Kinh nghiệm của một địa phương ở Việt Nam về liên kết trong chuỗi giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 39 - 44)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Kinh nghiệm của một địa phương ở Việt Nam về liên kết trong chuỗi giá

giá trị sản phẩm chè

Việt Nam bắt đầu sản xuất chè hơn 3000 năm trước đây. Sau khi chiếm đóng Đơng Dương, thực dân Pháp đã đưa cây chè vào từ cuối thế kỷ 19. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chè và ngành chè đã trở thành ngành hàng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu quan trọng. Trong quá trình phát triển, tuy khơng tránh khỏi những thăng trầm của thị trường do sự cải cách kinh tế của Việt Nam nói riêng và của một số nước trên thế giới nói chung, nhưng cho đến nay ngành chè của Việt Nam vẫn tồn tại và vững bước trên con đường phát triển (Nguyễn Văn Thu, 2006).

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nóng ẩm, dất nước trải dài từ Bắc vào Nam với 2/3 là diện tích đất đồi núi, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Trong những năm gần đây Chính phủ, các địa phương, các tổ chức quốc tế có nhiều cơ chế chính sách đầu tư phát triển chè. Cây chè được gọi là cây xóa đói giảm nghèo và tiến lên làm giàu của nhiều hộ nơng dân. Do đó diện tích, năng suất, sản lượng chè đã khơng ngừng tăng. Song song với việc tăng trưởng về diện tích, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, giống, chế biến,… được áp dụng vào sản xuất đã không ngừng nâng cao năng

suất, chất lượng và đa dạng nguồn nguyên liệu để sản xuất ra nhiều mặt hàng chè khác nhau.

Hiện cả nước ta có 35 tỉnh thành trồng chè với tổng diện tích 131.500ha phần nhiều ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ và Tây nguyên, trên 600 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè với hơn 2.000 thương hiệu khác nhau. Đặc biệt ngành chè đã thiết lập được nhiều vùng chè chất lượng cao như: Lâm Đồng, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng,… Đồng thời Bộ NN&PTNT đã cho phép khảo nghiệm khu vực hóa trên diện rộng 7 giống chè chất lượng cao như: Bát Tiên, Kim Tuyên, Thủy Ngọc,… tại các vùng chè chủ lực . Hàng năm Việt Nam xuất khẩu chè đạt trên dưới 100 triệu USD (Nguyễn Văn Thu, 2006).

Đến nay Việt Nam đã xuất khẩu chè sang 107 nước, đứng thứ 7 về sản lượng, đứng thứ 6 về khối lượng xuất khẩu. Mặc dù vậy, sản phẩm chè Việt Nam chưa có thương hiệu trên thế giới.

Việt Nam đã chế biến được khoảng 15 loại chè khác nhau, tuy nhiên xuất khẩu phần lớn vẫn là chè đen (gần 60%), còn lại là chè xanh và một số ít các loại chè khác. Một số loại chè của Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường thế giới là chè Ô Long, chè đen, chè lài. Tuy nhiên hiện giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới. Đơn giá xuất khẩu chè Việt Nam chỉ bằng 55 – 70% so với giá xuất của nhiều nước tùy theo mặt hàng chè.

Theo Bộ thương mại ước tính năm 2011 xuất khẩu chè của cả nước đạt con số cao nhất từ trước tới nay với khoảng 97.000 tấn, trị giá 93 triệu USD, tăng 60,8% về lượng và tăng 55% về trị giá so với năm 2010. Dự báo năm 2012 con số này tăng lên tới 100.000 tấn, đạt trị giá 107 triệu USD trong cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam, chè xanh hiện chiếm khoảng 20%, chè đen 79% và 1% là các loại chè khác. Khối lượng chè xuất khẩu của nhà nước tăng đột biến trong năm 2007, tăng khá trong năm 2008, tăng được trong năm 2009,2010 và tăng mạnh trong năm 2011.

Nguyên nhân khiến cho giá chè xuất khẩu của Việt Nam thấp là: thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự ổn định, do chất lượng chè không cao và được bán dưới dạng nguyên liệu là chính. Việc xây dựng thương hiệu cho chè cũng chưa được quan tâm. Chỉ mới gần đây, chè của Việt Nam mới

được các nhà nhập khẩu biết đến với Biểu tượng chè ba lá – tên giao dịch của Vinatea (Nguyễn Hữu Khải, 2005).

2.2.3.1. Công ty chè Mộc Châu

Công ty chè Mộc Châu tiền thân là nông trường Mộc Châu. Ở công ty chè Mộc Châu người sản xuất chè bao gồm 3 đối tượng chủ yếu. Đó là, cơng nhân đang làm việc cho công ty; các hộ nông dân trong vùng; các trang trại sản xuất chè. Mối liên kết giữa hộ với cơng ty dựa trên cơ chế khốn sản xuất và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Với điều kiện là tự nguyện nhận vườn chè; bắt buộc phải trồng và chăm sóc theo quy hoạch và quy trình của cơng ty đưa ra, không tự ý thay đổi thiết kế vườn chè, càng không được tự ý thay đổi cây trồng; có kinh nghiệm trồng; cam kết bán tồn bộ sản phẩm chè búp tươi và chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp; giá cả được thỏa thuận từ đầu năm.

Cơ chế liên kết chính là chia sẻ lợi ích; tự nguyện và bắt buộc. Cơng ty cung ứng trước phân bón tối thiểu từ 20 – 25% giá trị sản xuất chè búp tươi, ngồi ra dùng hình thức thường để khuyến khích và chia sẻ lợi ích. Tự nguyện và bắt buộc, tự nguyện tham gia nhận khoán, đồng thời tự nguyện cam kết và chia sẻ lợi ích, tự nguyện cam kết thực hiện các quy định bắt buộc do chủ sở hữu đất đưa ra.

