Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tam Đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tam Đường

Tam Đường

3.1.3.1. Tiềm năng

- Huyện có nguồn tài nguyên đất đai khá đa dạng, do địa hình bị chia cắt tạo ra nhiều vùng, nhiều khu vực có điều kiện thổ nhưỡng khác nhau, đây là những tiềm năng cho phát triển các loại cây nông nghiệp, từ cây lương thực, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp.

- Điều kiện khí hậu của huyện ơn hịa, ít chịu ảnh hưởng của một số hình thái thời tiết cực đoan (gió lào, sương muối, …), ít ảnh hưởng của bão, có nhiều vùng sinh thái phù hợp với nhiều loại cây trồng, trong đó có cây ăn quả ôn đới, cây rau màu, cây chè, … tiềm năng khí hậu là điều kiện để phát triển du lịch.

- Với địa hình nhiều vùng núi cao, diện tích rừng được bảo vệ phát triển tốt tạo cho huyện tiềm năng về nguồn nước, với trữ lượng dồi dào, sạch, chất lượng tốt, đây là tiềm năng về phát triển thủy điện vừa và nhỏ, nuôi trồng thủy sản nước lạnh và đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

- Nguồn nhân lực cũng là tiềm năng cho sự phát triển kinh tế văn hóa của huyện, đồng bào người kinh có trình độ, kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc chăm chỉ, có nhiều nét văn hóa bản sắc dân tộc đặc trưng. Đây là tiềm năng để phát triển các hoạt động văn hóa du lịch, bảo tồn và phát huy nét văn hóa đa dạng của các dân tộc anh em trên địa bàn huyện.

- Hệ thống sơng suối với địa hình dốc thuận lợi cho phát triển thủy điện vừa và nhỏ.

3.1.3.2. Lợi thế

- Tam Đường là một huyện có lợi thế về địa kinh tế so với các huyện khác của tỉnh, là cửa ngõ của tỉnh Lai Châu, nằm trên ngã ba tuyến giao thông quan trọng (QL32, QL4D), gần trung tâm thành phố Lai Châu và khu du lịch Sa Pa, điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.

- Cơ sở hạ tầng của huyện được đầu tư cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KT-XH của huyện.

3.1.3.3. Thời cơ mới

- Những thời cơ mới có ảnh hưởng đến nền kinh tế của huyện: Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đã hoàn thành, Khu du lịch Sa Pa được công nhận khu du lịch quốc gia, tuyến cáp treo Hoàng Liên Sơn chuẩn bị hồn thành đưa vào khai thác, có tác động cho sự phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới được triển khai trên địa bàn huyện có những tác động tích cực trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

3.1.3.4. Những khó khăn, thách thức đối với quá trình phát triển KT-XH

- Cơng tác cải cách thủ tục hành chính chưa sâu, chưa tạo được những cơ chế - chính sách đủ sức hút với doanh nghiệp đầu tư và lao động có trình độ cao.

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu cây trồng, vật ni chưa mạnh, chưa tạo được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông, lâm sản chủ lực cịn bị động. Chăn ni chủ yếu là quy mơ hộ gia đình, xen lẫn trong các khu dân cư, vấn đề môi trường và phịng chống dịch bệnh ln tiềm ẩn những bất lợi.

- Một số cơng nghệ sản xuất cịn lạc hậu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, thiết bị hiện đại vào sản xuất cịn chậm, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm ưu thế trên thị trường trong nước chưa nhiều. Cần phải hết sức cảnh giác với nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các huyện, thị trong khu vực và toàn tỉnh.

- Quỹ đất cịn nhưng khả năng khai thác rất khó khăn do độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng, nguồn nước tưới hạn chế do đó cần đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi phục vụ cho phát triển nơng nghiệp.

- Địa hình chia cắt, đồi núi cao gây khó khăn cho quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, suất đầu tư cao.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Tam Đường là huyện miền núi,các điều kiện phát triển kinh tế là rất khó khăn, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội thấp. Ngành nông nghiệp là một trong những ngành chủ lực của huyện, cây trồng thế mạnh là cây chè với quy mơ đến năm 2016 tồn huyện có 1.097,2 ha tập trung chủ yếu tại các xã như: Bản Bo, Sơn Bình, Nà Tăm, Thèn Sin.

Trong thời lượng nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành chọn 3 xã: Bản Bo, Sơn Bình, Nà Tăm là 3 xã đã tham gia vào chuỗi giá trị chè Tam Đường.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

+ Liệt kê các số liệu thơng tin cấn thiết có thể thu thập, hệ số hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung cấp thông tin.

+ Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin + Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp

+ Kiểm tra tính thực tiễn của thơng tin thơng qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo. Số liệu liên quan đến liên kết trong chế biến và tiêu thụ chè trong các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố qua sách báo, tạp chí...

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu được thu thập thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện cho tổng thể các đơn vị nghiên cứu.

