Nội dung nghiên cứu liên kết trong chuỗi giá trị chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 31 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Nội dung nghiên cứu liên kết trong chuỗi giá trị chè

Liên kết trong sản xuất trong chuỗi giá trị chè gồm các hoạt động, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Các hoạt động này thể hiện ở mọi khía cạnh khác nhau.

2.1.5.1. Liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp chế biến

Liên kết thông qua doanh nghiệp hiện nay khá phổ biến trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Các hộ nơng dân có đủ điều kiện về sản xuất sẽ được công ty hỗ trợ về giống, phân bón và quy trình thâm canh sản xuất để đạt được năng suất cao nhất. Đồng thời, sản phẩm nông sản mà các hộ nông dân tham gia vào sản xuất ra sẽ được cơng ty kí hợp đồng tiêu thụ để đảm bảo lợi ích cao nhất cho người nông dân. Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, với xu thế liên kết từ quá trình sản xuất đến quá trình tiêu thụ sản phẩm thì các cơng ty ra đời khơng những góp phần phát triển sản xuất nơng nghiệp mà cịn tăng cường lợi ích cho người nơng dân (Trần Văn Hiếu, 2005).

2.1.5.2. Liên kết giữa người sản xuất với các cơ sở thu gom

Liên kết trong việc tiêu thụ sản phẩm. Đây là một hình thức góp phần làm nâng cao giá trị của sản phẩm. Sự liên kết này thường diễn ra giữa cơ sở chế biến với hộ nông dân thông qua một tổ chức đại diện cho nông dân tại địa phương như HTX, tổ, đội sản xuất hay câu lạc bộ sản xuất. Thường khi liên kết trong hoạt động nay thì yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm cao hơn cũng như thời hạn giao hàng khắt khe hơn. Bù lại đó thì nơng dân nhận được một mức giá cao, hợp lý và tiêu thụ ổn định hơn với số lượng cũng nhiều hơn. Hiện nay đại đa phần người nông dân muốn liên kết trong khâu tiêu thụ sản phẩm vì mục đích cuối cùng của hộ sản xuất là làm sao bán được sản phẩm của mình làm ra và thu được lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Mà muốn thu được lợi nhuận nhiều thì nó phụ thuộc vào giá bán và lượng hàng mình bán ra với độ dễ dàng hay khó khăn như thế nào. Thường khi liên kết trong tiêu thụ thì các hộ nơng dân hay liên kết với các thương lái thu gom tại địa phương, các thương lái thu gom ở các thị trường khác, hay các cơ sở chế biến các doanh nghiệp ngay gần địa phương mình. Khi liên kết trong tiêu thụ thì người nơng dân sẽ an tâm để sản xuất hơn vì bán được lượng hàng thường xuyên và ổn định cịn bên mua hàng thì có được đủ số hàng mình cần ổn định khơng tốn nhiều cơng đi thu mua (Trần Quang Huy, 2010).

2.1.5.3. Liên kết giữa thu gom và doanh nghiệp chế biến

Thường khi liên kết trong tiêu thụ thì các hộ nơng dân hay liên kết với các thương lái thu gom tại địa phương, các thương lái thu gom ở các thị trường khác. Khi này thương lái làm vai trò trung gian phân phối sản phẩm giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến. Việc liên kết giữa người thu gom và doanh nghiệp xảy ra khi doanh nghiệp không tiếp cận được trực tiếp với người sản xuất (Trần Văn Hiếu, 2005).

2.1.5.4. Liên kết giữa người sản xuất với người sản xuất

Liên kết giữa người nông dân với nhau là liên kết ngang, nhu cầu người dân liên kết với nhau rât cao do trong q trình sản xuất khơng phải người nơng dân nào cũng tự mình làm được tất cả. Khi xảy ra dịch bệnh, các hộ liên kết với nhau trong thông tin, trong chia sẻ thuốc phòng dịch. Khi đến mùa vụ các hộ nông dân liên kết đổi công với nhau để thu hoạch đúng vụ, tránh việc quá lứa sẽ giảm đi chất lượng sản phẩm. Trong tiêu thụ sản phẩm người nông dân liên kết đầu ra với nhau bằng cách chia sẻ thông tin về đối tượng thu mua giữa các hộ. Nguyên vật liệu đầu vào là cấu thành hình thành lên giá thành sản phẩm, việc liên kết chia sẻ thông tin giá đầu vào cho sản xuất sẽ giúp các hộ tìm được nguồn đầu vào rẻ, đáp ứng được nhu cầu (Trần Quang Huy, 2010).

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong chuỗi giá trị chè

2.1.6.1. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đóng vai trị định hướng cho phát triển kinh tế nói chung, sự phát triển của nền nông nghiệp và mối liên kết giữa các chủ thể nói riêng. Yếu tố này càng được quan tâm đúng đắn, kịp thời thì hiệu quả liên kết càng cao. Có thể kể đến một số chính sách sau:

- Chính sách kinh tế nhiều thành phần: Trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay nhiều thành phần có thể tham gia như: kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân...Việc quy định vị trí vai trị của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế là quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định của sản xuất.

