Bài học kinh nghiệm đối với việc phát triển chăn nuôidê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 41)

Đã từ lâu con dê được coi là "bạn của người nghèo","con bò sữa của người nghèo" vì con dê có nhiều tính ưu việt, nuôi dê mang lại rất nhiều lợi ích

cho gia đình. Để phát huy hết tiềm năng sẵn có và đẩy mạnh phát triển theo hướng nông - lâm kết hợp, bài học kinh nghiệm đối với phát triển chăn nuôi dê được xác định như sau:

- Tập trung khai thác có hiệu quả các bãi chăn thả tự nhiên, diện tích đất trống đồi núi trọc, núi đá, ven rừng, khu vực ngoại ô thành phố để phát triển đàn

dê thể theo hướng hàng hoá. Chú trọng bảo vệ môi trường, môi sinh, tu bổ rừng, bảo vệ và khai thác rừng có kế hoạch, đẩy mạnh kinh tế vườn - rừng, từng bước cải thiện đời sống - văn hoá - xã hội cho nhân dân.

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê ở khu vực hộ gia đình, mở rộng hình thức liên doanh, khuyến khích phát triển trang trại nuôi dê ở các hộ có quy mô đàn lớn, có kinh nghiệm chăn nuôi và có cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Nâng cao chất lượng và số lượng đàn dê Việt Nam bằng cách:

+ Chọn lọc đàn cái nền và đực giống tốt tại các địa phương để nhân giống, tránh đồng huyết, tạo đàn cái nền để lai tạo nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất đàn dê trong nước.

+ Nhập những giống tốt của các nước theo hai hình thức: nhập tinh đông

lạnh và con giống theo hướng sản xuất sữa, thịt. Nuôi thích nghi nhân thuần và từng bước tiến hành lai tạo với các giống dê trong nước để nâng cao khả năng

sản xuấtra sữa, thịt và tạo ra giống dê mới.

+ Khuyến khích người chăn nuôi phát triển nuôi dê sữa, kết hợp nuôi kinh doanh dê thịt cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, cùng với việc tự sản xuất giống dê tại các vùng để cung cấp đủ cho nông dân.

- Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi, dần dần chuyển từ phương thức chăn thả tự do quảng canh sang phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Ba Vì

- Vị trí địa lý:

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa ở phía tây bắc thành phố Hà Nội,

có toạ độ địa lý từ 21019’40”- 21020’vĩ độ Bắc và 105017’35”- 105028’22’’ kinh

độ đông.

Phía đông giáp thị xã Sơn Tây và tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Nam giáp tỉnh Hoà

Bình. Phía Bắc và Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 42.804,37 ha. Trung tâm huyện là thị trấn Tây Đằng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 53 km theo đường quốc lộ 32. Huyện Ba Vì có đường Quốc lộ 32 chạy qua; đây là tuyến đường quốc lộ từ Hà Nội qua huyện Ba Vì đến các tỉnh phía Bắc là Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên

Bái… và có tuyến đường thủy qua phía Tây, phía Bắc và Đông Bắc huyện từ Hà

Nội đến Hoà Bình qua sông Hồng và sông Đà với chiều dài trên 70 km (Thanh

Huyền, 2017).

- Địa hình, địa thế:

Ba Vì có núi Ba Vì với đỉnh cao 1.296 m và hai con sông lớn chảy vòng quanh là sông Đà và sông Hồng, tạo nên một sắc thái riêng về tự nhiên, khả năng đa dạng hoá các loại cây trồng và phát triển kinh tế xã hội.

Nhìn chung, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, từ Tây sang Đông có thể phân thành 3 tiểu vùng khác nhau.

Vùng núi: Có diện tích tự nhiên là 19.932,11 ha chiếm 46,5% diện tích tự nhiên của toàn huyện; có 5694.80 ha đất nông nghiệp, chiếm 28,5% tổng diện tích toàn vùng. Vùng này có hai loại địa hình: Núi cao thuộc vườn Quốc gia Ba Vì, đồi thấp thuộc 7 xã miền núi. Độ cao trung bình toàn vùng từ 150 đến 300m.

