Ngày 10/11/2015, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 4653/QĐ- BNN-CN về Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi dê sữa, dê thịt tại Việt Nam (gọi là VietGAHP chăn nuôi dê sữa, VietGAHP chăn nuôi dê thịt). Quy trình này áp dụng để thực hành chăn nuôi dê sữa tốt nhằm đảm bảo chất
lượng sản phẩm sữa dê tươi nguyên liệu an toàn thực phẩm; an toàn môi trường, sức khỏe và phúc lợi xã hội.
Bảng 4.15. Công tác thú y tại các xã điều tra năm 2017
ĐVT: Chi phí thuốc thú y: Tr.đ
Tiêu chí
Tính chung Xã Tản Lĩnh Xã Ba Trại Xã Khánh Thượng Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1. Các loại bệnh 469 100 143 100 128 100 198 100 Lở mồm long móng 50 10,7 13 9,1 14 10,9 23 11,6 Tiêu chảy 61 13,0 20 14,0 19 14,8 22 11,1 Viêm phổi 32 6,8 11 7,7 9 7,0 12 6,1 Bệnh đậu 72 15,4 22 15,4 19 14,8 31 15,7
Viêm ruột hoại tử 24 5,1 6 4,2 8 6,2 10 5,1
Tụ huyết trùng 21 4,5 5 3,5 5 3,9 11 5,6 Giun, sán 71 15,1 23 16,1 17 13,3 31 15,7 Sán lá gan 22 4,7 7 4,9 6 4,7 9 4,5 Ngoại sinh trùng (Ve, rận…) 116 24,7 36 25,2 31 24,2 49 24,7 2. Chi phí thuốc thú y 39.209 83,36 11.955 83,36 10.701 83,36 16.553 83,36 Nguồn: Tổng hợptừphiếu điều tra (2017)
Theo bảng điều tracác hộthì các bệnh ngoại sinh trùng, bệnh giun sán, bệnh đậu, bênh tiêu chảy và bệnh lở mồm long móng là những bệnh thường xuyên dê mắc phải. Qua nhóm các xã điều tra thì trung bình 100 con thì có khoảng 25 con
(chiếm tới 24,7%) bị bệnh do các ngoại sinh trùng như ve, giận, nấm…; bệnh đậu chiếm 15,4%, bệnh giun sán chiếm 15,1%, tiêu chảy chiếm 13%, lở mồm long
những bệnh có thể lây lan rất nhanh; bệnh tụ huyết trùng chiếm 4,5% nhưng nguy cơ chết lên tới 90 - 100%. Chi phí thuốc thú y của các hộ điều tra cũng chiếm tới
83,36%. Vì vậy, công tác phòng bệnh cho đàn dê là vô cùng quan trọng.
Theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt thì vệ sinh chuồng trại, là việc làm chính trong công tác thú y cần các nông hộ phải tiến hành thường xuyên, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe của đàn dê nhưng cũng chưa được các nông hộ quan tâm. Từ kết quả điều tra cho thấy: nông hộ chủ yếu dọn vệ sinh chuồng trại theo tuần (chiếm 64%), việc dọn định kì hàng ngàychỉ chiếm 20% vàrất ít được các nông hộ thực hiện, vì vậy đã ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sản xuất của đàn dê.
Công tác phòng trị bệnh cho dê ngày càng được các nông hộ quan tâm thực hiện. Năm 2017, tỷ lệ tiêm phòng đàn dê củacác nông hộ trung bình đạt đến 80%. Điều này cho thấy người chăn nuôi đã dần dần có ý thức trong việc phòng bệnh cho đàn dê.
Dê là loài vật nuôi thích sạch sẽ, thích khô ráo, trong kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho dê thì việc xây dựng chuồng trại hợp lý sẽ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng đàn dê. Chuồng chăn nuôi dê phải có sàn, có mái che cẩn thận. Trong chuồng nuôi phải làm máng ăn cho dê.
Bảng 4.16. Kỹ thuật vệ sinh vàphòng bệnh cho đàn dêở nhóm hộ điều tra năm 2017
ĐVT: %
Chỉ tiêu Xã Tản Lĩnh Xã Ba Trại Xã Khánh Thượng
1. Chuồng trại
∗Đạt 98 93 92
∗Chưa đạt 2 7 8
2. Vệ sinh chuồng trại
- Hàng ngày 20 24 28
- Hàng tuần 64 63 53
- Hàng tháng 16 13 19
3. Phòng bệnh truyền nhiễm 81 80 79
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)
Các nông hộ cũng đã chủ động tham gia các buổi tập huấn về kỹ thuật chăm sóc và cách phòng chống dịch bệnh cho đàn dê. Tiêm phòng định kỳ cho
đàn dê theo hướng dẫn của cán bộ thú y và trạm thú y huyện.
Bảng 4.17. Công tác chữa bệnh cho đàn dê ở nhóm các hộđiều tra năm 2017 Chỉ tiêu Xã Tản Lĩnh(hộ) Xã Ba Trại (hộ) Xã Khánh Thượng (hộ) Tỷ lệ
(%)
1. Tách dê bệnh và bán dê 2 3 2 4,67
2. Tự chữa bệnh cho dê 18 12 20 33,33
3. Mời cán bộ thú y đến chữa 30 35 28 62,00
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)
Bảng 4.17 đã cho thấy thực tế các hộ thực hiện chữa bệnh cho dê chưa nghiêm túc, khi dê mắc bệnh vẫn còn 4,67% hộ mang dê đi bán để thu lợi nhuận, không tuân thủ nguyên tắc an toàn thực phẩm; còn 33,3% hộ dựa trên kinh nghiệm để tự chữa bệnh cho đàn dê. Nguyên do của những thực tại này là tư tưởng tiếc của, nhận thức và trình độ của các nông hộ chưa cao nên cần tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân.