Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 48 - 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình đất đai

Diện tích tự nhiên của huyện Tam Đường là 68.452,38 ha, chiếm 7,55% diện tích đất tự nhiên của tồn tỉnh. Địa hình chủ yếu là đồi núi, có khả năng phát triển kinh tế rừng, trồng các loại cây lâu năm lại giá giá kinh tế cao đặc biệt là cây chè.

Qua bảng 3.1 ta thấy diện tích đất sản xuất nơng nghiệp giảm dần qua các năm. Đến năm 2016, diện tích đất nơng nghiệp đã giảm cịn 13.407,18 ha chiếm 19,59% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình qn mỗi năm diện tích đất nơng nghiệp giảm đi 0,22%. Nguyên nhân của việc giảm này là do sau khi có dự án làm các cơng trình cơng cộng đất chuyên dùng tăng lên vì đầu tư được mở rộng đường giao thơng, đất xây dựng cơ bản, cơng trình phúc lợi. Điều đó cho thấy nền kinh tế xã hội của huyện Tam Đường ngày càng phát triển theo chiều hướng có lợi, giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp. Cịn diện tích đất chưa sử dụng năm 2016 là 22.881,01ha chủ yếu là đất núi đá chưa sử dụng khơng có khả năng canh tác (UBND huyện Tam Đường, 2017).

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Tam Đường qua 3 năm (2014 – 2016)

STT LOẠI ĐẤT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 15/14 16/15 BQ Tổng DT đất tự nhiên 68.452,38 100,00 68.452,38 100,00 68.452,38 100,00 100,00 100,00 100,00 I DT đất nông nghiệp 43.765,05 63,94 43.662,95 63,79 43.574,18 63,66 99,77 99,80 99,78 1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.872,02 17,34 12.544,77 18,33 13.407,18 19,59 105,67 106,87 106,27 1.1 Đất trồng cây hàng năm 10.633,87 15,53 11.219,22 16,39 10.930,75 15,97 105,50 97,43 101,39 1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.238,15 1,81 1.325,55 1,94 2.476,43 3,62 107,06 186,82 141,43 2 Đất lâm nghiệp 31.661,32 46,25 30.887,90 45,12 29.941,80 43,74 97,56 96,94 97,25 3 Đất nuôi trồng thủy sản 211,21 0,31 211,03 0,31 206,55 0,30 99,91 97,88 98,89 4 Đất nông nghiệp khác 20,50 0,03 19,25 0,03 18,65 0,03 93,90 96,88 95,38 II Đất Phi nông nghiệp 1.729,45 2,53 1.852,86 2,71 1.997,19 2,92 107,14 107,79 107,46 III Đất chưa sử dụng 22.957,88 33,54 22.936,57 33,51 22.881,01 33,43 99,91 99,76 99,83

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Đường (2016)

Trong diện tích đất dành cho nơng nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm chủ yếu. Năm 2014, diện tích trồng cây hàng năm chiếm đến 89,57% tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của huyện. Đến năm 2016, diện tích này có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Xu hướng biến động qua 3 năm cho thấy diện tích đất trồng cây hàng năm bình quân mỗi năm tăng 1,39%.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện được giữ ổn định có tỷ lệ tăng nhanh. Năm 2014 là 1.238,15ha chiếm 10,43% tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp. Bình qn mỗi năm diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 41,43%. Nguyên nhân do diện tích đất chưa sử dụng được khai hoang, diện tích đất lâm nghiệp được người dân chuyển đổi sản trồng các cây lâu năm như: chè, nhãn.... Diện tích đất trên tăng nhanh là do nhận thấy hiệu quả kinh tế từ việc trồng các loại cây ăn quả, cây lâu năm là cao, nên các hộ nông dân tiếp tục đầu tư, thâm canh trồng các loại cây như: chè, nhãn, vải.

Đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất, năm 2014 chiếm tỷ lệ 72,34% diện tích đất nơng nghiệp. Bình qn qua 3 năm diện tích đất lâm nghiệp giảm 2,75%. Điều này cũng là dễ hiểu đối với 1 huyện miền núi như Tam Đường do nhân dân đã đầu tư phát triển và chuyển đổi sản xuất từ lâm nghiệp sang sản xuất cây lâu năm cho hiệu quả cao hơn.

