Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về liên kết trong chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 35 - 38)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về liên kết trong chuỗi giá trị

trị sản phẩm nông nghiệp

Sản xuất chè trên thế giới tập trung chủ yếu ở Châu Á. Trong số 10 nước dẫn đầu về sản lượng (chiếm khoảng 90% tổng sản lượng chè tồn thế giới) thì có tới 7 nước châu Á. Trong những năm qua, diện tích trồng chè trên thế giới tăng không đáng kể nhưng năng suất chè có sự cải thiện vượt bậc nên sản lượng vẫn gia tăng. Kinh nghiệp phát triển sản xuất chè của Ấn Độ, Trung Quốc – những nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới, sẽ đem lại những bài học quý báu cho ngành chè Việt Nam. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm giữa các tác nhân có thể diễn ra trong nhiều ngành hàng nông nghiệp. Thực tế của các nước trên thế giới cho thấy đây là mơ hình đem lại lợi ích cho các bên tham gia, đặc biệt là hộ nông dân và mơ hình này đã nhanh chóng lan rộng ở các nước đang phát triển điển hình như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka… (Nguyễn Văn Thu, 2006).

2.2.1.1. Trung Quốc

Trung Quốc là nước trồng chè lớn nhất thế giới với tổng diện tích là 1130 nghìn ha, gấp 1,58 lần Ấn Độ nhưng sản lượng lại chỉ bằng ¾ Ấn Độ, năng suất bằng ½ Ấn Độ. Hiện Trung Quốc là nước xuất khẩu chè đứng thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Sri Lanka.

Sản lượng chè ở Trung Quốc chiếm 25% sản lượng chè của thế giới. Tại Trung Quốc, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm phát triển rất nhanh chóng trong thời gian gần đây. Điều này dã khuyến khích các thành phần cơng, thương nghiệp tham gia nhiều hơn nằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất – chế biến và tiêu thụ nông sản. Trung Quốc gọi là “Kinh doanh sản nghiệp hóa nơng nghiệp”. Đây là phương thức kinh doanh nơng nghiệp kiểu mới, trong đó nhà nước phối hợp với các xí nghiệp và các nhà khoa học trong các khâu tác nghiệp tước sản xuất, trong sản xuất và sau sản xuất của hàng triệu hộ nông dân, nhằm hướng vào thị trường nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thực hiện nhất thể hóa sản xuất – chế biến – tiêu thụ, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng quy mơ hóa, chun mơn hóa và thâm canh hóa (Thùy Dương, 2016).

Thứ nhất, hình thức doanh nghiệp chế biến gia công là chủ thể: tức là doanh nghiệp tìm kiếm thị trường trong và ngồi nước rồi thơng qua hình thức ký hợp đồng, khế ước, cổ phần… rồi liên hệ với nhân dân và vùng sản xuất nguyên liệu. Trong đó doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, thu mua nông sản định hước sản xuất cho nông dân. Nông dân đảm bảo nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp sản xuất. nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân vay vốn, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và nông dân trước các thay đổi của thị trường nhằm cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, người dân yên tâm sản xuất.

Thứ hai, hình thức hợp tác xã nông nghiệp là chủ thể: các tổ chức hợp tác nông dân đứng ra liên hệ với các doanh nghiệp gia công chế biến, các đơn vị kinh doanh nông sản, mặt khác tiến hành tổ chức nơng dân sản xuất họ đóng vai trị như chiếc cầu nối liên kết người dân và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với nơng dân.

Thứ ba, hình thức hiệp hội nơng dân chuyên nghiệp: đây là hình thức chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ… giữa các hộ gia đình trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi.

Thứ tư, hình thức mắt xích của thị trường bán bn: Ở hình thức này hạt nhân trung tâm là các chợ buôn bán, các công ty thương mại nông sản. Tức là các chợ công ty này tác động hướng dẫn nông dân sản xuất các mặt hàng riêng biệt, từ đó hình thành các khu chuyên canh cung cấp đầu vào cho kinh doanh của mình.

