Thực trạng phát triển chăn nuôidê trên địa bàn huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 62)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôidê trên địa bàn huyện Ba Vì

HUYỆN BA VÌ

4.1.1. Biến động và phân bố đàn dê

Biến động quy mô đàn dê là chỉ tiêu quan trọng đáng giá tốc độ phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện trong những năm qua.

Bng 4.1. Biến động quy mô chăn nuôi dê của huyn Ba Vì qua các năm 2013 – 2017 Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) 14/13 15/14 16/15 17/16 17/13 BQ - Tổng đàn dê Con 1.404 1.688 2.072 2.389 2.627 120,23 112,50 121,17 114,17 187,11 116,96 Số con dê

lấy sữa Con 882 1002 1.164 1.407 1565 113,61 106,19 128,10 114,82 177,44 115,41 Số con dê lấy thịt Con 522 686 908 982 1062 131,42 121,72 112,34 113,22 203,45 119,43 - Tổng số hộ chăn nuôi Hộ 132 154 189 212 235 116,67 122,73 112,17 110,85 178,03 115,51 - Tổng số trang trại chăn nuôi Trang trại 12 16 23 36 40 133,33 143,75 156,52 111,11 333,33 135,12 - Tổng đơn vị chăn nuôi Đơn vị 144 170 212 248 275 118,06 124,71 116,98 110,89 190,97 117,56

Nguồn: Phịng thống kê huyện Ba Vì (2017)

Kết quả biến động đàn dê bảng 4.1 cho thấy quy mô chăn nuôi cũng như số lượng tổng đàn và số hộ và số trang trại đều tăng trưởng nhanh trong những năm từ 2013 đến 2017. Trong đó tổng đàn dê tăng lên gần gấp đôi từ 1.404 con năm 2013 lên 2.627 con năm 2017, tăng 187,11% và bình quân tăng 116,96%/năm. Tốc độ tăng đồng đều cả số lượng dê nuôi lấy sữa và dê nuôi lấy thịt. Tổng số hộ chăn nuôi dê cũng tăng đáng kể từ 132 hộ lên 235 hộ. Ngồi ra số trang trại chăn ni dê trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội tăng nhanh hơn số hộtừ 12 trang trại năm 2013 lên 40 trang trại năm 2017, tăng 333,33% với bình quân

135,12%/năm; tổng đơn vị chăn nuôi tăng từ 144 đơn vị (2013) lên 275 đơn vị

(2017). Qua số liệu này cho thấy tốc độ phát triển chăn nuôi dê ở địa phương này là rất đáng kểvà dần chuyển dịch chăn ni sang mơ hình trang trại.

Trong tình hình hiện nay các ngành chăn ni khác như chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà và chăn nuôi gia súc lớn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức thì chăn ni dê trên địa bàn là một hướng đi mang lại hiệu quả cao và ít rủi ro. Vì vậy, đây là nghề chăn nuôi cần được đầu tư hơn nữa trong những năm tiếp theo.

Bng 4.2. Phân bđàn dê trên địa bàn huyn Ba Vì qua các năm 2015 – 2017 qua các năm 2015 – 2017 ĐVT: con Khu vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) 16/15 17/16 BQ 1. Tản Lĩnh 502 573 600 114,14 104,71 109,33 2. Ba Trại 388 427 453 110,05 106,09 108,05 3. Ba Vì 196 259 273 132,14 105,41 118,02 4. Minh Quang 150 190 245 126,67 128,95 127,80 5. Khánh Thượng 601 624 673 103,83 107,85 105,82 6. Yên Bài 132 173 202 131,06 116,76 123,71 7. Vân Hoà 103 143 181 138,83 126,57 132,56 Tổng 2.072 2.389 2.627 115,30 109,96 112,60

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Ba Vì (2017)

Kết quả thu thập số liệu từ phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

huyện Ba Vì về phân bố đàn dê trên địa bàn huyện được trình bày ở bảng 4.2,từ kết quả trên cho thấy đàn dê huyện Ba Vì chủ yếu tập trung ở các xã Tản Lĩnh,

Ba Trại và Khánh Thượng. Trong đó Khánh thượng là xã có tổng đàn dê cao nhất 601 năm2015 tăng lên 673 con năm 2017; tiếp theo là xã Tản Lĩnh số lượng dê năm 2015 là 502 con năm 2015 và tăng lên 600 con năm 2017; số lượng đàn dê đứng thứ 3 là xã Ba Trại với 388 con năm 2015 tăng lên 453 con năm 2017; xã Vân Hịa có số lượng dê ít nhất với 181 con năm 2017.