- Chính sách ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào nông nghiệp. Đầu tư trước hết vào việc xây dựng vào cải tạo cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường giao thông và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nơng thơn theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Chính sách giá cả, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp: khi cần thì Nhà nước có những chính sách tác động đến giá cả, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể và hỗ trợ cho các chủ thể một phần khi gặp khó khăn trong q trình sản xuất.

- Chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hóa nơng sản thơng qua hợp đồng và các chính sách hỗ trợ kèm theo. Chính sách này trực tiếp tác động vào mối liên quan ba nhà và tạo điều kiện cho cả ba chủ thể tham gia vào liên kết có hiệu quả (Trần Văn Hiếu, 2005).

2.1.6.2. Trình độ nhận thức, năng lực, tư duy của các chủ thể tham gia liên kết

Trình độ nhận thức, năng lực, tư duy của các chủ thể liên kết là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Người dân khơng có kiến thức, tư duy về liên kết sẽ không hiểu về kiên kết, do đó sẽ khó thực hiện tốt vai trị của mình trong liên kết. Các nhà khoa học không hiểu biết về các chủ trương, chính sách liên kết, khơng có năng lực chuyên môn sẽ không đảm nhiệm được vai trò cầu nối khoa học kĩ thuật tới người dân. Bản chất các doanh nghiệp không biết về tầm quan trọng liên kết, khơng biết về các chính sách ưu đãi sẽ khơng tích cực tham gia. Trình độ và tư duy liên kết tốt sẽ nâng cao hiệu quả liên kết các nhà trong sản xuất nơng nghiệp.

Trình độ của nền sản xuất, quy mô sản xuất sản xuất hàng hóa càng cao thì nhu cầu liên kết càng lớn. Trên thực tế, bất cứ nền sản xuất của nước nào mang tính tự cấp, tự túc sẽ khơng xuất hiện quá trình liên kết, hợp tác, thì nó cũng chỉ mang tính giản đơn. Trong nông nghiệp thể hiện rất rõ yếu tố này. Ở Việt Nam, trình độ sản xuất nơng nghiệp ở các vùng khác nhau thì mức độ hợp tác, liên kết cũng khác nhau.

Điều kiện sản xuất quy mô lớn hay nhỏ có tầm quan trọng rất lớn đối với liên kết. Quy mô lớn tạo điều kiện cho việc đầu tư đồng bộ, thuận tiện trong sản xuất, tiêu thụ và tiết kiệm được rất nhiều chi phí trung gian. Tăng cường liên kết trực tiếp giữa các chủ thể khi quy mô sản xuất đủ lớn và điều kiện sản xuất, tiêu thụ cho phép. Ngược lại, quy mô nhỏ lẻ, manh mún khiến các chủ thể gặp khó khăn trong việc thực hiện vai trị của mình trong liên kết và thường phải qua trung gian (Vũ Minh Trai, 2004).

2.1.6.3. Yếu tố thị trường

càng sôi động. Mỗi vùng mỗi địa bàn có những điều kiện khác nhau, thông qua thị trường để thực hiện giá trị sản xuất của mình, điều đó quyết định có nên sản xuất sản phẩm hay không và bán được giá cao hay giá thấp. Nơi nào thị trường hàng hóa phát triển thấp thì giá bán càng bất lợi cho nhà sản xuất và ngược lại. Thị trường sôi động, hàng hóa giao dịch nhiều thì nơi ấy tạo lập được giá đúng với bản chất của thị trường. Để đáp ứng yêu cầu thị trường trong điều kiện người nông dân cịn khó khăn, nhất là các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất, khi ấy buộc người nông dân phải thực hiện liên kết với các nhà có điều kiện cung cấp các dịch vụ đầu vào, đầu ra. Càng nhiều hộ có nhu cầu cung cấp dịch vụ thì quá trình liên kết diễn ra càng mạnh (Trần Văn Hiếu, 2005).

2.1.6.4. Yếu tố tổ chức sản xuất

Việc tổ chức sản xuất như nào, quy định quy trình sản xuất có vai trị quyết định sự thành cơng hay thất bại của cả q trình cho ra sản phẩm. Đây là yếu tố kết hợp tổng hợp các điều kiện thuận lợi về nhiều mặt để giúp sản phẩm hàng hóa có chỗ đứng trên thị trường và đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật (Trần Quang Huy, 2010).

2.1.6.5. Vốn đầu tư sản xuất

Bất kì ngành sản xuất vật chất nào đều cần đến vốn để đầu tư cho sản xuất. Với những người nông dân, đủ vốn họ sẽ có đủ các yếu tố đầu vào để tiến hành sản xuất và dễ dàng tham gia vào liên kết khi có điều kiện. Các nhà khoa học cũng cần có sự đầu tư về kinh phí để thực hiện các nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm nhiệm vụ chuyên môn. Doanh nghiệp cần vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị và các chi phí khác (Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2010).

2.1.6.6. Yếu tố áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ

Việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến là điều kiện nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, giá thành sản xuất và đặc biệt là tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm, tiến bộ khoa học thì thường xuyên được nghiên cứu, cải tiến, sáng chế để mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Vì vậy, nhà sản xuất phải tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, đồng nghĩa việc liên kết với nhà khoa học được đẩy mạnh, nhất là liên kết trong các dịch vụ đảm bảo chất lượng hàng hóa (Lê Văn Lương, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)