Vùng đồi gò: Địa hình thấp dần từ 100 m xuống 20 - 25m theo hướng Tây Bắc thuộc địa bàn của 13 xã với diện tích tự nhiên là 14.840,15 ha chiếm 34,66% diện tích toàn huyện bao gồm 7.510,17 ha đất nông nghiệp, chiếm 50,6%; đất lâm nghiệp 1.956,4 ha chiếm 13 % diện tích của vùng.

xã, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam,từ đê sông Hồng đến tả ngạn sông Tích.

Diện tích tự nhiên của vùng là 8.032,11 ha chiếm 18,48% diện tích tự nhiên toàn

huyện gồm 3.634,59 ha đất nông nghiệp.

Ba Vì còn là tuyến phòng thủ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, vì vậy có vị trí đặc biệt quan trọng đối với Quốc phòng và An ninh.

- Thời tiết, khí hậu:

Ba Vì nằm sát phía Tây Bắc vùng châu thổ sông Hồng nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.

Qua theo dõi nhiều năm, các yếu tố khí hậu trung bình như sau:

Nhiệt độ trung bình tháng: Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ trung bình khoảng 200C, tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng 140C. Từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình đều cao trên 230C, tháng 6 và 7 có

nhiệt độ cao nhất là 350C đến 370C. Riêng vùng núi Tản Viên, từ độ cao 400m trở lên mùa hè có không khí mát mẻ, trên 700 m trở lên nhiệt độ trung bình về

mùa hè là 180C.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình đạt 1628 mm/năm, chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, với tổng lượng mưa là 1.478 mm, chiếm khoảng 91% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với tổng lượng mưa 184 mm, chiếm khoảng 9% lượng mưa cả năm.

Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình từ 85% đến 87%. Tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất 81 - 82 % vào các tháng 11 và tháng 12. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất 89 % vào tháng 3 và tháng 4.

Số giờ nắng: số giờ nắng bình quân là 1.680,7 giờ/năm. Các tháng 1, 2, 3 có số bình quân giờ nắng dưới 100 giờ/tháng. Các tháng còn lại đều có số giờ nắng trên 120 giờ/tháng, đặc biệt tháng 4 và tháng 7 số giờ nắng đạt trên 150 giờ/tháng.

Gió: hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và Đông Nam, mùa đông có gió mùa đông Bắc lạnh.Tốc độ gió trung bình 3,5 m/s (Thanh Huyền, 2017).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ba Vì

- Phân bố và sử dụng đất đai:

tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 42.402,69 ha. Trong đó đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng qua 3 năm có xu hướng giảm. Đất nông nghiệp giảm với tốc độ 3,66%/năm do đất được huy động để xây dựng các khu công nghiệp và một số được chuyển mục đích sử dụng thành đất thổ cư. Một số diện tích đất nông

nghiệp được cải tạo để trồng cây ăn quả nên diện tích này trung bình giảm. Tốc độ giảm của đất chưa sử dụng là 0,85%/năm, diện tích đất giảm xuống này được khai thác và đưa vào trồng cây lâu năm và làm đất ở.

Đất khu dân cư tăng lên qua 3 năm, tăng 3,38%/năm do nhu cầu về đất ở trên địa bàn huyện gia tăng.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ba Vì (2015 - 2017) Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp 2.728,372 64,34 2.682,836 63,27 2.615,724 61,69 Đất phi nông nghiệp 1.124,181 26,51 1.149,400 27,11 1.183,453 27,91 Đất chưa sử dụng 217.413 5,13 216.902 5,12 215.237 5,08 Đất khu dân cư 170.303 4,02 191.131 4,51 225.855 5,33

Tổng diện tích

đất tự nhiên 4.240,269 100 4.240,269 100 4.240,269 100

Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Ba Vì (2017)

Nhìn chung, sự biến động về đất đai theo xu hướng thuận. Đất nông nghiệp giảm, đất phi nông nghiệp tăng và đất chưa sử dụng giảm dần là dấu hiệu tốt trong vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên đất đai của huyện. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng các loại đất trong thời gian qua còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Vì thế, trong thời gian tới huyện cần có đầu tư nhiềuhơn nữa để khai thác và sử dụng đất hợp lý hơn góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.