Tốc độ phát triển đàn dê trên địa bàn huyện Ba Vì từ năm 2015 - 2017

tăng bình qn 112,60%/năm nhưng khơng đều qua các năm; năm 2016 so với năm 2015 tăng 115,30%, năm 2017 so với năm 2016 là 109,96% giảm 5,34%.

Tốc độ phát triển đàn dê năm 2017 chậm lại do ảnh hưởng chung của thị trường chăn ni của tồn huyện, đây cũng là mối quan tâm của các cấp chính quyền huyện Ba Vì; phải thay đổi chính sách thúc đầy phát triển chăn ni tồn huyện nói chung và phát triển chăn ni dê nói riêng.

Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

- Chủ hộ

+ Tuổi trung bình là 45 tuổi. Các hộ chăn ni quy mơ nhỏ thường có độ tuổitrung bình cao hơn quy mô lớn, điều này chứng tỏ các chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn thường trẻ, năng động, dám nghĩ dám làm.

+ Về trình độ văn hóa của chủ hộ: chủ yếu là hết cấp 2 và cấp 3, chiếm

48,55% và 41,97% tổng số hộ điều tra. Có 9,48% chủ hộ có trình độ văn hóa hết cấp 1, tập trung vào các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và quy mơ trung bình, đó thường là các chủ hộ đã cao tuổi, trước đây khơng có điều kiện học hành. Chủ hộ quy mơ lớn có trình độ hết cấp 3 cao nhất chiếm 60,2%, khi đó quy mơ nhỏ là

34,6% và quy mơ trung bình là 40,1% tổng số hộ điều tra.

Bng 4.3. Tình hình cơ bản ca các hđiều tra năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT BQ các hộ Chia theo quy mô chăn nuôi Lớn Trung bình Nhỏ

1. Thơng tin về chủ hộ

- Tuổi trung bình tuổi 45 42 45 48

- Trình độ học vấn

+ Cấp 1 % 9,48 0 12,2 10,0

+ Cấp 2 % 48,55 39,8 47,7 55,4

+ Cấp 3 % 41,97 60,2 40,1 34,6

- Trình độ chun mơn

+ Chưa qua đào tạo, bồi dưỡng % 49,36 0 54,3 69,6

+ Qua đào tạo, bồi dưỡng % 50,64 100 45,7 30,4

2. Điều kiện sản xuất của hộ

- Số nhân khẩu/hộ người 5 7 5 3

- Số lao động/hộ người 3 5 3 2

- Diện tích đất NN/hộ m2 4.821 9.640 4.320 2.880

- Vốn đầu tư cho sản xuất tr.đ 45,61 84,2 50,7 12,8

∗ Vốn đầu tư cho chăn nuôi dê tr.đ 18,67 35,5 20,4 5,3 3. Thu nhập ngoài nuôi dê tr.đ 18,54 28,02 16,95 15,87

- Thu từ trồng trọt tr.đ 6,84 6,67 7,53 5,64

- Thu từ chăn nuôi khác tr.đ 11,70 21,35 9,42 10,23

- Thu từ ngành nghề, DV tr.đ 2,42 0 2,82 3,12

Đặc biệt các chủ hộ đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật chăn nuôi dê chiếm tỷ lệ khá cao 50,64% tổng số hộ điều tra. Các lớp tập huấn này chủ yếu do Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây tổ chức, đây là thuận lợi lớn cho các hộ chăn ni dê của Ba Vì.

Điều kiện sản xuất

+ Số lao động bình quân của các hộ làkhoảng 3 người/hộ. Các hộ sản xuất

quy mô lớn cần số lao động lớn khoảng 5 người/hộ, hộ sản xuất trung bình có

khoảng 3 người/hộ, các hộ quy mơ nhỏ có số lao động khoảng 2 người/hộ. Các

hộ có quy mơ lớn không phải thuê nhiều lao động màchủ yếu thuê lao động vào thời gian thu hoạch hoặc cắt cỏ làm thức ăn cho dê.

+ Diện tích đất nơng nghiệp bình qn một lao động giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch nhau nhiều trong đó các hộ quy mơ lớn có diện tích lớn nhất với khoảng 9.640m2, quy mơ trung bình là 4.320m2 và các hộ quy mơ nhỏ có diện

tích nhỏ nhất 2.880m2, diện tích trung bình cho các hộ điều tra là 4.821m2/hộ. + Vốn đầu tư cho sản xuất: các hộ có số vốn đầu tư cho sản xuất trung bình là 45,61 triệu đồng, đầu tư cho chăn ni dê là 18,67 triệu đồng; trong đó các hộ quy mơ lớn là 35,5 triệu đồng/hộ, các hộ quy mơ trung bình là 20,4 triệu đồng/hộ và các hộ quy mơ nhỏ là 5,3 triệu đồng/hộ. Số vốn của các hộ chăn ni tại đây đa số là vốn tự có, chỉ có các hộ quy mơ lớn và quy mơ trung bình có vốn đi vay nhưng số tiền này cũng không nhiều.

