Từ đó xây dựng trong tiềm thức của khách thập phương khi nhắc tới Ba Vì là nhắc tới món ngon đặc sản được sản xuất thật chất lượng, thật đặc trưng chứ không chỉ làsữa vàbánh sữa.
thành mạng lưới tiêu thụ các sản phẩmchăn nuôi dê với số lượng lớn và ổn định. Đồng thời tăng cường quảng bá sản phẩm từ chăn nuôi dê, đánh mạnh vào chất lượng của sản phẩm. Ví dụ: sản phẩm không chất bảo quản; vai trò, tác dụng của các sản phẩm từ chăn nuôi dê đối với sức khỏe con người; hoặc cạnh tranh để đưa sản phẩm của dê vào các công ty thì đánh mạnh vào giá thành…
Đẩy mạnh và đa dạng các sản phẩm chế biến tại địa phương như: bánh sữa, sữa chua, kem, caramen, phomat... thêm vào đó là thành phần từ thiên nhiên như sữa chua nha đam, sữa chua trà xanh, hạt lựu… nhằm thu hút sức mua của
khách hàng. Nâng cao chất lượng chế biến theo công nghệ khép kín, tiệt trùng 100% và không chứa chất bảo quản từ đó xây dựng và quảng bá thương hiệu, quảng báhình ảnh.
Quy hoạch lại các chợ đầu mối buôn bán gia súc sống ra một nơi riêng biệt. Hàng ngày dọn vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc, khử trùng. Lực lượng thú y phải kiểm dịch, đảm bảo gia súc không bị bệnh mới được phép buôn bán, giết mổ và đem đitiêu thụ.
Xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin thị trường chính thống từ huyện về xã, thôn và tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận được dễ dàng như thông qua các buổi họp, các bảng tin ở nhà văn hóa, qua loa phát thanh xã, bản. Các thông tin về giá cả các loại mặt hàng thức ăn chăn nuôi, giá sản phẩm gia súc trên thị trường, lượng cầu thị trường về sản phẩm gia súc,… để người dân có thể nắm bắt và dễ dàng điều chỉnh sao cho phù hợp với số tiền vốn của mình cũng như đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu.
Các sản phẩm từ thịt và sữa dê của huyện chưa có cơ hộiđưa ra thị trường
xuất khẩu. Nguyên nhân chính là chưa có hiểu biết và sự đầu tư nghiêm túc trong tìm hiểu, nghiên cứu thị trường xuất khẩu.Vì vậy, UBND huyện phải nhận thức rõ đây là lĩnh vực có tác động mạnh đến phát triển chăn nuôi dê cũng như khai thác được tiềm năng kinh tế của địa phương và cần có chính sách đầu tư vào thị trường này.
4.3.2.3. Giải pháp về quy hoạch phát triển chăn nuôi dê
Đây là giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài và quan trọng trong quá trình phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi dê nói riêng của huyện Ba Vì.
Để thực hiện tốt quy hoạch cần phải có một số giải pháp sau:
phát triển chăn nuôi hộ, trang trại, khu công nghiệp giết mổ, chế biến thực phẩm và cây thức ăn phù hợp với quy hoạch chung về kinh tế, xã hội của ngành và của địa phương. Quy hoạch phát triển chăn nuôi dê phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của từng khu vực. Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất dài hạn để các chủ hộ, chủ trang trại yên tâm chăn nuôi.
∗ Chính quyền địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện giải quyết các thủ tục thuê đất với thời hạn ngắn nhất để đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và tạo lòng tin khi người dân có nhu cầu quy hoạch phát triển chăn nuôi dê.
∗ Quy hoạch mạng lưới thú y tránh các thiệt hại, rủi ro trong quá trình sản xuấ chăn nuôi dê.Yêu cầu các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ phải cam kết bảo vệ môi trường theo quy định. Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch.
∗ Quy hoạch khu vực sản xuất, lai tạo giống cùng với cơ sở thụ tinh nhân tạo nhằm nhân giống và cải tạo chất lượng đàn dê.
4.3.2.4. Giải pháp về vốn
Để có thểphát triển chăn nuôi dê, một yếu tố không thể thiếu đó là vốn. Có vốn mới có thể mua được giống vật nuôi, xây dựng chuồng trại, đầu tư vào dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi,… Huy động vốn và sử dụng nguồn vốn sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao luôn là vấn đề đặc biệt cần quan tâm không chỉ đối với phát triển chăn nuôi dê mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung.
Trước hết các nông hộ phải chủ động nguồn vốn của mình từ việc tiết kiệm chi phí đầu tư cho sản xuất. Sau đó, các hộ chủ động vay vốn từ các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi dê của Nhà nước, của các Hội.
Tận dụng các thế mạnh kinh tế - xã hội, văn hóa có sẵn để thu hút các nguồn đầu tư cho chăn nuôi dê. Chính quyền địa phương đề xuất và xin hỗ trợ từ Trung ương để đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng, đường sá giao thông, hệ thống thủy lợi…
Kêu gọi đầu tư vào phát triển chăn nuôi Ba Vì bằng nhiều khuyến khích và ưu đãi.Tranh thủ vận động những người con thành đạt xa quê hương về đóng góp, đầu tư giúp phát triển kinh tế địa phương; sử dụng hình thức người có điều kiện đầu tư mua giống dê cho các hộ nghèo chăn nuôi, đến khi dê sinh sản thì chủ đầu tư được một con dê hoặc quy đổi thành tiền.
viên học hỏi, trao đổi thông tin kinh nghiệm chăn nuôi dê. Chia sẻ về áp dụng công nghệ tiên tiến, khoa học kỹ thuật, giống dê kinh tế.Hỗ trợ lẫn nhau về vốn,
thông tin thị trường tiêu thụ hoặc giúp cho những nông hộ gặp khó khăn trong chăn nuôi dê.
