Thực trạng các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị chè huyện Tam Đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 68 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện Tam Đường

4.1.2. Thực trạng các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị chè huyện Tam Đường

4.1.2.1. Tác nhân người sản xuất

Qua kết quả điều tra nông hộ ta thấy các hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ chè với doanh nghiệp bắt đầu từ năm 2012 cho đến nay. Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 53,4 tuổi họ đều không được đào tạo về chuyên môn qua các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hay sơ cấp kỹ thuật nào. Phần lớn các chủ hộ không được đi học là chủ yếu chiếm tỷ lệ cao nhất 64,44%, tiếp đến là trình độ cấp I chiếm 25,56% và cuối cùng là cấp II chiếm 10% trong tổng số hộ dân trồng chè được điều tra. Hầu hết các hộ học hỏi kỹ thuật chăm sóc và thu hái chè thơng qua kinh nghiệm của họ hàng, láng giềng và những lúc doanh nghiệp cho người về tập huấn kỹ thuật.

Bảng 4.5. Thông tin chung của hộ sản xuất

STT Diễn giải ĐVT Giá trị

1 Độ tuổi của hộ Tuổi 53,4

2 Trình độ văn hóa - Khơng đi học Hộ 58 - Cấp I Hộ 23 - Cấp II Hộ 9 - Cấp III Hộ 0 3 Số năm trồng chè Năm 17 4 Diện tích đất trồng chè m2 36.650,5

5 Số nhân khẩu/hộ Khẩu 6,2

6 Số lao động/hộ Khẩu 4,3

7 Thu nhập/năm của hộ Tr đồng 78,5

8 Thu nhập từ chè/năm Tr đồng 66,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Nghiên cứu cho thấy số năm trồng chè trung bình của các hộ được điều tra là 17 năm cho thấy được kinh nghiệm trong trồng chè của các hộ. Diện tích đất

trồng chè bình quân mỗi hộ đạt 36.650,5 m2 tương đương với hơn 10 sào bắc bộ.

Số nhân khẩu trung bình tại các hộ điều tra đạt 5,2 khẩu cho thấy hiện nay các hộ điều tra vẫn cịn chưa có biện pháp kế hoạch hóa gia đình tốt, số lao động của hộ bình quân đạt 4,3 lao động. Thu nhập hàng năm bình quân mỗi hộ đạt 78,5 triệu đồng trong đó thu nhập từ trồng chè chiếm 84,7% trong tổng thu nhập của hộ.

4.1.2.2. Tác nhân người thu gom

Hộ sản xuất chè hiện nay tiêu thụ chè ngoài phương thức bán trực tiếp cho nhà máy thì việc bán cho những người thu gom là một trong những phương thức tiêu thụ điển hình tại Tam Đường.

Qua nghiên cứu cho thấy hiện nay tuổi trung bình của những người đang làm cơng việc thu gom chè đạt 44,5 tuổi. Trình độ văn hóa của những người đi thu gom chè thường chỉ học cấp I hoặc có nhiều người khơng được đi học. Trong khi đó số năm những hộ thu gom làm công việc này đạt tới 8,5 năm cho thấy số năm kinh nghiệm từ công việc thu gom khá cao. Bình quân thu nhập của hộ đạt 140

triệu trong khi đó tỷ lệ thu nhập từ công việc thu gom chè chiếm 68,21% trong tổng thu nhập của hộ.

Bảng 4.6. Thông tin chung của hộ thu gom

STT Diễn giải ĐVT Giá trị

1 Độ tuổi của hộ Tuổi 44,5

2 Trình độ văn hóa

- Không đi học Hộ 7

- Cấp I Hộ 5

- Cấp II Hộ 3

- Cấp III Hộ 0

3 Số năm làm thu gom chè Năm 8,5

4 Diện tích đất trồng chè m2 857,64

5 Số nhân khẩu/hộ Khẩu 4,3

6 Số lao động/hộ Khẩu 2,4

7 Thu nhập/năm của hộ Tr đồng 140

8 Thu nhập từ thu gom chè/năm Tr đồng 95,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

4.1.2.3. Cơ sở sản xuất, chế biến chè

Hiện nay tại Tam Đường có 1 doanh nghiệp chế biến chè lớn nhất đó là Công ty cổ phần đầu tư & phát triển chè Tam Đường. Ngoài ra hiện nay trên địa bàn huyện còn tồn tại rất nhiều những cơ sở, những hộ làm công việc chế biến chè thành phẩm để tiêu dung nội địa tại các huyện, tỉnh khác. Những cơ sở này chủ yếu chỉ sản xuất ra chè khơ thành phẩm chứ khơng có cơng nghệ làm chè khác.