Động lực chi phối liên kết giữa người nhận khốn với daonh nghiệp là lợi ích vật chất thu được từ hai phía. Ngồi ra với các hộ nhận khốn thì nhận khốn cịn là việc làm, vì từ việc làm thường xuyên dẫn đến thu nhập thường xuyên và đời sống ổn định (Minh Đường, 2017).

2.2.3.2. Mơ hình dây chuyền sản xuất chè xuất khẩu tại Vĩnh Phúc

Tháng 11/2009, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (xã Yên Lập, Vĩnh Tường) phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại xuất khẩu Phương Nam đã tổ chức hội nghị giới thiệu mơ hình dây chuyền sản xuất chè xuất khẩu.

Tổng mức đầu tư của mơ hình là 8.818 triệu đồng, bao gồm xây dựng xưởng sản xuất, nhà kho, mua sắm thiết bị máy móc và vốn lưu động. Trong đó Trung tâm khuyến công hỗ trợ 110 triệu đồng cịn lại là vốn của cơng ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại xuất khẩu Phương Nam. Dây chuyền sản xuất chè xuất khẩu của công ty Phương Nam là dây chuyền khép kín với các loại máy móc thiết bị công nghệ hiện đại như: Máy sáng vòi, sàng rung, sàng rật, sàng tách cẫng, hút đầu sơ, quạt phân cấp, máy tách phân loại, máy TC senvec… công suất

thiết kế 1000 tấn/năm. Sản phẩm là các loại chè xanh, chè đen gồm các chủng loại: chè OP, chè FBOP, chè P, chè PS, chè BPS… chủ yếu là xuất sang các nước Trung Đông và một số nước Châu Âu (Phạm Tiệp, 2009).

Hiệu quả của dây chuyền sản xuất chè xuất khẩu là tăng năng suất, sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm chè cùng loại, tiết kiệm thời gian, nhân công, đa dạng các loại sản phẩm; đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho 50 lao động.

2.2.3.3. Mơ hình sản xuất chè Thái Ngun

Cây chè được xác định là cây hàng hóa mũi nhọn trong nền sản xuất nơng nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Đối với huyện Đại Từ - cây chè cũng chính là cây mũi nhọn trong sản xuất nơng nghiệp và việc xây dựng mơ hình sản xuất thâm canh chè gắn với cơ sở chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao là một trong những mục tiêu lớn đặt ra đối với địa phương.

Theo thống kê của huyện, đến tháng 10/2009, Đại Từ có 5000 ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh chiếm gần 4600 ha nhưng năng suất thấp, chất lượng chè không ổn định. Việc triển khai dự án: “Xây dựng mơ hình sản xuất thâm canh chè gắn với cơ sở chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao” chính là cơ sở và là đòn bẩy quan trọng để huyện Đại Từ phát huy tiềm năng, lợi thế, đưa ngành sản xuất chè thành ngành sản xuất mũi nhọn của huyện, góp phần xóa đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho nông nghiệp nông thôn cùng núi của huyện.

Dự án: “Xây dựng mơ hình sản xuất thâm canh chè gắn với cơ sở chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao tại huyện Đại Từ” thuộc chương trình xây dựng mơ hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010 do Bộ khoa học và công nghệ là chủ quản chương trình; UBND tỉnh là chủ quản dự án và công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên là đơn vị chủ trì, có tổng kinh phí thực hiện là 4 tỷ 350 triệu đồng. Mục tiêu của dự án là xây dựng vùng chè nguyên liệu có năng suất cao, chất lượng tốt, tạo ra các loại sản phẩm có chất lượng, có mẫu mã, kiểu dáng cơng nghiệp cho riêng mình, gắn kết vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Bốn địa phương của huyện Đại Từ nằm trong dự án là La Bằng; Hồng Nơng; Phú Thịnh và Phú Cường. Quy mô của dự án là áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mơ hình thâm canh 100 ha chè trung du có năng suất từ 7 tấn/ha lên 9 tấn/ha sau dự án; xây dựng mơ hình 50 ha trồng thâm canh và trồng

cải tạo thay thế từ vườn chè trung du già cỗi bằng giống chè LDP1 và hệ thống tưới bằng vòi cầm tay, đạt năng suất 3,5 tấn/ha chè 3 tuổi; 10 tấn/ha chè 8 tuổi; xây dựng mơ hình vườn nhân giống chè quy mơ 10 vạn bầu/năm để vừa huấn luyện, đào tạo người sản xuất kỹ thuật nhân giống chè, đồng thời hình thành mơ hình dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến chè xanh có cơng suất 1 tấn/ngày và áp dụng kỹ thuật cải tiến trong công nghệ chế biến chè xanh nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Có thể nói đây là Dự án gắn kết 4 nhà: Nhà nước, Nhà khoa học, nhà Doanh nghiệp và nhà Nông trong lĩnh vực nông nghiệp nông thơn, nhằm nâng cao giá trị hàng hóa nơng sản, thu nhập đời sống của người dân. Do vậy đòi hỏi cao hơn nữa vai trị cũng như khả năng của cơng ty đối với dự án. Dự án Xây dựng mơ hình sản xuất thâm canh chè gắn với cơ sở chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao tại huyện Đại Từ đã triển khai thực hiện được 3 năm. Đây chính là cơ sở quan trọng để Đại Từ thực hiện thành công mục tiêu trồng thâm canh giống chè mới thêm 500 ha; tăng năng suất sản lượng chè từ 33.300 tấn lên 37.500 tấn/năm vào năm 2010 (Nguyễn Thị Ngà, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)