Phía chính quyền, cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách cho vay vốn đối với các nông hộ phát triển chăn nuôi dê, đặc biệt chú ý đến thời gian và lượng vốn cho vay phù hợp với thời gian sản xuất. Nên hỗ trợ cả vềvốn con giống cũng như tiền nhằm khuyến khích mở rộng quy mô chăn nuôi dê.
4.3.2.5. Giải pháp về giống
Con giống đóng vai trò quan trọng, là yếu tốquyết định mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Chất lượng con giống rất cần thiết cho phát triển chăn nuôi dê, cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm. Vậy để nâng cao chất lượng con giống cần:
∗ Lập hồ sơ cụ thể cho từng con đực, con cái để chọn ra con giống có lai
lịch rõ dàng,tránh sự giao phối tự nhiênloại bỏ nguy cơ cùng huyết thống. Chú ý
loại dê bố mẹ không có nguồn gốc rõ ràng, năng suất thấp, sinh sản kém, không
đủ tiêu chuẩn làm giống để không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của đàn dê. ∗ Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin truyền thông như: loa đài phát thanh của địa phương, loa lưu động, trang web nông nghiệp và chăn nuôi của huyện về năng suất và hiệu quả của các giống dê sữa, dê thịt cao sản cũng như các bước chuyển giao những giống này vào chăn nuôi tại các nông hộ.
∗ Tổ chức nuôi thí điểm giống dê cao sản ở một số hộ để các nông hộ thấy được chất lượng thực sự của giống và từ đó sẽ tác động mạnh mẽ vào các nông
hộ còn lại và đầu tư vào giống dê cao sản đó.
∗ Đầu tư cắt cử các cán bộ chuyên về dẫn tinh, đảm bảo mỗi xã có ít nhất một cán bộ có trình độ, chuyên môn tốt, có kinh nghiệm và tay nghề chắcđể thực hiện công tác tạo giống dê.
∗ Xây dựng trung tâm giống dê nhằm cung cấp con giống cho nông hộ chăn nuôi. Trung tâm có quy mô khoảng 200 con cái sinh sản. Không nhất thiết
trung tâm là một đơn vị nhà nước.
∗ Tổ chức giám định và cấp giấy chứng nhận cho giống dê cao sản mới được lai tạo.
4.3.2.6. Giải pháp về thức ăn
Thức ăn, có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng sức sản xuất của dê. Tập trung chủ động thức ăn cho đàn dê, nhất là thức ăn thô xanh bởi chiếm 80% trong khẩu phần ăn của dê và chiếm 60-80% năng lượng cho dê. Thực tế nghiên cứu, các hộ chăn nuôi chủ yếu dựa vào thiên nhiên, thức ăn sẵn có,hoặc có trồng nhưng năng suất lại thay đổi theo mùa vụ và vào mùa lạnh (khô) thường không đủ thức ăn cung cấp cho dê. Vậy phải có giải pháp để trồng cũng như dự trữ thức ăn xanh cho dê.
- Trước tiên phải tuyên truyền tới các hộ chăn nuôi chủ động chế biến và dự trữthức ăn xanh cho dê để dê có đủ thức ăn trong những ngày mưa giá rét và tăng giá trị dinh dưỡng như: phơi khô cỏ, lá sắn, lá đậu;chế biến ủ chua thân cây
ngô, cỏ voi, thân cây lạc hoặc ủ rơm với urê, muối, cám gạo…
- Phát huy nguồn lựcsẵn có của địa phương,tận dụng tối đa các sản phẩm của trồng trọt làm thức ăn cho dê như: rơm rạ, cây ngô, khoai lang, lá sắn, đậu tương…các loại tinh bột như cám gạo, cám ngô, cám sắn
- Tận dụng diện tích trồng các loại cây màu, cây ăn quả để trồng xen kẽ cây thức ăn cho dê. Chủ động chuyển một số diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng các giống cỏ năng suất cao để thâm canh có đủ nguồn thức ăn thô xanh cho dê.
- Sử dụng thức ăn hỗn hợp để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của dê. Nhưng các hộ phải chọn mua các loại thức ăn phù hợp điều kiện kinh tế, uy tín, đạt tiêu chuẩn và có hướng dẫn của cán bộ thú y.
- Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây, Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì phải có trách nhiệm nghiên cứu để có giống cỏ có khả năng chịu hạn, chịu rét tốt đểnông hộ chăn nuôi có đủ nguồn thức ăn cho dê.
Một số cách dự trữ thức ăn cho dê vào mùa mưa lạnh như sau: ∗ Dự trữ thức ăn thô xanh bẳng cách phơi khô
Sau khi thu cắt thức ăn thô xanh cần tiến hành phơi ngay, thường xuyên đảo để khô đều và nhanh. Không phơi quá nắng để hạn chế tổn thất các dinh dưỡng, nhất là đối với vitamin. Sau khi thức ăn này đã khô, cho vào bao tải hoặc đánh thành đống để bảo quản. Lưu ý nên nén chặt và che mưa. Nếu có điều kiện thì xây dựng nhà kho dự trữ, bảo quản.
Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản, ít bị hỏng; áp dụng với mọi quy mô chăn nuôi, nhất là chăn nuôi nông hộ; có thể tận dụng thời gian; đầu tư thấp; dê ăn được nhiều mà không gây rối loạn tiêu hóa.
∗ Dự trữ rơm bằng cách ủ urê
Quy trình ủtuân thủ theo tỷ lệ: cứ 1 tấn rơm khô ủ với 40 kg urê pha trong