Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết trong chuỗi giá trị chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 99 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết trong chuỗi giá trị chè

TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ HUYỆN TAM ĐƯỜNG

4.3.1. Cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của các hộ nơng dân, đóng vai trị là mơi trường cho các tác nhân tham gia liên kết hoạt động. Các đối tượng trong mối liên kết, mỗi đối tượng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình mà khơng quan tâm lợi ích của bên cịn lại vì vậy mà sự liên kết khơng bền vững. Mơi trường chính sách liên kết ổn định có vai trị thúc đẩy q trình liên kết diễn ra nhanh hơn, có chức năng trung gian là cầu nối cho hai bên liên kết

Đối với chính sách trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, các quy định về xử lý vi phạm hợp đồng đã được ban hành kèm theo quyết định số 80/2002/QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ nhưng chưa đồng bộ. Điều này cũng

làm cho các bên có thể sẵn sàng phá bỏ hợp đồng khi khơng có thị trường tiêu thụ hoặc khi giá thị trường cao hơn. Do đó ngay cả khi hợp đồng đã được ký kết, đặc biệt là hợp đồng tiêu thụ nông sản, nếu có sự phá vỡ hợp đồng thì bên vi phạm sẽ một mình phải gánh chịu hậu quả. Các nghị đinh được ban hành như Nghị định 135/2005/NĐ-CP và quyết định 80/2002/QĐ-TTg nhưng chưa đầy đủ và không thống nhất trong xử lý các quan hệ hợp đồng.

Hiện nay chính phủ cũng vừa phê duyệt đề án số 899/QĐ-TTg cũng đề cập tới vấn đề cần thúc đẩy hơn nữa quá trình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nơng sản, đảm bảo lợi ích hài hịa của cả doanh nghiệp nơng nghiệp cũng như người nơng dân.

Tam Đường là một huyện có nguồn lực tự nhiên cho phát triển sản xuất chè rất lớn nhưng vấn đề liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cịn gặp nhiều khó khăn, chính quyền huyện chưa tổ chức được một bộ phận nào chuyên quản lý vấn đề bao tiêu sản phẩm, HTX hình thành cũng chưa có bất kỳ một hành động nào thúc đẩy quá trình sản xuất mà chỉ là nơi cung cấp dịch vụ vật tư nơng nghiệp mà chưa có dịch vụ cung cấp giống hay phân bón cho trồng chè. Chính vì thế mà vấn đề tiêu thụ sản phẩm gần như là thả nổi cho các đối tác và hộ nông dân tự ý quyết định, thỏa thuận liên kết với nhau. Chính quyền chưa giúp các bên xác định quyền lợi và trách nhiệm, lợi ích của các bên khi tham gia liên kết. Hợp đồng liên kết lỏng lẻo, chủ yếu là buôn bán Phi chính thống và hợp đồng bằng miệng, tính pháp lý thấp do nội dung liên kết chưa đầy đủ, Chính quyền địa phương chưa chủ động đứng ra tổ chức được các hiệp hội về cung ứng đầu vào hay vấn đề bao tiêu sản phẩm, chưa có biện pháp thiết thực cụ thể hỗ trợ cho nông dân sản xuất. Vì vậy quá trình liên kết giữa các hộ dân và các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản có diễn ra nhưng mờ nhạt và diễn ra chưa thực sự hiệu quả

4.3.2. Trình độ nhân thức, năng lực, tư duy của các chủ thể tham gia liên kết

Trình độ, nhận thức, năng lực, tư duy của các chủ thể liên kết là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ chè. Người dân khơng có kiến thức tư duy về liên kết sẽ khơng hiểu về liên kết, lợi ích mà liên kết mang lại cũng như trách nhiệm của các bên tham gia. Do đó, sẽ khó thực hiện vai trị của mình trong liên kết. Hình thức liên kết ở đây chủ yếu là bằng miệng, khơng có sự liên kết bằng hợp đồng văn bản và diễn ra chủ yếu ở các hộ sản xuất vùa và sản

xuất với quy mô lớn. Đối với hộ trồng chè, mặc dù doanh nghiệp cho họ biết những thuận lợi trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè nhưng nhận thức của hộ trồng chè về liên kết, hợp đồng, trách nhiệm trong liên kết cịn nhiều hạn chế, họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không nghĩ tới lợi ích lâu dài. Mà cốt lõi là người dân sợ sự ràng buộc về pháp luật khi họ ký hợp đồng với doanh nghiệp.

