Công tác chữa bệnh cho đàn dê ở nhóm các hộ điều tra năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 81 - 83)

(%)

1. Tách dê bệnh và bán dê 2 3 2 4,67

2. Tự chữa bệnh cho dê 18 12 20 33,33

3. Mời cán bộ thú y đến chữa 30 35 28 62,00

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)

Bảng 4.17 đã cho thấy thực tế các hộ thực hiện chữa bệnh cho dê chưa nghiêm túc, khi dê mắc bệnh vẫn còn 4,67% hộ mang dê đi bán để thu lợi nhuận, không tuân thủ nguyên tắc an toàn thực phẩm; còn 33,3% hộ dựa trên kinh nghiệm để tự chữa bệnh cho đàn dê. Nguyên do của những thực tại này là tư tưởng tiếc của, nhận thức và trình độ của các nông hộ chưa cao nên cần tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân.

4.1.8. Đánh giá kết quả, hiệu quả chăn nuôi dê

Theo đánh giá của Trung tâm khuyến nông huyện Ba Vì thì phát triển chăn nuôi dê đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt là đã khai thác được lợi thế, tiềm năng tại một số xã thuộc vùng miền núi của huyện đồng thời mở ra hướng sản xuất chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với quy hoạch phát triển chăn nuôi nông hộ của địa phương, vừa nâng cao giá trị sản xuất vừa góp phần thay đổi dần tập quán canh tác của người dân; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con đặc biệt các xã miền núi.

Bên cạnh đó, Ba Vì giáp với thủ đô Hà Nội và là huyện có nhiều điểm du lịch nhất khu vực nên cần khai thách để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của dê.

Qua bảng 4.18 ta thấy thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi dê luôn tăng từ năm 2015 - 2017. Thị trường dê thịt trong huyện năm 2015 là 355 tấn, 2016 là 580 tấn và năm 2017 là 764 tấn tương ứng với tốc độ tăng trưởng năm 2016 là 163,29% so với năm 2015 và 131,73 năm 2017 so với năm 2016; bình quân tăng 146,66%/năm. Dê thịt tiêu thụ ra thị trường ngoài huyện năm 2015 là 2.747 tấn, năm 2016 là 2.862 tấn và 3,794 tấn năm 2017; tốc độ tăng trưởng năm 2016 là 104,19%, năm 2017 là 132,56%; bình quân tăng 117,53%/năm. Vậy, thị trường tiêu thụ dê thịt năm 2015 đến 2016 chủ yếu trong huyện; tới năm 2017 có hướng tiêu thụ ra ngoài huyện lớn hơn trong huyện.

Bảng 4.18. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm từchăn nuôi dê của huyện Ba Vì năm 2015 – 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)

16/15 17/16 BQ thịt (tấn) sữa (tấn) thịt (tấn) Dê sữa (tấn) thịt (tấn) sữa (tấn) thịt sữa thịt sữa thịt sữa 1. Thị trường tiêu thụ

Thị trường trong huyện 355 2.008 580 2.409 764 2,655 163,29 119,97 131,73 110,21 146,66 114,99 Thị trường ngoài huyện 2.747 11.471 2.862 12.767 3,794 15,116 104,19 111,30 132,56 118,40 117,53 114,79 2. Phương thức tiêu thụ

Tiêu thụ trực tiếp 338 1,627 541 2.729 598 3.492 159,93 167,72 110,59 127,98 132,99 146,51 Tiêu thụ gián tiếp 2.764 11.852 2.901 12.447 3.960 14.279 104,97 105,02 136,49 114,72 119,70 109,76

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Ba Vì (2017)

Tốc độ tiêu thụ dê sữa trong huyện năm 2016 đạt 119,97% so với năm

2015 và năm 2017 là 110,21%, bình quân tăng 114,99%/năm. Tốc độ tiêu thụ dê sữa ra ngoài huyện năm 2016 là 111,30% và năm 2017 là 118,40%, tăng bình

quân 114,79%/năm. Vậy, thị trường tiêu thụ dê sữa đến năm 2017 có tốc độ tiêu thụ ra ngoài huyện lớn hơn thị trường trong huyện. Đây là tín hiệu tốt cho thị trường tiêu thụ sản phẩm từ dê, phù hợp với định hướng phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Ba Vì.

Phương thức tiêu thụ sản phẩm từ dê gồm có trực tiếp và gián tiếp. Năm

2015 - 2017 phương thức tiêu thụ dê thịt trực tiếp tăng bình quân 132,99%/năm

và tiêu thụ dê thịt gián tiếp là 119,70%/năm; phương thức tiêu thụ dê sữa trực tiếp tăng bình quân 146,51%/năm và tiêu thụ dê sữa gián tiếp là 109,76%/năm.

Như vậy, tiêu thụ dê thịt chủ yếu thông qua phương thức gián tiếp (nghĩa là thông qua thương lái hoặc nhà hàng mới đến tay người tiêu dùng), còn tiêu thụ dê sữa chủ yếu thông qua phương thức trực tiếp.

Thị trường ngoài huyện là thị trường tiêu thụ màu mỡ mà Ba Vì cần chú

trọng khai thác, mở rộng thị trường tạo thêm cơ hội phát triển chăn nuôi dê cũng như phát triển kinh tế của huyện. Huyện Ba Vì cần xây dựng kế hoạch dài hạn dựa trên những tiềm năng lao động, du lịch, dịch vụ, tài nguyên có sẵn để thúc đẩy phát triển đàn dê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)