- Dân số và lao động:

Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi năm Ba Vì có khoảng 1000 người bước vào tuổi lao động, yêu cầu việc làm mới. Ngoài ra do chuyển đổi sản xuất nhu cầu tạo thêm việc là rất lớn. Giai đoạn 2015 - 2017, Ba Vì đã tạo thêm bình quân mỗi năm khoảng 7.700 - 7.800 việc làm mới, năm 2017 tạo việc làm cho 10.750 lao động, tỉ lệ không có việc làm chỉ trên dưới 2%.

phát triển cao của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong những năm tới, đặc biệt là những ngành công nghiệp không truyền thống và công nghệ cao là một đòi hỏi lớn. Ba Vì là huyện có lợi thế lớn - gần kề các trung tâm đào tạo của Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Ba Vì (2015 - 2017)

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (1000 người) cấu (%) Số lượng (1000 người) cấu (%) Số lượng (1000 người) cấu (%) 1. Tổng dân số 265.635 100 265.960 100 266.425 100 - Nam 133.535 50,27 133.726 50,31 133.976 50,29 - Nữ 132.100 49,73 132.234 49,69 132.449 49,71 2. Số hộ gia đình 59.073 Hộ 60.254 Hộ 60.857 Hộ - Số hộ nông nghiệp 41.957 Hộ 40.727 Hộ 40.220 Hộ

- Số hộ phi nông nghiệp 17.116 Hộ 19.527 Hộ 20.637 Hộ 3. Tổng số LĐ trong độ

tuổi 137.194 100 137.766 100 138.021 100

- Nông-Lâm-Thủy sản 101.391 74 101.211 73,5 101.019 73,2 - Phi nông nghiệp 35.803 26 36.555 26,5 37.002 26,8 4. Lao động đã qua đào tạo 22.298 16,6 25.231 18,3 26.872 19,47

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Ba Vì (2017)

Tổng dân số toàn huyện năm 2015 là 265.635 nghìn người, đến năm 2017

là 266.425 nghìn người. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2017 là 138.021

nghìn người, chiếm 51,8% dân số toàn huyện. Lao động làm việc trong ngành phi nông nghiệp năm 2017 là 37.002 nghìn người; tỉ lệ lao động khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 74% năm 2015, giảm dần xuống 73,5% năm 2016 và 73,2% năm 2017. Ngược lại các ngành phi nông nghiệp tăng từ 26% năm 2015 lên 26,5% năm 2016 và 26,8% năm 2017 tỉ lệ thất nghiệp đối với lao động có khả năng lao động trong độ tuổi khoảng 3,9 - 4%. Số người lao động được giải quyết việc làm bình quân mỗi năm khoảng 9 - 10 nghìn người, năm 2017 đạt 10.750 người, tỉ lệ lao động qua đào tạo năm 2017 đạt 19,47% tổng số lao động trong độtuổi.

- Cơ sở hạ tầng:

Hệ thống giao thông: Trên địa bàn huyện có 15,5km đường quốc lộ, 115 km đường tỉnh lộ, 36,2km đê Đại Hà, 151km đường huyện lộ, 950km đường trục

xã, thôn, xóm. Đường quốc lộ 32 đã được nâng cấp xong năm 2006, 11/11 tuyến đường tỉnh lộ đã được trải nhựa còn lại. Các tuyến đường huyện lộ, đường du lịch đã bê tông hoá, nhựa hoá được 90%. Hệ thống đường giao thông nông thôn đến nay đãkiên cố hoá được 208km (đường trục xã 25km, đường ngõ xóm 183km).

Điện: Toàn huyện có 114,6 km đường dây trung thế, 156 trạm biến áp với tổng dung lượng 28.855 KVA, 1.247 km đường dây hạ thế, với tổng số 49.648 công tơ các loại, bảo đảm 100% số hộ được dùng điện sinh hoạt. Hiện tại hệ thống đường dây được xây dựng từ lâu, dây hạ thế chủ yếu là dây trần thất thoát điện lớn, máy biến áp công suất chưa đủ thường xuyên bị tụt áp. Sản lượng điện thiếu thường xuyên xảy ra mất điện (Phòng Kinh tế huyện Ba Vì, 2017).