Mặt khác, một số hộ khi đã ký hợp đồng với doanh nghiệp nhưng khi có tư thương vào hỏi mua với giá cao hơn thì họ vẫn bán. Mặc dù doanh nghiệp đã tạo điều kiện ứng trước cho hộ phân bón, thuốc BVTV với giá thấp hơn hoặc bằng giá thị trường nhưng được trả sau, vậy mà nhiều hộ nông dân vẫn bán chè cho các cơ sở chế biến, tư nhân khi hộ vào hỏi mua. Mặc dù nhiều khi tư thương mua của các hộ nông dân với giá thu mua bao giờ cũng thấp hơn hoặc bằng giá thu mua của doanh nghiệp. Chính những điều này đã ảnh hưởng mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu của DNTN chế biến chè.

Một thực tế khó khăn ảnh hưởng đến mối liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp là do đặc điểm của ngành chè, chè búp tươi sau khi thu hái nếu không bảo quản tốt, đặc biệt là thời tiết vào những ngày hè nắng nóng thì chè rất dễ bị héo, ảnh hưởng đến chất lượng chè và khối lượng chè khi cân. Khi cân cho doanh nghiệp, thì doanh nghiệp thường có cơng đoạn kiểm tra chất lượng chè búp tươi, vì vậy thường xảy ra mẫu thuẫn trong thu mua giữa doanh nghiệp và hộ trồng chè, từ đó dẫn đến tình trạng khơng muốn bán chè cho doanh nghiệp.

Như đã phân tích ở trên, phần lớn các tác nhân lựa chọn liên kết theo cách thức hợp đồng miệng hoặc Phi chính thống. Cách thức liên kết qua thỏa thuận miệng tiện lợi và không cần nhiều thủ tục nhưng nó lại khơng an tồn vì thiếu tính pháp lý và dễ bị thay đổi, các tác nhân chỉ thỏa thuận với nhau bằng lời nói nên khơng có cơ sở để giải quyết khi một trong hai bên vi phạm những thỏa thuận đó, cách thức liên kết này chủ yếu dựa trên quan hệ quen biết từ lâu, tin tưởng lẫn nhau. Họ thường cho rằng việc sử dụng cách thức hợp đồng văn bản thường phức tạp, không cần thiết khi giao dịch với khối lượng hàng ít. Tuy nhiên, mỗi cơ chế liên kết đều có ưu và nhược điểm của nó, đa phần người sản xuất chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc ký kết bằng hợp đồng văn bản điều này được thể hiện như sau:

Bảng 4.44. Hiểu biết của các tác nhân về vấn đề liên kết Chỉ tiêu Số lượng Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Hộ thu gom Cơ sở chế biến SL điều tra 90 15 10 Biết rõ 28 2 5

Biết nhưng không rõ 44 8 2

Không biết 18 5 3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Qua bảng cho thấy số hộ biết rõ về liên kết cịn hạn chế, chỉ có 28/90 hộ điều tra biết rõ về liên kết, chiếm 31,11% số hộ điều tra. Hộ thu gom có 2/15 hộ biết rõ về liên kết cịn 5/15 hộ khơng biết rõ về liên kết cho thấy hiện nay việc tuyên truyền cho người dân về những tác động tích cực của liên kết đem lại là vấn đề cần thiết để nâng cao tính bền vững của liên kết.

4.3.3. Biến động thị trường

Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh ln diễn ra gay gắt, quyết liệt, đó là điều tất yếu của kinh tế thị trường, nó tăng cường vào việc phát triển sản xuất, dịch vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặc dù các doanh nghiệp không cạnh tranh về chất lượng, chủng loại sản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ song các doanh nghiệp lại canh tranh rất quyết liệt về nguyên sản phẩm đầu vào..

Giá cả là yếu tố quan trọng trong việc quyết định lựa chọn các đối tác của người sản xuất. Giá cả cao hay thấp tùy thuộc vào nhiều yếu tố, để bán được với giá cao người sản xuất thường quan tâm nhiều tới việc đầu tư sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Người sản xuất thường hay quan tâm tới cái lợi trước mắt nên sẽ tìm đến đối tác nào trả cho họ giá cao nhất và thanh toán nhanh. Việc các doanh nghiệp, người thu gom đưa ra mức giá thu mua chè nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến liên kết giữa các hộ và các doanh nghiệp và người thu gom. Ngoài ra để ký kết được hợp đồng và thực hiện đúng hợp đồng thì việc giữ giá cả ổn định là điều hết sức cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên. Theo điều tra tìm hiểu, giá mà các doanh nghiệp, người thu gom liên kết thường cao hơn giá của các hộ không tham gia liên kết.

