Tình hình cung cấp thức ăn thô xanh cho dê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

Mùa xuân Mùa Hạ Mùa Thu Mùa Đông

Thức ăn thô

xanh 4 4 4 3 2

Thức ăn tinh 0,5 0,5 0,5 1 1,5

Phụ phẩm 0,5 0,5 0,5 1 1

Thức ăn hỗn hợp 0,5 0,5 0,5 0,5 1

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017)

Qua bảng trên ta thấy nhu cầu thức ăn cho 1 con/1 ngày là 4kg thức ăn thô

xanh, 0,5kg thức ăn tinh, 0,5kg là phụ phẩm và 0,5kg thức ăn hỗn hợp. Nhu cầu

trung bình thì khơng thay đổi nhưng thực tế cung cấp thức ăn cho dê thay đổi qua

các mùa. Cụ thể, mùa đông chỉ cung cấp được 50% lượng thức ăn thô xanh dê cần và phải tăng những loại thức ăn khác như thức ăn tinh tăng gấp 3 lần lên 1,5kg/con/ngày, phụ phẩn và thức ăn hỗn hợp cùng tăng gấp đôi mỗi loại là 1kg trong khẩu phần ăn của dê.

Vậy, mùa đông (mùa khô)không cung cấp đủ thức ăn thô xanh cho dê, để bù vào đó là tăng thức ăn khác, trong khi thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp giá thành rất caosẽ khiếntăng chi phí nên sẽkhơng đảm bảo năng suất. Các nông hộ

nên chú ý sử dụng các biện pháp để dự trữ thức ăn cho dê đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững.

4.1.6. Thay đổi cơ cấu giống dê

Chăn nuôi dê đã và đang phát triển rất mạnh trên cả nước nói chung và khu vực huyện Ba Vì nói riêng. Giá thịt dê ln tăng cao từ năm 2006 giá thịt từ

40 - 70.000 đồng/kg; năm 2010 giá thịt dê từ 90 - 130.000 đồng/kg; đến nay giá giao động từ 110 – 250.000 đồng/kg tùy loại. Bởi vậy chăn nuôi dê đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Người chăn nuôi dần hướng phát triển chănnuôi dê theo hướng thương phẩm và phát triển chăn ni bền vững.

Nhìn vào bảng 4.13 ta có thể thấy cơ cấu các loại giống dê thay đổi theo năm để phù hợp với hình thức chăn ni cũng như nhu cầu của thị trường. Cơ cấu các giống dê được đưa vào chăn nuôi chủ yếu là dê Cỏ, dê Bách thảo, dê

Boer, dê Alpine. Số lượng dê không ngừng tăng, năm 2015 là 2.072 con đến

2.627 con năm 2017, tăng 555 con. Các hộ chăn nuôi chủ yếu tập trung vào nuôi dê thịt, dê ta như dê Cỏ 280 con năm 2015 và 290 con năm 2017; dê Bách Thảo tăng từ 150 con năm 2015 đến 267 con năm 2017.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, đòi hỏi các giống dê đưa vào chăn nuôi phải mang lại năng suất cao hơn, tiết kiệm được thời gian và nhân công lao động hơn. Tạo đàn dê lai và đàn dê giống cho sản lượng kinh tế tăng 10 - 20% so với đàn dê địa phương. Các giống dê lai chuyên sữa hoặc chuyên thịt được tập trung nhiều ở các trang trại chăn nuôi, dê Boer năm 2015 là 207 con lên 372 con năm 2017 và dê Alpine tăng từ 332 con năm 2015 lên 591 con năm 2017.

Cơ cấu các loại giống dê giữa năm 2015 và 2017 cũng thay đổi theo nhu cầu thị trường;những giống dê chuyên thịt hoặc chuyên sữa như Boer hay Alpine thì tăng lần lượt từ 16,60% năm 2015 lên 18,42% năm 2017 và 20,99% năm

2015 lên 26,57% năm 2017; những giống dê địa phương như dê Cỏ giảm từ 32,82% năm 2015 xuống còn 27,41% năm 2017, dê Bách Thảo từ 24,13% năm 2015 xuống 22,73% năm 2017.

Qua bảng về sự thay đổi cơ cấu các giống dê giữa năm 2015 và 2017 ta nhận thấy: năm 2017 giống dê Boer ở hộ giảm, cơ cấu từ 19,64% năm 2015 xuống còn 13,58% năm 2017, nhưng tăng ở các trang trại từ 15,23% năm 2015 lên 20,64% năm 2017; tốc độ số lượng dê tăng bình quân đạt 89,44%/năm đối với hộ và 179,71%/năm đối với trang trại. Dê Alpine cơ cấu tăng ở mơ hình trang trại, tăng từ 24,43% năm 2015 lên 32,80% năm 2017; tốc độ phát triển bình quân ở các hộ đạt 103,44%/năm và ở các trang trại đạt 178,01%/năm. Cơ cấu dê Bách Thảo ở các trang trại giảm từ 25,75% năm 2015 xuống 18,42% năm 2017; tốc độ phát triển bình quân đạt 132,92%/năm ở các hộ và 94,86%/năm ở các trang trại. Tốc độ phát triển bình quân từ năm 2015 - 2017 các hộ đạt 107,57%/năm, trang trại đạt 132,60%/năm.

Như vậy, năm 2015 - 2017 thị trường đang có hướng chọn mơ hình trang trại để phát triển chăn nuôi dê. Các giống dê địa phương như dê Cỏ, dê Bách thảo năm 2017so với năm 2015có xu hướng tăng ở hộ chăn ni và giảm ở trang trại và cơ cấu các giống dê lai chuyên thịt hoặc chuyên sữa có xu hướng tập trung

chủ yếu ở các trang trại. Lý do chăn ni theo mơ hình trang trại chủ yếu chọn giống laichuyên dụng để tăng năng suất và hướng kinh tế nhiều hơn.

Bng 4.13. Thay đổi cơ cấu các loi giống dê năm 2015 và 2017Chỉ tiêu Tính chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)