Yếu tố áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 103 - 104)

Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ là điều kiện để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giá thành sản xuất và đặc biệt tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường sản phẩm. Tiến bộ khoa học thì thường xuyên được nghiên cứu cải tiến sáng chế để đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Vì vậy người sản xuất cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, đồng nghĩa với việc liên kết với các nhà khoa học để đẩy mạnh nhất là liên kết để đảm bảo chất lượng hàng hóa. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất với máy móc thiết bị hiện đại sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm công lao động chân tay nâng cao hiệu quả sản xuất. Sản xuất có kỹ thuật giúp hộ nông dân nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm chè búp tươi của mình. Hơn nữa còn giúp hạn chế những rủi ro, mất mát trong quá trình sản xuất, khi có dịch bệnh xảy ra (cây chè là cây trồng chịu nhiều tác động từ các loại sâu bệnh). Nhiều khi chỉ vì trồng hay chăm bón không đúng kỹ thuật mà người nông dân phải chịu mất trắng. Khi sản xuất chè búp tươi của hộ chịu rủi ro thì nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất chè của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Chè búp tươi cho năng suất cao,

chất lượng tốt sẽ tạo ra một nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào, chất lượng chè thành phẩm được nâng lên, chè nguyên liệu chất lượng kém, năng suất thấp sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng chè thành phẩm, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất chè của doanh nghiệp.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung và tại doanh nghiệp tư nhân chế biến chè tại Tam Đường nói riêng đang cố gắng củng cố lại thương hiệu chè của mình, tạo uy tín cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế về sản phẩm chè có chất lượng. Để thực hiện được điều đó thì trong quá trình sản xuất phải đảm bảo tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Tuy nhiên, việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân, cơ quan nào về tổ chức, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hái, chế biến chè cho người nông dân và cán bộ doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Hàng năm, doanh nghiệp thường cử cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp đi học hỏi, tiếp thu những kỹ thuật mới về chăm sóc, thu hái, chế biến chè. Doanh nghiệp còn mời cán bộ kỹ thuật về tập huấn cho bà con nông dân về các kỹ thuật như kỹ thuật bón phân, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật thu hái, kỹ thuật đón, tỉa cây chè, giải đáp những thắc mắc về kỹ thuật của hộ nông dân,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)