Bảng 3.3. Đối tượng và mẫu điều tra STT Đối tượng điều tra Số lượng STT Đối tượng điều tra Số lượng

mẫu Địa điểm Xã Bản Bo Xã Sơn Bình Xã Nà Tăm 1 Hộ dân trồng chè 90 30 30 30 2 Cán bộ địa phương 12 4 4 4 3 Doanh nghiệp 1 - - - 4 Hộ thu gom chè 15 5 5 5 5 Các hộ, cơ sở chế biến 10 4 2 4 Tổng 128

Điều tra phỏng vấn: 1) Điều tra các hộ dân trồng chè theo mẫu phiếu điều tra, 2) phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu đối với các nhà quản lý. Sử dụng các phương pháp trên, số liệu ở các cấp như sau:

- Ớ cấp huyện: Số liệu về đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Tam Đường,

tình hình phát triển của các xã. Số liệu này được thu thập thông qua: 1) Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo huyện và các phịng ban có liên quan.

- Ớ cấp xã và các hộ dân: Thu thập tình hình kinh tế, xã hội, mơi trường của

tại các xã, những thuận lợi, khó khăn, nguyện vọng của các hộ dân trong việc tham gia liên kết sản xuất. Số liệu thu thập thông qua: Điều tra các hộ sản xuất; Phỏng vấn sâu đại diện các công ty tham gia liên kết với hộ trồng chè.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Chúng tôi sử dụng công cụ Office Excel để tổng hợp và xử lý tài liệu điều tra và tính tốn các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

3.2.4. Phương pháp phân tích thơng tin

3.2.4.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ các loại hộ sản xuất chè trong các hình thức liên kết khác nhau phục vụ trong nghiên cứu đề tài.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Trên cơ sở điều tra các đối tượng hộ tham gia liên kết và hộ không tham gia liên kết để phân tích, so sánh; đưa ra các đặc điểm về sản xuất của hộ, tình hình đầu tư trên 1ha theo nhóm hộ, so sánh năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế, lợi ích của nhóm hộ nào cao hơn. Từ đó đi đến phân tích đánh giá về mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè ở địa phương làm căn cứ để đề xuất kiến nghị nhằm phát triển các mối liên kết này ngày càng tốt hơn.

3.2.4.3. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành phân tích mơ tả tồn diện tình hình sử dụng đất đai, dân số, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh của địa phương, đặc điểm, vai trò của các tác nhân trong các mối liên kết kinh tế trên địa bàn huyện, phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ của hộ trong mối liên kết, để từ đó đưa ra những đánh giá cho thực trạng liên kết trên. Vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển bình qn,... để phân tích mức độ và xu hướng biến động trong phát triển sản xuất chè, cũng như hiệu quả của các tác nhân, nhóm tác nhân trong q trình tham gia liên kết tại địa bàn nghiên cứu.

3.2.4.4. Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp SWOT nhằm phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức của mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè.

Phương pháp SWOT được thực hiện qua các bước: Bước 1: liệt kê các mặt mạnh (S)

Bước 2: liệt kê các mặt yếu (W) Bước 3: liệt kê các cơ hội (O) Bước 4: liệt kê các nguy cơ (T)

Bảng 3.4: Phân tích SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Kết hợp (S/O) Kết hợp (W/O) Thách thức (T) Kết hợp (S/T) Kết hợp (W/T)

Kết hợp S/O: sử dụng những điểm mạnh của mối liên kết nhằm khai thác những cơ hội.

Kết hợp S/T: sử dụng các mặt mạnh bên trong nhằm đối phó với những nguy cơ.

Kết hợp W/O: tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong. Kết hợp W/T: cố gắng giảm thiểu những điểm yếu của mối liên kết nhằm tránh những nguy cơ.

Từ việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các mối liên kết để lựa chọn, khuyến khích người sản xuất, tiêu thụ chọn hướng liên kết phù hợp, chặt chẽ để sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Phục vụ phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất chè

- Tổng diện tích, năng suất, sản lượng chè của toàn huyện.

- Diện tích, năng suất, sản lượng bình qn/hộ.

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do

lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). GO = XQi*Pi

Trong đó:

Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i Pi: Giá bán sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC): Là tồn bộ chi phí vật chất thường xun và dịch vụ trong một thời kỳ sản xuất.

- Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.

VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần tuý của hộ sản xuất ra bao gồm cả công lao động của hộ và lợi nhuận trong thời kỳ sản xuất.

MI = VA - A - T - W Trong đó:

A: Khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ T: Thuế phải nộp

W: Tiền thuê lao động (nếu có)

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất chè

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian TGO = GO/IC

- Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian TVA = VA/IC

- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian TMI = MI/IC

3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh lợi ích từ các mối liên kết trong sản xuất chè

- Lợi ích khi mua đầu vào. - Lợi ích khi vay vốn tín dụng.