Nghiên cứu cho thấy hiện nay độ tuổi trung bình của các chủ cơ sở chế biến chè đạt 52,6 tuổi, các chủ cơ sở này thường không được đào tạo chun mơn cũng như trình độ văn hóa thường thấp. Các cơ sở chế biến chè thường là gia truyền chính vì vậy các chủ cơ sở chế biến không cần được đào tạo mà chỉ cần kinh nghiệm thực tế là có thể kế thừa gia nghiệp. Số năm làm chế biến chè bình quân của các chủ cơ sở chế biến được điều tra đạt 18,5 năm cho thấy số năm làm trong nghề chế biến, thương mại chè rất lâu đời.

Bảng 4.7. Thông tin chung của cơ sở chế biến chè nhỏ lẻ

STT Diễn giải ĐVT Giá trị

1 Độ tuổi của hộ Tuổi 52,6

2 Trình độ văn hóa

- Không đi học Hộ 5

- Cấp I Hộ 4

- Cấp II Hộ 1

- Cấp III Hộ 0

3 Số năm chế biến chè Năm 18,5

4 Diện tích đất trồng chè m2 754,6

5 Số nhân khẩu/hộ Khẩu 5

6 Số lao động/hộ Khẩu 3

7 Thu nhập/năm của hộ Tr đồng 275

8 Thu nhập từ chế biến chè/năm Tr đồng 200

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

4.1.2.4. Doanh nghiệp chế biến

Bảng 4.8. Tình hình cơ bản của cơng ty chế biến chè Tam Đường TT Chỉ tiêu ĐVT Cty cổ phần đầu tư & phát

triển chè Tam Đường

1 Tổng diện tích chè Ha 300

2 LĐ do công ty quản lý LĐ 250

3 Thời gian lao động Giờ/ca 8

4 Tổng nguồn vốn Tr.đ 170.120

5 Tổng doanh thu Tr.đ 440.530

6 Tổng lợi nhuận Tr.đ 200.024

7 Hộ liên kết cung cấp chè NL Hộ 1750

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Theo xu hướng phát triển của huyện, chè là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao và là cây được đầu tư phát triển trong thời gian tới trong q trình phát triển nơng nghiệp của huyện Tam Đường. Trên địa bàn huyện Tam Đường, có 1 doanh nghiệp chế biến chè với 2 nhà xưởng đã đi vào hoạt động và khá nhiều cơ sở sản xuất chế biến chè tư nhân. Tìm hiểu kỹ về tình hình cơ bản của các xí nghiệp

hiện nay sẽ giúp cho phân tích các mối liên kết mà các xí nghiệp tham gia một cách đầy đủ hơn.

Vùng nguyên liệu của công ty nằm riêng biệt ở xã Bản Bo, huyện Tam Đường, Lai Châu với diện tích hơn 300ha có độ cao từ 800m đến 1200m so với mực nước biển, nằm bên dưới dãy núi Hồng Liên Sơn. Vùng chè q này ước tính có cách đây hàng trăm năm, được truyền từ đời này sang đời khác như một món quà thừa kế của các hộ dân tộc nơi đây. Mặc dù được hưởng ưu đãi lớn từ tự nhiên nhưng chính kỹ thuật canh tác lạc hậu lại khiến cây chè dần mai một, năng suất thấp dẫn đến thu nhập của các hộ dân tộc nơi đây thường rất bấp bênh. Tháng 1/2016 tổ chức Quốc tế NQA của Vương quốc Anh đã trao Giấy chứng nhận sản phẩm của Cơng ty đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của ISO 9001- 2008 và 2000-2015 về hệ thống quản lý chất lượng. Đồng thời, công ty cũng vinh dự đón nhận giải thưởng “Top 100 thương hiệu Việt bền vững năm 2015” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì tổ chức với sự phối hợp của các Bộ, cơ quan ban ngành Trung ương trao tặng.

Đến nay các sản phẩm chè sạch trứ danh như Olong, kim tuyên, Sencha, Matcha, Đông Phương Mỹ Nhân... với chất lượng tuyệt hảo, hương thơm nồng nàn, vị ngọt hậu mang đậm phong vị núi rừng Tây Bắc đã có mặt tại các thị trường khó tính như: Châu Âu, Đài Loan, Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)