Bảng 2.1. Số lượng dê trên Thế giới và Việt Nam từ năm 2006 - 2016
Đơn vị: 100.000 con Năm Thế giới Châu Phi Châu Mỹ Châu Âu Châu Đạidương Châu Á Đông Nam Á Việt Nam 2006 840,37 281,69 38,04 17,92 3,75 498,98 22,56 1,53 2007 868,12 307,56 37,31 17,84 2,93 502,48 23,95 1,78 2008 888,59 318,67 37,48 17,82 3,12 511,50 24,69 1,48 2009 904,87 323,50 37,33 17,51 3,80 522,73 26,22 1,38 2010 910,83 333,00 37,04 17,50 3,92 519,37 26,91 1,29 2011 916,36 339,25 37,20 17,40 3,91 518,61 27,45 1,27 2012 936,40 354,11 35,53 17,26 3,96 525,54 29,00 1,34 2013 954,72 368,82 35,58 17,26 3,96 529,09 30,06 1,39 2014 964,86 373,72 35,38 17,06 3,99 534,70 31,10 1,60 2015 979,25 376,36 37,37 17,04 4,03 544,44 32,37 1,78 2016 1002,81 387,67 37,87 16,97 4,29 556,02 34,29 2,16 Nguồn: FAO (2017)
Dê là một trong những động vật được con người thuần dưỡng sớm nhất và hiện nay được nuôi khá phổ biến ở khắp các châu lục. Dê vốn được coi là ngân hàng của người nghèo, là hướng đi khả quan cho những vùng quê khó khăn và giá trị kinh tế của con dê ngày một tăng. Do đó trongnhững năm năm qua số lượng đàn dê liên tục tăng trên thế giới.Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương thực thế giới FAO (2017), sốlượng đầu dê một số năm gần đây được nêu trong bảng 2.1.
Như vậy theo thống kê của FAO năm 2017 có thể thấy rằng tổng dàn dê liên tục tăngtrong những năm qua, nếu vào năm 2006 trên toàn thế giới có 840 triệu con thìđến năm 2010 đạt 910 triệu con và đến năm 2016 đã là 1.002,81
triệu con. Trong đó đàn dê tập trung chủ yếu ởcác nước thuộc châu Á và châu
Phi. Trong đó Châu Á chiếm số lượng dê lớn nhất với 556,02 triệu con chiếm 55,45% tổng đàn dê thế giới năm 2016. Tiếp theo là Châu Phi với 387,67 triệu con (chiếm 38,66% tổng đàn dê thế giới năm 2016). Thấp nhất là Châu Đại Dương với 4,29 triệu con (chiếm 0,43% tổng đàn dê năm 2016).Dẫn đầu những nước nuôi dê với số lượng lớn là Ấn Độ, Trung Quốc,Pakistan. Đến năm 2011, đứng đầu là Ấn Độ (157 triệu con), sau đó đến TrungQuốc (142,2 triệu con).
Các nước đang phát triển chăn nuôi dê chủ yếu ở khu vựcgia đình với quy mô nhỏ và tập trung ở các vùng khô cằn, nông thôn nghèo. Cònđối với những nước phát triển tuy số lượng ít hơn nhưng dê được nuôi theophương thức thâm canh chủ yếu để lấy sữa tạo ra các sản phẩm có giá trị cao. Thống kê của FAO (2013) cho thấy trong năm 2011, sản lượng thịt các loại của toàn thế giới đạt
297.221,758 tấn. Trong đó, sản lượng thịt dê đạt: 5.114,494 tấn (chiếm 1,72% tổng sản lượng). Với số lượng dê nhiều nhất thế giới nên sản lượng thịt tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á (3,69 triệu tấn - chiếm 72,2% tổng sản lượng thịt dê). Quốc gia cung cấp lượng thịt dê nhiều nhất vẫn là Trung Quốc(1,89 triệu tấn) sau đó là Ấn Độ (0,59 triệu tấn).Cũng theo thống kê của FAO 2017, năm 2011 toàn thế giới đạt 727,05 triệu tấn sữa. sản lượng sữa dê cao tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Phần lớn lượng sữanày là các nước châu Á cung cấp (10,02 triệu tấn - chiếm 63,2% tổng sản lượng toàn thế giới). Trong đó đứng đầu là Ấn Độ (4,59 triệu tấn), Bangladesh (2,49 triệu tấn), Pakistan(0,76 triệu tấn).