Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôidê trên địa bàn huyện Ba Vì
4.1.2. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển đàn dê
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020. Đại
hội Đảngbộ huyện Ba Vì khóa XXII, UBND huyện đã quy hoạch phát triển chăn nuôi dê theo đặc điểm của từng vùng, nhằm lợi dụng ưu thế của từng vùng để cho năng suất kinh tế cao hơn và dễ quản lý tình hình chăn nuôi của địa phương.
Bảng 4.4. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển đàn dê năm 2017
Khu vực Quy hoạch
(con) Thực hiện (con) Thực hiện/quy hoạch (%) 1. Tản Lĩnh 1.155 600 51,95 2. Ba Trại 700 453 64,71 3. Ba Vì 520 273 52,50 4. Minh Quang 450 245 54,44 5. Khánh Thượng 1.350 673 49,85 6. Yên Bài 400 202 50,50 7. Vân Hòa 425 181 42,59 Tổng 5.000 2.627 52,54
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Ba Vì (2017)
Theo đó, huyện Ba Vì thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi dê cho 7 xã trong huyện. Xã Tản Lĩnh, Khánh Thượng và Ba Trại có quy mô đàn lớn nhất lần lượt là 1.155 con, 1.350 con và 700 con. Qua 3 năm thực hiện quy hoạch từ năm 2015 đến năm 2017 tình hình thực hiện chưa đạt được mong muốn của Huyện, tỷ lệ thực hiện so với Quy hoạch trung bình chỉ đạt 52,54%, đòi hỏi Lãnh đạo huyện và người phải cùng nhau chung sức phấn đấu thực hiện kế hoạch đề ra để phát triển đàn dê quy mô lớn.
Một số nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện quy hoạch còn thấp:
Xã Khánh Thượng là xã vùng núi và nằm ở vị trí cuối cùng của huyện Ba Vì, giao thông vận tải không được thuận lợi nên khó thu hútđầu tư cũng nhưđầu
ra gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém; 90% dân số của xã là người dân tộc và nhận thức không đồng đều; xã cũng chưa nhận được chính sách
quan tâm đầu tư phát triển của nhà nước. Chính vì có rất nhiều khó khăn như vậy nên xã Khánh Thượng chưa đạt được tốc độ vượt trội so với ưu thế vốn có trong phát triển chăn nuôi dê của xã.