4.3.4. Vốn đầu tư sản xuất

Bất kỳ một nền sản xuất vật chất nào đều cần đến vốn để đầu tư cho sản xuất. Với những người nơng dân, đủ vốn họ sẽ có đủ các yếu tố đầu vào để tiến

hành sản xuất và dễ dàng tham gia liên kết khi có điều kiện. Qua điều tra thực tế tôi nhận thấy rằng đa số hộ sản xuất ở huyện Tam Đường đều thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất. Các ngân hàng trong huyện đã ngưng rải ngân vì vậy các hộ dân khơng có chỗ để vay thiếu vốn để mở rộng quy mô chuyển đổi hình thức sản xuất, mua đầu vào phục vụ cho sản xuất. Các thương lái thu gom cũng cần vốn

để mở rộng quy mô lĩnh vực xuất, trang thiết bị và chi phí khác. mức độ phụ

thuộc tài chính càng cao thì việc liên kết càng chặt chẽ. Qua tìm hiểu vấn đề

vốn phục vụ cho sản xuất có ảnh hưởng lớn đến vấn đề phát triển các mối liên kết, người sản xuất thì cần tiền để đầu tư cho sản xuất như mua vật tư phục vụ cho sản xuất nhất là lúc vào thời vụ chăm sóc cho cây chè, cần tiền để trang trải cho cuộc sống hay việc người sản xuất có nhân cơng nhưng khơng có đủ ngun liệu thì việc cho ứng tiền, cấp nguyên liệu cho hộ sản xuất sẽ góp phần làm cho mối liên kết bền chặt. Tuy nhiên để có thể hỗ trợ các hộ sản xuất về mặt tài chính hay việc mua nguyên liệu cấp cho người sản xuất thì địi hỏi người thu gom và doanh nghiệp cần có một lượng vốn lớn và quan trọng là nguồn vốn tự có lớn mới có thể làm được điều này vì nếu là nguồn vốn đi vay thì sẽ phải chịu chi phí vay vốn sẽ làm cho chi phí tăng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của tác nhân.

4.3.5. Yếu tố áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ

Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ là điều kiện để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giá thành sản xuất và đặc biệt tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường sản phẩm. Tiến bộ khoa học thì thường xuyên được nghiên cứu cải tiến sáng chế để đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Vì vậy người sản xuất cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, đồng nghĩa với việc liên kết với các nhà khoa học để đẩy mạnh nhất là liên kết để đảm bảo chất lượng hàng hóa. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất với máy móc thiết bị hiện đại sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm cơng lao động chân tay nâng cao hiệu quả sản xuất. Sản xuất có kỹ thuật giúp hộ nông dân nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm chè búp tươi của mình. Hơn nữa cịn giúp hạn chế những rủi ro, mất mát trong q trình sản xuất, khi có dịch bệnh xảy ra (cây chè là cây trồng chịu nhiều tác động từ các loại sâu bệnh). Nhiều khi chỉ vì trồng hay chăm bón khơng đúng kỹ thuật mà người nơng dân phải chịu mất trắng. Khi sản xuất chè búp tươi của hộ chịu rủi ro thì nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất chè của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Chè búp tươi cho năng suất cao,

chất lượng tốt sẽ tạo ra một nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào, chất lượng chè thành phẩm được nâng lên, chè nguyên liệu chất lượng kém, năng suất thấp sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng chè thành phẩm, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất chè của doanh nghiệp.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung và tại doanh nghiệp tư nhân chế biến chè tại Tam Đường nói riêng đang cố gắng củng cố lại thương hiệu chè của mình, tạo uy tín cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế về sản phẩm chè có chất lượng. Để thực hiện được điều đó thì trong q trình sản xuất phải đảm bảo tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Tuy nhiên, việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân, cơ quan nào về tổ chức, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hái, chế biến chè cho người nơng dân và cán bộ doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn.

Hàng năm, doanh nghiệp thường cử cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp đi học hỏi, tiếp thu những kỹ thuật mới về chăm sóc, thu hái, chế biến chè. Doanh nghiệp còn mời cán bộ kỹ thuật về tập huấn cho bà con nông dân về các kỹ thuật như kỹ thuật bón phân, kỹ thuật phịng trừ sâu bệnh, kỹ thuật thu hái, kỹ thuật đón, tỉa cây chè, giải đáp những thắc mắc về kỹ thuật của hộ nông dân,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)