2.2.1.2. Ấn Độ

Ấn Độ đang là quốc gia sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu chè lớn nhất thế giới. Sản lượng chè Ấn Độ sản xuất ra chiếm 27% sản lượng chè thế giới. Chè Ấn Độ tập trung ở hai miền rõ rệt, vùng phía Bắc chè tập trung ở các bang Atxam, Kachar, Duvars, Dariling. Atxam và Dariling là hai khu vực chè nổi tiếng trên thế giới. Vùng chè phía Nam tập trung ở hai bang Kerala và Madras. Chè của Ấn Độ sản xuất ra khơng chỉ để xuất khẩu mà cịn sử dụng trong nước với khối lượng không nhỏ. Thị trường trong nước không chỉ được đánh giá cao về khối lượng tiêu thụ mà cịn cả về mức độ khó tính và sành sỏi. Để đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè, Chính phủ Ấn Độ đã có nhiều biện pháp, trong đó đáng chú ý là việc ban hành Đạo luật chè năm 1953. Đạo luật này quy định hoạt động kiểm soát việc trồng chè ở Ấn Độ và thành lập một Ủy ban chè. Ủy ban chè của Ấn Độ là một tổ chức phi lợi nhuận, không tham gia vào việc sản xuất bất cứ một loại sản phẩm chè nào.

Ủy ban chè có trách nhiệm trong việc điều tiết việc sản xuất và trồng chè, nâng cao chất lượng chè, thúc đẩy những nỗ lực hợp tác giữa những người trồng chè nguyên liệu và người chế biến chè, thực hiện, hỗ trợ và khuyến khích nghiên cứu kinh tế, khoa học kỹ thuật trồng và chế biến chè. Ngồi ra, Ủy ban chè cịn có trách nhiệm hỗ trợ việc kiểm sốt các loại sâu bệnh có ảnh hưởng đến cây chè, điều tiết việc mua bán và xuất khẩu chè, đưa ra những tiêu chuẩn về sản phẩm chè và thúc đẩy việc tiêu thụ chè ở Ấn Độ và các nước khác (Viện chính sách và chiến lược phát triển nông thôn, 2011).

Ngành chè Ấn Độ dưới sự điều tiết của Ủy ban Chè đã tạo dựng được các mối liên kết chặt chẽ và thống nhất trong trồng, chế biến và tiêu thụ giữa những người nông dân trồng chè và các doanh nghiệp, thể hiện được sự phân công lao động theo hướng chun mơn hóa, hóp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh trong sản xuất kinh doanh chè.

2.2.1.3. Kinh nghiệm liên kết sản xuất và tiêu thụ chè rút ra từ một số nước

Các nước Ấn Độ, Trung Quốc, … đã thực hiện chun mơn hóa cao giữa sản xuất nơng nghiệp – sản xuất chè nguyên liệu do các hộ nông dân, trang trại đảm nhiệm và chế biến – sản xuất cơng nghiệp do các cơng ty, tập đồn chè đảm nhiệm. Các doanh nghiệp sản xuất chè thường làm chủ vùng chè nguyên liệu, người làm thuê cho các doanh nghiệp.

Chính phủ mà điển hình là Ủy ban chè có trách nhiệm xây dựng các chính sách và các chề tài điều tiết toàn bộ các hoạt động và các mối quan hệ giữa các đơn vị tham gia sản xuất, chế biến tiêu thụ chè từ việc trồng, sản xuất, chế biến, tiêu thụ cho đến bảo hộ và phát triển thương hiệu. các nước này đều có những trung tâm nghiên cứu khoa học trong ngành chè nhằm tăng cường sự liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu với các doanh nghiệp và người làm chè để gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Hoạt động nghiên cứu của các trung tâm nghiên cứu khao học không chỉ giới hạn trong việc tạo ra những giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt mà cịn mở rộng sang cơng nghệ chế biến, đóng gói để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao như chè uống liền, chè có hương vị. Kinh phí hoạt động cho các cơ quan nghiên cứu phần lớn do Chính phủ cấp, phần cịn lại do khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè đóng góp (Nguyễn Văn Thu, 2006).

Các nước sản xuất chè lớn đều có thị trường đấu giá, tạo cơ hội để thế giới biết đến chè của hộ qua đó khẳng định tầm của ngành cơng nghiệp và thương mại

chè của nước đó, đồng thời nó khơng chỉ làm cho các doanh nghiệp sản xuất chè tiết kiệm được chi phí thơng qua cách quản lý tiếp thị chè hiệu quả trên thị trường đấu giá, mà quan trọng hơn, doanh nghiệp còn bán được giá cao hơn khi được khách hàng thế giới biết đến. Từ đó khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường (Nguyễn Văn Thu, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)