∗ Ngồi chăn ni dê, các hộ nơng dân tại Ba Vì cịn chăn ni bị sữa, cừu, thỏ, trồng trọt và làm một số ngành nghề khác… nên thu nhập ngồi chăn ni dê của các hộ cũng khá lớn, trung bình của các hộ điều tra là 18,54 triệu đồng/hộ.

Như vậy, qua thực tiễn ta thấy được:

+ Các chủ hộ thường là nam giới và là những người trong độ tuổi lao động sung sức, có khả năng quyết định và tổ chức sản xuất trong gia đình. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường với sự phát triển nhanh của khoa học, kỹ thuật

trình độ văn hố và chuyên môn của các chủ hộ như hiện nay đang là hạn chế lớn ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nói chung và chăn ni dê nói riêng.

+ Diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người tương đối cao là điều kiện thuận lợi để các gia đình tự sản xuất thức ăn cho dê mà khơng phải mua ngoài thị trường hoàn toàn.

+ Phát triển chăn ni quy mơ lớn địi hỏi chủ hộ phải có trình độ văn hóa và chun mơn nhất định, khả năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy, lượn vốn đầu tư cho sản xuất cao. Thực tế khả năng tích lũy của hộ còn thấp, nguồn vốn vay còn hạn chế. Đây là vấn đề cần được giải quyết trong phương hướng phát triển chăn ni dê.

4.1.2. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển đàn dê

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020. Đại

hội Đảngbộ huyện Ba Vì khóa XXII, UBND huyện đã quy hoạch phát triển chăn nuôi dê theo đặc điểm của từng vùng, nhằm lợi dụng ưu thế của từng vùng để cho năng suất kinh tế cao hơn và dễ quản lý tình hình chăn ni của địa phương.

Bng 4.4. Tình hình thc hin quy hoch phát triển đàn dê năm 2017

Khu vực Quy hoạch

(con) Thực hiện (con) Thực hiện/quy hoạch (%) 1. Tản Lĩnh 1.155 600 51,95 2. Ba Trại 700 453 64,71 3. Ba Vì 520 273 52,50 4. Minh Quang 450 245 54,44 5. Khánh Thượng 1.350 673 49,85 6. Yên Bài 400 202 50,50 7. Vân Hòa 425 181 42,59 Tổng 5.000 2.627 52,54

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Ba Vì (2017)

Theo đó, huyện Ba Vì thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi dê cho 7 xã trong huyện. Xã Tản Lĩnh, Khánh Thượng và Ba Trại có quy mơ đàn lớn nhất lần lượt là 1.155 con, 1.350 con và 700 con. Qua 3 năm thực hiện quy hoạch từ năm 2015 đến năm 2017 tình hình thực hiện chưa đạt được mong muốn của Huyện, tỷ lệ thực hiện so với Quy hoạch trung bình chỉ đạt 52,54%, địi hỏi Lãnh đạo huyện và người phải cùng nhau chung sức phấn đấu thực hiện kế hoạch đề ra để phát triển đàn dê quy mô lớn.

Một số nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện quy hoạch còn thấp:

Xã Khánh Thượng là xã vùng núi và nằm ở vị trí cuối cùng của huyện Ba Vì, giao thơng vận tải khơng được thuận lợi nên khó thu hútđầu tư cũng nhưđầu

ra gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cịn yếu kém; 90% dân số của xã là người dân tộc và nhận thức khơng đồng đều; xã cũng chưa nhận được chính sách

quan tâm đầu tư phát triển của nhà nước. Chính vì có rất nhiều khó khăn như vậy nên xã Khánh Thượng chưa đạt được tốc độ vượt trội so với ưu thế vốn có trong phát triển chăn ni dê của xã.

4.1.3. Tình hình phát triển các hình thức chăn ni

Hình thức chăn ni dê gồm hình thức chăn ni theo hộ gia đình và hình

thức chăn ni theo trang trại. Những năm trước hình thức chăn ni chủ yếu là theo hộ gia đình, nhưng hình thức này mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nông hộ chăn nuôi khơng cao, trong khi hình thức trang trại có nhiều điểm ưu việt nên dần được phát triển mở rộng hơn.

