Phương thức chăn nuôi dê được phân theo mức độ chăn nuôi gồm: thâm
canh, bán thâm canh và quảng canh; phân theo tính chất chăn nuôi thì có: Nuôi nhốt, chăn thả vàkết hợp nuôi nhốt và chăn thả.
Bảng 4.7. Phương thức chăn nuôi dê từnăm 2015 - 2017
Phương thức
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 BQ
Số hộ cấu Cơ (%) Số hộ cấu Cơ (%) Số hộ cấu Cơ (%) Số hộ cấu Cơ (%) Thâm canh 70 33 77 31 91 33 79 32,38 Bán thâm canh 86 41 104 42 126 46 105 42,99 Quảng canh 66 31 67 27 58 21 64 25,99 Tổng 212 100 248 100 275 100 245 100
Từ năm 2015 đến năm 2017 phương thức chăn nuôi chủ yếu là bán thâm
canh; số hộ tăng dần qua các năm từ 86 hộ năm 2015, 104 hộ năm 2016 lên 126 hộ năm 2017; tương đương với cơ cấu tăng lần lượt từ 41%, 42%, 46% với bình quân đạt 42,99%. Số hộ áp dụng phương thức thâm canh tăng từ 70 hộ năm
2015, 77 hộ năm 2016 lên 91 hộ năm 2017, bình quân chiếm 32,38% cơ cấu. Cơ cấu phương thức quảng canh thì giảmdần qua các năm từ 2015 - 2017 lần lượt là
31%, 27% và 21%.
Nông hộđa phần chọn phương thức bán thâm canh để tận dụng được điều kiện bãi cỏ sẵn có để tiết kiệm chi phí chăn nuôi.Phương thức quảng canh giảm qua các năm vì diện tích bãi cỏ chăn thả ngày một thu hẹp mà số lượng đàn dê lại tăng lên nên khẩu phần ăn cho dê không đảm bảo kéo theo không đạt hiệu quả kinh tế, hơn nữa chăn nuôi quảng canh dê dễ bị bệnh và khó theo dõi bệnh dịch.
Phương thức thâm canh tăng đều qua các năm và không có xu hướng giảm, mô
hình trang trại thường áp dụng phương thức này, bởi có thể tập trung theo dõi đàn dê, giảm chi phí phát sinh, phù hợp với nhân rộng quy mô đàn, hướng tới sản xuấtkinh tế hàng hóa bền vữngvà mang lại thu nhập cao.
Bảng 4.8. Phương thức chăn nuôi dê của các hộđiều tra năm 2017 Phương thức Xã Tản Lĩnh Xã Ba Trại Xã Khánh Thượng BQ Số hộ Cơ cấu (%) Số hộ Cơ cấu (%) Số
hộ Cơ cấu (%) Số hộ cấu Cơ
(%) - Nuôi nhốt 9 18 9 18 7 14 8 16,67 - Nuôi chăn thả 4 8 7 14 11 22 7 14,67 - Kết hợp 37 74 34 68 32 64 34 68,67 Tổng 50 100 50 100 50 100 50 100
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017) Theo điều tra 3 xã ta thấy, năm 2017 các nông hộ phần lớn chọn phương thức chăn nuôi dê kết hợp. Bình quân cứ 50 hộ thì có 34 hộ nuôi kết hợp, 8 hộ nuôi nhốt và 7 chăn thả; cơ cấu chăn nuôi dê có đến 68,67% nuôi kết hợp,
16,67% nuôi nhốt và 14,67% chăn thả. Xã Tản Lĩnh và Ba Trại có số hộ chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt tương đương nhau, do 2 xã có số dân đông, diện tích đồi gò không nhiều, gần đường quốc lộ lại có nhiều khu du lịch nên phương thức nuôi nhốt để phát triển kinh tế là hợp lý và hiệu quả nhất. Xã Khánh Thượng
là xã có số hộ chăn nuôi chăn thả lớn nhất (11 hộ) do diện tích 90% là núi và gò đồi nên phù hợp với phương thức chăn thả.
Như vậy,phương thức chăn nuôi nào cũng có những ưu điểm riêng để phù hợp với điều kiện của từng vùng, tuy nhiên thì điều kiện thiên nhiên nào cũng có hạn nên cần hướng các hộ chăn nuôi dê theo hướng thâm canh (nuôi nhốt) tập trung phát triển quy mô đàn, hướng tới phát triển chăn nuôi dê bền vững, đảm bảo năng suất chăn nuôi, lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.