Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôidê ở huyện Ba Vì,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

thành phố Hà Nội

2.1.5.1. Khí hậu, thời tiết và môi trường sinh thái

Điều kiện khí hậu và lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, môi trường

sinh thái…của huyện Ba Vì có ảnh hưởng trực tiếp đến chăn nuôi dê. Những khu

vực có điều kiện môi trường sinh thái tốt, thời tiết, khí hậu thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi đàn dê phát triển tốt, ít dịch bệnh cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốttừ đó mang lại giá trị sản phẩm cao và ngược lại.

2.1.5.2. Chuồng trại

Dê là vật nuôi dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, tuy nhiên khả năng sản xuất của chúng phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống trong đó có yếu tố chuồng trại, đặc biệt đối với các giống caosản.

Cần bảo đảm định mức sau đây cho mỗi đầu dê: đực giống: 1,5 - 2 m2/con;

cái sinh sản: 0,8 m2/con; dê cái tơ, dê thịt 0,6 m2/con; cai sữa: 0,3 m2/con; theo mẹ:

0,2 m2/con (Trần Trang Nhung và cs., 2005).

Chuồng dê có thể kiêm đàn hoặc kiêm nền. Với chuồng sẵn, nền chuồng dưới sàn cũng cần có độ dốc, phẳng vàláng nhẵn để khỏi đọng phân và nước, dễ quét dọn. Kiểu chuồng nào cũng cần bảo đảm mùa đông ấm, mùa hè thoáng, có hố để ủ phân rác kèm theo. Diện tích sân chơi rộng ít nhất là bằng 3 diện tích

chuồng, ở sân chơi phải lấp hết các hố có thể đọng nước.

Vị trí chuồng trại, hướng chuồng nên chọn hướng đông và đông nam. Tùy điều kiện đất đai, bãi chăn thả, qui mô đàn để chọn vị trí chuồng trại. Tuy nhiên, chuồng không nên quá gần nhà nhưng cũng không nên quá xa khóchăm sóc và quản lý.

2.1.5.3. Thức ăn

Dê ăn được nhiều loại thức ăn như các loại cỏ, cành lá cây, hạt ngũ cốc phế phụ phẩm nông nghiệp (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2000).

Để bảo đảm việc cung cấp thức ăn đầy đủ, cân đối về dinh dưỡng và đều đặn quanh năm về thức ăn theo nhu cầu của dê chúng ta cần phải biết: nguồn thức ăn trồng cho dê theo mùa vụ cả về số và chất lượng, về bãi chăn thả, nắm được phương thức nuôi dê là chăn thả,chăn dắt hay nhốt tại chuồng; mùa vụ sản xuất như mùa phối giống, mùa sinh sản, nhu cầu sữa, thịt dê của xã hội, ngày

nghỉ, ngày lễ, ngày tết; yêu cầu thức ăn theo các thời kỳ là bao nhiêu; nguồn thức ăn bổ sung có sẵn hay không, nếu phải mua thì giá cả và điều kiện như thế nào.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nắm được ảnh hưởng của thức ăn đối với dê như thức ăn thô, già, cứng, nhiều xơ làm giảm lượng ăn được, mùa vụ ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn, đến khả năng tiêu hoá, đến nhu cầu dinh dưỡng các loại như protein và nước. Mức độ cung cấp protein thấp cũng sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng phát triển và cho sữa. Trên cơ sở đó ta rút ra được những biện pháp giải quyết tốt nhất.

Nguồn thức ăn cho dê: - Thức ăn thô xanh

Bao gồm tất cả các loại cây cỏ có trong thiên nhiên hoặc gieo trồng mà dê ăn được khi còn tươi xanh như cỏ voi, cỏ ghinê, so đũa, bình linh, rau, bèo... các loại thức ăn xanh có tỷ lệ nước cao (65 - 85%). Tuy nhiên, một số thức ăn xanh được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng khi tính theo thành phần vật chất khô. Thức ăn thô xanh có thể coi là nguồn cung cấp vitamin quan trọng và ngon miệng đối với dê vì có ít xơ, nhiều nước và mùi vị thơm ngon.

- Thức ăn củ, quả

Đặc điểm của loại thức ăn này là hàm lượng tinh bột, đường cao nhưng nghèo về đạm, béo và ít xơ. Có thể dùng làm nguyên liệu phối hợp với khẩu phần thức ăn tinh. Tuy nhiên một số loại củ quả có chứa chất độc acid xianhydric vì

- Các phụ phế phẩm nông - công nghiệp

Một số sản phẩm ngành công, nông nghiệp chế biến lương thực cho ra một số lượng lớn phụ phế phẩm như cám, bó, rỉ đường... là nguồn thức ăn rất tốt cho

dê, so với thức ăn thô xanh và củ quả thì các phụ phế phẩm nông,công nghiệp có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Cám gạo có hàm lượng vật chất khô cao 85 - 90%,

đạm thô 8-15%, có thể làm nguyên liệu phối hợp trong khẩu phần cho dê từ 10 - 15%. Bã đậu nành, đậu xanh cũng là nguồn thức ăn tốt cho dê. Hèm bia có tỷ lệ nước cao 80 - 95%, đạm thấp 2,7 đến 6,3%, có thể dùng trong khẩu phần của dê.