- Giáo dục:

Toàn huyện có 36 trường mầm non, 35 trường tiểu học, 36 trường THCS,

7 trường THPT.

Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS và THPT

toàn huyện đến hết năm 2017: đạt yêu cầu

Tỷ lệ trẻ em được đến trường theođộ tuổi: đạt 98,6%;

Tỷ lệ trẻ em tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc và dạy nghề năm 2017 đạt 99,4%, tăng 0,4% so với năm trước; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt

99,3%, tăng 14,2% so với năm trước.

Về đội ngũ giáo viên: trình độ giáo viên đạt chuẩn ngày một nâng lên: cấp mầm non đạt 100%, tăng 15,1% so với năm 2016, cấp tiểu học và THCS đạt 100%.

Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo: những năm gần đây được nâng lên rõ rệt.

- Y tế:

Công tác y tế đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, phòng chống các dịch bệnh góp phần chăm sóc nâng cao sức khỏe của nhân dân. Thành lập Phòng Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, kiện toàn bổ sung cán bộ y tế các trạm xá xã, thị trấn; 4 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế nâng tổng số xã được công nhậnđạt chuẩn lên 15 xã.

- Về trồng trọt:

Tổng diện tích trồng trọt trên địa bàn huyện năm 2017 là 26.381 ha, tăng 615 ha so với năm 2016 nhưng đã giảm 534 ha so với năm 2015, chủ yếu là do giảm diện tích trồng cây lương thực, nhiều nhất là lúa. Trong khi diện tích cây

công nghiệp, cây trồng làm thức ăn cho gia súc có xu hướng tăng lên. Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm bình quân trên 1 ha canh tác đều tăng lên, lần lượt đạt 75 triệu đồng năm 2015, tăng 2,02 lần so với năm 2013. Hệ số sử dụng đất năm

2017 khá cao, đạt trên 2,4 lần năm 2016.

Bảng 3.3. Năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Ba Vì (2015 - 2017)

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1. Cây lúa 43,2 85.403 59,2 81.070 55,5 69.677 2. Cây ngô 41,6 21.158 53,2 20.245 52,6 19.745

3. Cây khoai lang 72 16.453 76 16.574 95 16.625

4 Cây sắn 120,3 13.796 123 13.667 144 14.931

5. Cây khoai sọ 165 1.167 171 1.243 187 1.340

6. Cây dong giềng 149 2.664 152 2.880 153 3.202

7. Rau các loại 137 2.225 135 26.912 142 29.646

8. Đậu các loại 10,8 254 8,5 403 10,6 567

9. Cây đỗ tương 15 2.751 16 2.985 20,2 3.031

10. Cây lạc 19,2 1.968 18,6 2.117 21,9 1.963

11. Cây thức ăn gia súc 310 8.980 315 9.370 331 9.811 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Ba Vì (2017) Theo số liệu ở bảng 3.3 cho thấy năng xuất và sản lượng các loại cây trồng trên địa bàn huyện là khá cao. Ngoài mục tiêu phát triền ngành trồng trọt thì sản xuất trồng trọt với năng xuất cao còn phục vụ phát triển ngành chăn nuôi và các ngành khác trên địa bàn huyện. Một số loại cây có sản lượng giảm qua các

năm là do diện tích trồng đã giảm xuống; như cây lúa: năm 2015 sản lượng đạt 85.403 tấn, năm 2016 là 81.070 và 2017 còn 69.677 tấn; thay vào đó là các loại cây trồng có tiềm năng phục vụ cho ngành chăn nuôi đều có năng xuất và sản

lượng cao. Cây thức ăn gia súc có năng suất năm 2015 là 310 tạ/ha, năm 2016 là

2017, 2017 lần lượt là 8.980 tấn, 9.370 tấn và 9.811 tấn. Vì vậy, đây là địa bàn có

điều kiện rất thuận lợi cho phát triền chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi các loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)