Bng 4.5. Cơ cấu hình thc t chức chăn ni từnăm 2015 - 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Số lượng (hộ) cấu (%) Số lượng (hộ) cấu (%) Số lượng (hộ) cấu (%) 17/15

1. Chăn ni dê

theo hộ gia đình 189 89 212 85 235 85 124,34 2. Chăn nuôi dê

theo trang trại 23 11 36 15 40 15 173,91

Tổng 212 100 248 100 275 100 129,72

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Ba Vì (2017)

Bảng 4.5 đã thể hiện cơ cấu hình thức tổ chức chăn ni từ năm 2015 - 2017. Hình thức chăn ni theo hộ gia đình năm 2015 chiếm 89% cơ cấu chăn

nuôi, nhưng đến năm 2016 và 2017, cơ cấu số hộ chăn ni theo hình thức này giảm xuống 85% (giảm 4% so với năm 2015). Từ năm 2015 đến năm 2017 chăn nuôi dê theo hộ gia đình tăng 124,34%.

So với hình thức chăn ni hộ gia đình thì hình thức chăn ni theo trang trại có sự tăng về cơ cấu, năm 2015 chỉ có 11% số hộ chăn ni nhưng sang năm 2016 và 2017 cơ cấu số hộ chăn ni theo hình thức trang trại tăng thêm 4% ở mức 15% trong tổng số hộ chăn nuôi theo hai hình thức. Từ năm 2015 đến năm 2017 chăn ni theo hình thức trang trạităng 173,91%.

Qua số liệu trên cho thấy nơng hộ đang có xu hướng chuyển dần sang hình thức trang trại, do hiệu quả và lợi ích chăn ni theo quy lớn đem lại lớn hơn nhiều so với sản xuất nhỏ lẻ ở quy mơ hộ gia đình. Đây là tín hiệu đáng mừng

Bng 4.6. Cơ cấu din tích sn xuất năm 2015 - 2017 Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 BQ

Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) 1. Diện tích đồng cỏ chăn thả đàn dê 3.447 95,17 3.752 95,20 3.965 94,97 3.721 95,11 2. Diện tích trồng trọt

thức ăn cho dê 175 4,83 189 4,80 210 5,03 191 4,89

Tổng 3.622 100 3.941 100 4.175 100 3.913 100

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Ba Vì (2017)

Cơ cấu diện tích đồng cỏ chăn thả đàn dê thay đổi qua các năm cụ thể: năm 2015 chiếm 95,17% tổng cơ cấu sản xuất, năm 2016 chiếm 95,20% nhưng đến năm 2017 cịn 94,97%. Diện tích trồng trọt thức ăn cho dê qua các năm đều tăng; năm 2015 là 175 ha, năm 2016 là 189 ha và năm 2017 là 210 ha.

Từ năm 2015 - 2017 bình qn diện tích sản xuất thức ăn cho dê là 3.913 ha; trong đó 3.721 ha diện tích đồng cỏ chăn thả dê, chiếm 95,11% cơ cấu; 191

ha diện tích trồng trọt thức ăn cho dê, chiếm 4,89% cơ cấu.

Theo thực tế nghiên cứu và đánh giá, sự thay đổi cơ cấu diện tích sản xuất tùy thuộc vào số lượng dê và phương thức chăn nuôi dê. Hiện nay, để phát triển chăn ni dê theo hướng bền vững thì diện tích trồng cỏ phải tăng nên để chủ động thức ăn cho dê và phương thức dần chuyển sang nuôi thâm canh, sản xuất công nghiệp - hướng sản xuất kinh tế đi đơi với bảo vệ mơi trường.

4.1.4. Tình hình thay đổi phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi dê được phân theo mức độ chăn nuôi gồm: thâm

canh, bán thâm canh và quảng canh; phân theo tính chất chăn ni thì có: Ni nhốt, chăn thả vàkết hợp ni nhốt và chăn thả.

Bng 4.7. Phương thc chăn nuôi dê từnăm 2015 - 2017

Phương thức

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 BQ

Số hộ cấu (%) Số hộ cấu (%) Số hộ cấu (%) Số hộ cấu (%) Thâm canh 70 33 77 31 91 33 79 32,38 Bán thâm canh 86 41 104 42 126 46 105 42,99 Quảng canh 66 31 67 27 58 21 64 25,99 Tổng 212 100 248 100 275 100 245 100

Từ năm 2015 đến năm 2017 phương thức chăn nuôi chủ yếu là bán thâm

canh; số hộ tăng dần qua các năm từ 86 hộ năm 2015, 104 hộ năm 2016 lên 126

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)