- Lợi ích khi thực hiện quy trình kỹ thuật. - Lợi ích khi tiêu thụ sản phẩm.

- Lợi ích về mức độ chủ động đầu vào. - Lợi ích khi thu mua chè búp tươi.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG HUYỆN TAM ĐƯỜNG

4.1.1. Thực trạng chuỗi giá trị chè tại huyện Tam Đường

4.1.1.1. Tình hình sản xuất chè tại huyện Tam Đường

Chè là cây dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch từ 30 đến 40 năm, nếu các hộ trồng chè không tốt phải chịu thiệt thòi liên tục trong nhiều năm. Giống chè tốt sẽ làm tăng thu hoạch gấp rưỡi thậm chí là gấp 2-3 lần so với trồng giống xấu. Giống chè chất lượng tốt, có hương vị dịu dễ tiêu thụ ở thị trường trong và ngồi nước.

Các hộ nơng dân ở Tam Đường cũng như các vùng trồng chè khác. Việc lựa chọ giống chè luôn được quan tâm hàng đầu. Theo điều tra các hộ trồng chè ở huyện, được biết họ chọn giống chè trên các tiêu chí sau: Có khả năng sinh trưởng phát triển tốt và thích ứng mạnh với điều kiên nắng nóng và gió lào (tháng 7 hàng năm) ở nơi đây. Phải có chất lượng cao hơn giống địa phương và phải phù hợp với yêu cầu công nghệ chế biến hiện tại và tiêu cầu của thị trường. Phải được trồng theo một quy trình trồng trọt tiên tiến, thâm canh cao theo xu hướng tăng cường sử dụng phân hữu cơ giảm dần sử dụng phân hoá học và thuốc hoá học bảo vệ thực vật

Bảng 4.1. Diện tích chè huyện Tam Đường qua 3 năm (2014 - 2016) Diễn giải Diện tích (ha) So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ Xã Bản Bo 295,00 365,00 398,10 123,73 109,07 116,17 Xã Sơn Bình 5,00 5,00 5,00 100,00 100,00 100,00 Xã Nà Tăm 79,83 88,70 97,57 111,11 110,00 110,55 Khác 648,25 631,30 596,49 97,39 94,49 95,92 Toàn huyện 1.028,08 1.090,00 1.097,16 106,02 100,66 103,31 Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Đường (2016)

Tồn huyện hiện có 1097,16ha chè, 100% diện tích do nhân dân đầu tư thơng qua các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và các chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng, cơ cấu giống gồm chè Shan, 777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát

Tiên, trong đó: Chè kinh doanh tổng diên tích 757 ha, chủ yếu giống chè Shan, năng suất trên 43 tạ/ha, sản lượng hàng năm đạt 3.255 tấn; Chè kiến thiết cơ bản tổng diên tích 240,3 ha, chủ yếu giống chè chất lượng cao (Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên). Hiện nay trên địa bàn huyện có 5 km đường sản xuất đảm bảo ô tô đi lại 4 mùa; 04 nhà máy thu mua và chế biến tập trung, công suất từ 2,5 -5 tấn búp tơi/ngày; 37 máy chế biến mi ni tại hộ gia đình, cơng suất từ 0,2-0,5 tấn búp tơi/ngày. Sản phẩm chè khô chủ yếu tiêu thụ nội địa, giá thấp.

Trên địa bàn toàn huyện chè được tập trung nhiều tại các xã như; Bản Bo, Bản Giang, Thèn Sin và Sùng Phải. Ngoài ra một số xã khác có phát triển sản xuất chè nhưng với số lượng ít như: Bình Lư, Sơn Bình, Nà Tăm… Bình quân mỗi năm huyện Tam Đường có diện tích trồng chè phát triển tăng 3,31% so với các năm trước cho thấy hiện nay huyện đang chú trọng phát triển cây chè nhằm đáp ứng được nhu cầu đặt ra trong phát triển kinh tế của huyện trong các năm tới nhắm tới phát triển nông nghiệp hiện đại, chất lượng cao.

Bảng 4.2. Diện tích chè huyện Tam Đường phân theo thời kỳ sinh trưởng qua các năm

ĐVT: ha STT Các chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng diện tích tồn huyện 879,00 965,40 1028,08 1090,00 1097,16 1 Diện tích chè KTCB 121,60 208,00 270,68 332,60 332,06 2 Diện tích chè kinh doanh 757,40 757,40 757,40 757,40 765,10 3 Diện tích chè hoang hố 346,20 346,20 484,67 484,67 0,00 Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Đường (2016)

Qua số liệu thống kê từ huyện Tam Đường cho thấy hiện nay diện tích chè kinh doanh của huyện vào năm 2016 chiếm 69,69% tổng diện tích chè tồn huyện, cơ cấu giống chủ yếu chè Shan trong đó diên tích có năng suất từ 5-10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)