2.1.5.4. Kỹ thuật chăn nuôi

Do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng khác nhau với yêu cầu giống dê nuôi khác nhau, đòi hỏi có kỹ thuật chăn nuôi khác nhau. Trong chăn nuôi dê tập quán của từng vùng, từng địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển đàn dê và hiệu quả chăn nuôi của hộ. Dù điều kiện các vùng có khác nhau vẫn phải bảo đảm đủ khẩu phần cho từng loại dê, chuồng trại nuôi dê cần được làm đúng kỹ thuật, vệ sinh và công tác phòng chống các dịch bệnh luôn được chú trọng, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng từng loại dê khác nhau trong đàn có sự khác nhau… từ đó mới bảo đảm khả năng sản xuất của đàn dê (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2000).

2.1.5.5. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, cũng như kinh nghiệm chăn nuôi dê của chủ hộ có vị trí quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong sản xuất,kinh doanh của hộ. Người nuôi dêcó trình độ học vấn và thường xuyên trau dồi kiến thức về phát triển chăn nuôi đàn dêsẽnhanh nhậy tiếp thu tiến bộ khoa học kỹthuật, kinh nghiệm chăn nuôi và sẽđạt kết quả cao, mang lại giá trị sản xuất lớn, lường trước được những nguy cơ có thể xảy ra cho đàn dê (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2000).

2.1.5.6. Kỹ năng lao động

Người lao động phải có kỹ năng lao động, nếu người nuôi dê giỏi về chuyên môn, kỹ thuật mới, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và đem lại giá trị sản xuất và lợi nhuận cao. Có kỹ năng lao động sẽ giảm thất thoát cả về kinh tế lẫn công sức bỏ ra nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. Có kỹ năng lao động áp dụng đúng thời điểm sẽ tạo bước đột phá và ngược lại nếu không có kỹ năng lao động thì có vốn đầu tư mạnh thì cũng k đặt được năng suất cao nhất (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2000).

2.1.5.7. Vốn

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi dê nói riêng, vốn là nguồn cơ sở đảm bảo cho hộ nông dân có các tư liệu sản xuất, vật tư, nguyên vật liệu cũng như thuê lao động để tiến hành sản xuất kinh doanh. Tuy chăn nuôi dê không cần đầu tư nhiều vốn như chăn nuôi các loại gia súc khác nhưng nếu có đủ số vốn cần thiết hộ sẽ có điều kiện tiến hành sản xuất tốt hơn. Hộ có thể đầu tư con giống có chất lượng cao hơn như các giống dê sữa cao sản cho sản lượng lớn, các giống dê thịt tăng trọng nhanhcho chất lượng thịt thơm ngon; xây dựng chuồng trại kiên cố, hợp vệ sinh; đầu tư thêm thức ăn tinh trong khẩu phần ăn của đàn dê; mở rộngquy mô thu lại lợi ích kinh tế lớn.Từ đó chất lượng vàsố lượng sản phẩm của chăn nuôi dê được nâng lên phục vụ tốt hơn nhu cầuthị trường vì thế hiệu quả chăn nuôi dê của hộ cao hơn. Ngược lại, nếu thiếu vốn gây cản trở rất lớn trong sản xuất của hộ. Vì vậy, trong chăn nuôi dê cần có số vốn đủ đầu tư mới bảo đảm hiệu quả kinh tế cao (Trần Trang Nhung và cs., 2005).

2.1.5.8. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Trong chăn dê không tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vì nó tạo ra những giống dê có năng suất cao, chất lượng tốt. Thực tế cho thấy những hộ cập nhật nhanhtiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất trong chăn nuôi thì họ làm giàu rất nhanh. Khoa học kỹ thuật trong xử lý chất thải sẽ đảm bảo môi trường sống lành mạnh cho người dân, tái sử dụng chất thải phục vụ chính con người.Nhờ có công nghệ mà các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc… kết hợp với nhau tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt từ chăn nuôi dê. Như vậy, việc áp những tiến bộ kỹ thuật có tác dụng thúc đẩy chăn nuôi dê phát triển (Trần Trang Nhung và cs., 2005).

2.1.5.9. Chính sách vĩ mô của Nhà nước

Chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước như chính sách miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, giải quyết việc làm, hỗ trợ giống mới, kỹ thuật… các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế hộ và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp nói chung và các hộ chăn nuôi dê nói riêng (Trần Trang Nhung

và cs., 2005).

Từ những chính sách của Nhà nước cũng để xây dựng hơn nữa lòng tin

2.1.5.10. Cơ sở hạ tầng nông thôn

Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư vào thị trường nông nghiệp, nông thôn.

Cơ sở hạ tầng nông thôn tốt sẽ giúp giảm giá thành sản xuất chăn nuôi, giảm rủi ro, thúc đẩy lưu thông cũng như trao đổi giao lưu sản phẩm từ nôngnghiệp.

Cơ sở hạ tầng nông thôn tốt sẽ làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thu nhập của các hộ nông dân tăng, đời sống nông dân được nâng lên, thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện tổ chức đời sống xã hội trên điạ bàn, tạo một cuộc sống tốt hơn cho nông dân, nhờ đó mà giảm được dòng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, giảm bớt gánh nặng cho thành thị…

2.2. CƠSỞTHỰCTIỄN PHÁT TRIỂNCHĂN NUÔI DÊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)