Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn ni dê ở huyện Ba Vì, thành phố
4.2.8. Chính sách vĩ mơ của nhà nước
Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền là nền tảng, định hướng cho chăn nuôi phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững. Trong những năm qua trên địa bàn huyện Ba Vì đã có nhiều chính sách của các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương để giải quyết các khó khăn như chính sách quy hoạch đất đai; chính sách vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư chăn ni, chính sách hỗ trợ giá thuốc vacxin tiêm phịng; chủ trương vệ sinh an toàn thực phẩm ở các chợ, lò giết mổ; hỗ trợ mở các lớp tập tuấn. Huyện Ba Vì cũng đã có chính sách nhằm phát triển chăn ni dê như: Phát triển mơ hình chăn ni dê quy mô nhỏ và vừa (từ 20-100-200 con) theo hình thức kết hợp ni nhốt (70-
80%) và chăn thả (20-30% thời gian), ở những nơi có tiềm năng thức ăn tự nhiên; phát triển cây thức ăn với các giống dê cao sản như con lai giữa dê ngoại và dê nội, dê bách thảo và dê boer… Huyện Ba Vì cũng thường xun hỗ trợ nơng hộ vay vốn để mở rộng quy mô phát triển chăn ni dê.
Các chính sách này có tác động trực tiếp, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chăn ni dê trên địa bàn huyện; góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi dê.
Tuy nhiên khơng phải cái gì nhiều cũng tốt, các chính sách vẫn cịn tồn tại nhiều mặt chưa đạt được như mong muốn, chưa có tính ổn định, kịp thời, chưa sát với thực tế, chưa mang tính lâu dài thường địa phương đưa ra các giải pháp tình thế mà chưa có tính chủ động, các thủ tục thì rườm rà (đặc biệt đối với chính sách về đất đai, chính sách về hỗ trợ vay vốn),… Thị trường xuất khẩu sản phẩm từ chăn nuôi dê chưa được khai thác.