Đất chưa sử dụng cịn chiếm 1 diện tích lớn, năm 2014 là 22.957,88ha, chiếm 33,54% trong tổng diện tích, và mặc dù có giảm xuống nhưng mức giảm khơng đáng kể. Đến năm 2016 diện tích đất chưa sử dụng vẫn cịn 22.881,01ha, chiếm 33,43% trong tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong những năm tới địa phương cần có những giải pháp để tận dụng triệt để mọi tiềm năng đất đai, đưa vào khai thác một diện tích lớn đất đồi chưa sử dụng, vừa góp phần cải tạo, bồi dưỡng, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất.

Số liệu bảng 3.1 cho chúng ta thấy tình hình đất đai của huyện ít có biến động giữa diện tích các loại đất. Diện tích đất tự nhiên theo phịng Tài ngun và Mơi trường huyện thì khơng thay đổi qua các năm là 68.452,38ha.

3.1.2.2. Điều kiện kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện phát triển theo xu hướng tích cực, tất cả các ngành sản xuất, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng,... đều có những bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Được sự quan tâm của tỉnh, dưới sự quản lý và chỉ đạo của Huyện uỷ,

UBND huyện về phát triển kinh tế - xã hội, bước đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tích cực, sử dụng ngày càng có hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phương. Đã chuyển dần từ nền kinh tế tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, xu hướng chuyển dịch kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu chung của nền kinh tế (UBND huyện Tam Đường, 2017).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm 2016 là 16,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 21,5 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2016 như sau:

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Tam Đường 2016

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Tam Đường (2016)

a. Sản xuất Nông Lâm nghiệp

Là huyện vùng cao, hàng năm thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất. Nông - lâm nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện, là nguồn thu nhập chính của phần lớn dân cư trong huyện. Trong những năm gần đây ngành này đã có sự tăng trưởng khá, nhưng chủ yếu vẫn mang tính tự cung, tự cấp. Bình qn lương thực đạt 769 kg/người.

Một số cây trồng như dong giềng, chè... bước đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung. Một số loại dược liệu có giá trị cũng từng bước được đầu tư trồng và chăm sóc như thảo quả, trẩu…

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, tổ chức tiêm phòng định kỳ, nên đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định tuy nhiệt do thời tiết biến động khó lường, lạnh kỷ lục làm cho gia súc chết nhiều. Khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước đưa vào ni trồng thủy sản. Tổng diện tích ni trồng ước 206.55ha, sản lượng 531 tấn (UBND huyện Tam Đường, 2017).

Tích cực tuyên truyền Luật bảo vệ rừng; tăng cường kiểm tra công tác PCCCR tại các xã, thị trấn; tỏ chức phát dọn 52,7km đường băng trắng ngăn lửa. Trồng mới được 787ha rừng.

b. Thương mại, Dịch vụ

Tiếp tục có bước tăng trưởng khá, giá cả thị trường đều có biến động nhẹ ở các nhóm lương thực, thực phẩm. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh trên địa bàn đạt 123.300 triệu đồng.

Huyện đã tăng cường quảng bá, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn liền với phát triển du lịch, tổ chức thành công ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Tam Đường; du lịch văn hóa cộng đồng bản Nà Cà, Nà Hiềng, Nà Luồng, Thác Tác Tình bước đầu có hiệu quả; bàn giao quản lý động Tiên Sơn với công ty cổ phần Minh Sơn (UBND huyện Tam Đường, 2017).

c. Sản xuất công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp

Tăng cường quản lý hoạt động về sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 đạt 3.8016 triệu đồng trong đó: Cơng nghiệp khai thác đạt 13.832 triệu đồng, công nghiệp chế biến 15.171 triệu đồng. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước 10.013 triệu động.

