Khuyến khích liên kết giữa hộ nơng dân và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 105 - 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị

4.4.2 Khuyến khích liên kết giữa hộ nơng dân và doanh nghiệp

Bổ sung, hoàn thiện hợp đồng liên kết giữa hộ nông dân trồng chè và doanh nghiệp. Hợp đồng kinh tế là căn cứ pháp lý bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tha gia và là cơ sở để cơ quan pháp luật xét xử khi có tranh chấp. Vì vậy, để giảm thiểu những vi phạm thì hợp đồng phải chặt chẽ, rõ ràng, có tính ổn định và bền vững. Hợp đồng phải quy định rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của các bên để tránh thực hiện không đúng như điều khoản đã ghi trong hợp đồng.Doanh nghiệp cần đưa ra các chế độ thưởng phạt một cách chi tiết, bổ sung vào hợp đồng để các hộ nông dân thực hiện nghiêm chỉnh. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc tránh vi phạm hợp đồng dẫn đến hai bên đều mất niềm tin vào mối liên kết này.

Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới cho các hộ nông dân để nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng cao chất lượng chè.

Tuyển chọn các giống chè mới đưa vào sản xuất: Việc tuyển chọn những giống mới cho năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất. Bên cạnh việc lựa chọn giống mới thì doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc phổ biến khao học kỹ thuật cho các hộ sử dụng các loại giống chè mới về cách trồng, chăm sóc, phịng trừ sauau bệnh, thu hái,...

Hoàn thiện phương thức thanh toán tiền cho các hộ trồng chè: Hiện tại doanh nghiệp cịn thanh tốn tiền chậm cho hộ nông dân. Trong khi ký hợp đồng với hộ nơng dân có ghi doanh nghiệp sẽ thanh tốn hàng sau 1 tuần kể từ khi cân, mua sản phẩm của hộ nhưng thường phải sau gần 1 tháng, có khi 2 tháng doanh nghiệp mới thanh toán cho hộ. Việc chậm thanh tốn đã làm mất lịng tin của hộ vào doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp giảm xuống. Chính vì vậy, trong thời gian tới daonh nghiệp cần chủ động nguồn vốn hơn nhằm thanh toán kịp thời cho người nông dân nhất là trong các dịp lễ tết. Nếu giải quyết được vấn đề này sẽ khuyến khích các hộ nơng dân tham gia liên kết với doanh nghiệp. Mặt khác, phương thức thanh tốn cần tìm những biện pháp sao cho các hộ nông dân trồng chè nhận được tiền một cách nhanh nhất.

Thay đổi hình thức liên kết với hộ thu gom: Hiện tại, doanh nghiệp liên kết với các hộ thu gom bằng miệng. Tuy hình thức này tạo cho doanh nghiệp một nguồn đầu vào tương đối ổn định về giá cả, chất lượng và khối lượng chè búp tươi nhưng khi thị trường biến động giá bất ngờ, nguồn hàng khan hiếm thì doanh nghiệp dễ gặp phải những phản ứng né tránh của người thu gom hoặc đòi ép giá của thương lái hoặc bán cho cơng ty khác. Chính vì vậy, việc ký hợp đồng bằng văn bản với những hộ thu gom này thì doanh nghiệp sẽ chắc chắn được nguồn nguyên liệu đầu vào của mình hơn, giảm được chi phí giao dịch và chi phí quản lý.

Tổ chức tọa đàm với người thu gom và hộ nông dân trồng chè: DN chế biến chè cần tổ chức các buổi tạo đàm giữa các đối tượng tham gia liên kết với doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp, người thu gom, địa diện hộ trồng chè. Trong đó có sự tham gia của các ngành có liên quan nhằm giải quyết các vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện liên kết bằng hợp đồng văn bản và hợp đồng miệng. Tại buổi tọa đàm này hộ nơng dân có thể nêu lên những khó khăn vướng mắc, băn khoăn của mình về giống chè, về giá cả, về các chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp,... Về phía doanh nghiệp chỉ giải đáp các thắc mắc đó, giải thích rõ ràng các chính sách của doanh nghiệp. Qua đó các đối tượng của buổi tọa đàm có thể hiểu rõ nhau hơn liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ngày càng bền chặt.

Xây dựng phương án chia sẻ rủi ro giữa các bên tham gia liên kết: Khi xảy ra rủi ro như thiên tai đột biến, dịch bệnh gây mất mùa, giá cả tăng đột biến và các nguyên nhân bất khả kháng thì các thành viên tham gia liên kết (doanh nghiệp, hộ thu gom, hộ nông dân) phải tham gia kiểm tra bàn bạc thảo luận để

tìm ra một cơ chế thích hợp giải quyết thỏa đáng lợi ích các bên để khơng bên nào cảm thấy thiệt thòi. Về cơ bản sự tôn trọng đã ký kết kể cả về giá cả là nguyên tắc quan trọng đảm bảo sự hợp tác lâu dài trong cơ chế thị trường. Sự thảo luận cơng khai dân chủ bình đẳng giữa các bên là điều kiện khơng thể thiếu được trong liên kết kinh tế. Doanh nghiệp cần triển khai vấn đề này trong tương lai để có thể chia sẻ rủi ro cho các bên.

Xây dựng phương án huy động vốn: Trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình, doanh nghiệp ln cần có một lượng vốn dồi dào để có kế hoạch sản xuất dài hạn. Lượng vốn sản xuất, kinh doanh thiếu nên đã xảy ra tình trạng thanh tốn chậm trễ cho các hộ nơng dân, gây mất uy tín của doanh nghiệp với hộ nơng dân trong q trình liên kết.

Doanh nghiệp có thể có các phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, hợp lý để có thể vay vốn từ các ngân hàng, tạo dựng niềm tin và xây dựng hình ảnh tốt đẹp của mình trong mắt các ngân hàng trên địa bàn tỉnh (ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng cơng thương, ngân hàng phát triển,...), từ đó tạo mối liên kết chặt chẽ với các ngân hàng, để các ngân hàng coi doanh nghiệp là một đối tác làm ăn lâu dài, hiệu quả, một đối tác chiến lược làm ăn của các ngân hàng.

Có thêm những chính sách khuyến khích cho hộ nơng dân trồng chè: Doanh nghiệp cần có chính sách khuyến khích những hộ trồng chè đầu tư để tăng năng suất và phát huy tối đa nguồn lực tự có của hộ, tạo ra sự ganh đua trong sản xuất giữa các hộ với nhau. Những chính sách doanh nghiệp có thể đưa ra đó là: đề xuất mức giá mua hợp lý theo mức bình quân cả nước, thưởng cho các hộ có sản lượng chè vượt định mức bằng cách giảm một nửa tiền vật tư hoặc có thể thưởng cho các hộ có con học giỏi đạt cấp huyện hoặc cấp tỉnh,... Chính sách khuyến khích này khơng những nhằm tạo ra động lực cho các hộ thi đua sản xuất mà cịn đảm bảo cho doanh nghiệp có một nguồn nguyên liệu ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)