3.1.2.3. Tình hình xã hội

Huyện Tam Đường có 52.373 nhân khẩu, với 12.180 hộ, trong đó dân số khu đơ thị có 5.432 người, chiếm 10,37% dân số tồn huyện, dân số nơng thơn có

46.941 người, chiếm 89,63%. Mật độ dân số bình quân 77 người/Km2 là huyện

miền núi nên mật độ dân số huyện Tam Đường rất thấp và phân bố không đồng đều, tập trung đông ở các vùng trũng, bằng phẳng, thung lũng, mật độ dân số cao

nhất ở thị trấn Tam Đường với 322 người/Km2 và thấp nhất là ở xã Sơn Bình với

Số người trong độ tuổi lao động là 31.572 người chiếm 60,28% dân số của huyện. Trong khi đó số người thực tế tham gia lao động là 30.747 người chiếm 58,7% dân số. Số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp là 21.104 người chiếm 74,71% số lao đông tham gia hoạt động trong các ngành kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi để nơng nghiệp có thể phát triển mạnh, bền vững ở trong huyên. Tuy vậy do điều kiện tự nhiên khó khăn, phần lớn số lao động có trình độ thấp và chưa qua đào tạo, số lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cịn thấp, trình độ quản lý của nhiều cán bộ còn bộc lộ nhiều non kém nên tình hình sản xuất, kinh tế của huyện cịn gặp nhiều khó khăn cần những bước đi mới để tạo ra sự chuyển biến trong tương lai.

Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Tam Đường năm 2016

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Tổng số hộ Hộ 12.180

2 Tổng số nhân khẩu Người 52.373

3 Tỷ lệ gia tăng dấn số % 2,21

4 Mật độ dân số Người/km2 77

5 Tổng số lao động Người 31.572

5.1 Lao động trong các ngành kinh tế Người 28.245 5.2 Lao động khu vực nhà nước Người 2.385 5.3 Số người trong độ tuổi lao động đang đi học Người 825 5.4 Số lao động khác Người 117

6 Một số chỉ tiêu bình quân

6.1 Nhân khẩu/hộ Nhân khẩu/hộ 4,3 6.2 Lao động/hộ Lao động/hộ 2,6 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đường (2016)

- Dân tộc: Huyện Tam Đường có 12 dân tộc cùng chung sống, trong

đó dân tộc thiểu số chiếm đa số, trên 84%, đời sống của các dân tộc cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao.

- Văn hóa: Là một huyện miền núi, đa dân tộc nên huyện Tam đường có sự xuất hiện của nhiều dạng văn hóa phong phú. Các hoạt động văn hóa vào ngày lễ, tết thu hút rất đông người dân tham gia, các trò chơi truyền thống, dân gian của các dân tộc thiểu số miền núi được thể hiện đậm nét thu hút được nhiều sự chú ý của người dân trong huyện.

Trong huyện cũng xây dựng nhiều sân vận động thể thao, 1 số nhà thi đấu thể thao cũng được đầu tư xây dựng tạo điều kiện cho mọi người dân đều có thể tham gia tập thể dục thể thao và các hoạt động trò chơi dân gian. Nhờ được đầu tư tốt nên các vận động viên thể thao của huyện cũng đạt được nhiều thành tích trong các lần đại hội thể dục thể thao toàn tỉnh.

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

a. Hạ tầng giao thơng

Tồn huyện có trên 60,3 km đường Quốc lộ, 12,48 km đường giao thông nội thị, 103,11 km đường giao thông liên xã và 406,58 km đường dân sinh. Những tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 32 và 4D) qua huyện được trải nhựa, hàng năm thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng đảm bảo chất lượng đường giao thông miền núi. Các xã trong huyện đã có đường xe ơtơ đến trung tâm xã, cơ bản đã có đường xe máy đi đến các bản, tỷ lệ bản có đường giao thơng đến bản được cứng hóa đạt tỷ lệ 82,7%. Tuy nhiên, cịn một số tuyến đường vẫn là đường đất, chưa được nâng cấp, mở rộng nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại, lưu thơng

hàng hóa của người dân địa phương nhất là vào mùa mưa (UBND huyện Tam

Đường, 2017).

- Hệ thống đường giao thơng liên xã của tồn huyện có 103,11 km, trong đó có 86,12 km đã được trải nhựa, chiếm 83,5%; 3 km đường bê tông, chiếm 2,9%; 14 km đường đất, chiếm 13,9%.

- Đường liên bản dài 69,197 km, trong đó láng nhựa 1,8 km, 25,793 km, cấp phối 18,974 km, đường đất 22,63 km.

- Đường trục bản: 117,72 km, trong đó láng nhựa có 4,57 km, BTXM 69,34 km, đường đất 43,81 km.

- Đường ngõ bản: 89,56 km, BTXM 47,71 km, đường đất 41,85 km. - Đường nội đồng: 138,84 km, BTXM 34,59 km, cấp phối 0,8 km, đường đất 103,47 km.

Nhìn chung, giao thơng đường bộ đã có tác động tích cực đến sản xuất, đời sống, giao lưu hàng hoá và lan tỏa văn minh đô thị vào khu vực nông thơn. b. Hạ tầng điện, bưu chính viễn thơng

- Hạ tầng lưới điện: Đến nay, đã có 100% số xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, trên 96% số bản trên địa bàn huyện đã có hệ thống trạm biến áp cung cấp điện lưới quốc gia cho các bản.

- Hạ tầng bưu chính, viễn thơng: Đến nay, đã có 100% số xã, thị trấn được phủ sóng phát thanh truyền hình. 100% xã, thị trấn có đường điện thoại đến UBND xã, thị trấn, hệ thống bưu chính xã được củng cố có thư báo trong ngày. Mức độ đảm bảo thơng tin liên lạc thơng suốt trong mọi tình huống. Tuy nhiên, tại một số bản ở xa trung tâm xã vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, một phần đã tự sử dụng máy phát điện nước gia đình, gây khó khăn lớn cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Đến hết năm 2016, 14/14 xã/thị trấn trên địa bàn huyện đã được kết nối hệ thống Internet cáp quang tốc độ cao. 100% số xã đã được lắp đặt trạm BTS phủ sóng điện thoại di động, 3G của 3 nhà mạng Vinaphone, Viettel và Mobiphone. c. Hệ thống thủy lợi, cấp nước sinh hoạt

- Về hệ thống thủy lợi: Tổng số diện tích cần tưới của huyện là 4.844,0 ha, trong đó vụ mùa 3.430,0 ha, vụ chiêm 755,8 ha, đất màu 608,7 ha, thủy sản 49,5 ha. Tồn huyện hiện có 177 cơng trình thuỷ lợi: Tổng số km kênh mương là 369 km, trong đó: Số đã được kiên cố là 201,4 km, đạt 55%, còn lại 168 km kênh đất, chiếm 45% (UBND huyện Tam Đường, 2017).

Hệ thống cơng trình thủy lợi bước đầu đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH của huyện, nhưng về lâu dài cần có sự đầu tư hơn nữa để khai thác tối đa các tiềm năng lợi thế của huyện cho phát triển sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

- Về cấp nước sinh hoạt: Hiện nay trên địa bàn huyện có trên 100 cơng trình cấp nước sinh hoạt tự chảy, cấp nước hợp vệ sinh cho 98% hộ dân. Việc quản lý, vận hành và sử dụng còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao.

- Về thoát nước: Hệ thống thoát nước mới được kiên cố hoá 2 bên quốc lộ 4D và 32 thuộc khu vực thị trấn, xã Hồ Thầu, xã Bình Lư và xã Bản Bo, còn hầu

hết ở các khu dân cư chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước chủ động. Hệ thống nước thải sinh hoạt chung với hệ thống thốt nước tự nhiên là nguy cơ gây ơ nhiễm cho nguồn nước của huyện.

d. Hạ tầng giáo dục

Trên địa bàn huyện hiện nay có 1 trường PTDT nội trú, 14 trường mầm non, 15 trường tiểu học (trong đó có 7 trường PTDTBT), 15 trường trung học cơ sở (trong đó có 2 trường PTDTBT), 1 trường Trung học phổ thông, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 Trung tâm dạy nghề.

Tổng số phịng học hiện có 704 phịng, số phịng học kiên cố 486 phòng chiếm 69%; phòng bán kiên cố 158 phòng, chiếm 22,4%; phòng học tạm 60 phòng chiếm 8,6%.

Cơ sở vật chất trường học đã từng bước được hồn thiện, bên cạnh đó vẫn cịn nhiều điểm trường khó khăn về quỹ đất, cơ sở vật chất lớp học. Chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công tác dạy và học của cán bộ giáo viên cũng như học sinh trong huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)