Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 44)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tam Đường nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, với tổng diện tích tự

nhiên là: 68.452,38 ha, tọa độ địa lý từ 220 10’ đến 220 30’ độ vĩ bắc, 1030 18’

đến 1030 46’ độ kinh đông.

- Phía Bắc giáp huyện Phong Thổ và huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai; - Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ và thị xã Lai Châu;

- Phía Đông giáp huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai;

- Phía Nam giáp huyện Sìn Hồ và huyện Than Uyên.

Với lợi thế nằm trên chuỗi đô thị biên giới vùng Tây Bắc (theo quy hoạch của Bộ Xây dựng) là (hạt nhân) phát triển của “Vùng kinh tế động lực quốc lộ 32; 4D” là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, là cầu nối các tua du lịch Sa Pa – Lai Châu – Sìn Hồ, Sa Pa – Ma Lù Thàng, Sa Pa – Tam Đường - Điện Biên (UBND huyện Tam Đường, 2017).

3.1.1.2. Địa hình

Tam Đường là huyện có địa hình phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Phía Đông Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài hơn 80 km với đỉnh Phan Xi Phăng cao 3.143 m, Phía Đông Nam là dãy Pu Sam Cáp dài khoảng 60 km. Xen kẽ giữa những dãy núi cao là các thung lũng và sông suối như:

- Thung lũng Tam Đường – Bản Giang: 3.500 ha, dốc thoải đều từ Bắc xuống Nam, độ cao trung bình 900 m.

- Thung lũng Tam Đường – Thèn Sin chạy dài theo suối Nậm So: 500 ha. - Thung lũng Bình Lư – Nà Tăm – Bản Bo: 1.800 ha, độ cao 600 – 800m. Đây là các vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp, vùng trọng điểm về cây lương thực, cây công nghiệp (UBND huyện Tam Đường, 2017).

3.1.1.3. Khí hậu

mưa từ tháng 4 – 9, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 75 – 80% tổng lượng mưa trong năm, trung bình từ 1.800 – 2.000 mm/năm, cao nhất 2.500 mm/năm, xuất hiện mưa đá, trung bình 1,6 lần/năm (UBND huyện Tam Đường, 2017).

Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô hanh, ít mưa, lạnh và thường xuất hiện sương mù, sương muối vào tháng 12, 1 ở vùng cao như: Đèo Sa Pa, đèo Giang Ma... (UBND huyện Tam Đường, 2017).

Biên độ dao động nhiệt khá mạnh, trung bình khoảng 8 – 90C, vào mùa

Đông lên tới 9 – 100C, có nơi 11- 120C. Tuy nhiên, ở một số nơi có độ cao trên

1.000 m, trị số biên độ ngày đêm giảm, trung bình khoảng 7 – 80C, vào mùa

Đông nhiệt độ khoảng 8 – 90C. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 260C, nhiệt độ

cao nhất 350C, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 00C.

- Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình năm từ 2.100 – 2.300 giờ/năm. - Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình là 83%, độ ẩm thấp nhất là 56% - Hướng gió: hướng gió chính là hướng Đông Nam, tốc độ gió trung bình từ 1 – 2m/s, trong cơn giông có thể đạt từ 30 – 40m/s.

- Bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình năm là 889,6 mm.

Giông thường xuất hiện nhiều nhất vào tháng 5 kèm theo gió xoáy.

3.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống sông suối phân bổ tương đối đều với 2 hệ thống sông suối chính: - Sông Nậm Mu: Chảy qua Nà Tăm, Bản Bo được hình thành từ 4 con suối chính: Suối Nậm Giê từ đỉnh SaPa, suối Nà Đa từ Hồ Thầu, suối Nậm Đích từ Khun Há, suối Nậm Mu từ Bản Hon, đây là các con suối đầu nguồn sông Đà, cung cấp nước chủ yếu cho thủy điện Bản Chát, thủy điện Huội Quảng và thủy điện Sơn La (UBND huyện Tam Đường, 2017).

- Suối Nậm So từ Tả Lèng qua xã San Thàng (thành phố Lai Châu), xã Thèn Sin hoà vào dòng Nậm Na. Đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho khu vực đô thị thành phố Lai Châu và cho các xã lân cận. Do địa hình huyện tương đối phức tạp, các con sông có độ dốc lớn nên có nhiều khả năng xây dựng các trạm thủy điện nhỏ và vừa (UBND huyện Tam Đường, 2017).

Giao hay gặp các hang động Castơ, nguồn nước ngầm tương đối phong phú, tuy nhiên chưa có kết quả thăm dò trữ lượng cụ thể nên việc khai thác, sử dụng còn hạn chế.

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có một số mỏ khoáng sản có giá trị kinh tế cao như: mỏ đất hiếm Đông Pao; mỏ vàng, vàng đa kim ở Khun Há, Tả Lèng, Thèn Sin; mỏ sắt, chì kẽm ở Khun Há, Bình Lư, Sơn Bình; đất sét gạch Bình Lư; nước khoáng ở Bình Lư, Bản Hon, Thèn Sin; mỏ đá ốp lát nhiều màu ở Đông Pao, mỏ đá ốp lát Granít ở Giang Ma, Hồ Thầu; mỏ đá vôi Bản Bo có chất lượng tốt để làm xi măng và hàng chục điểm khai thác cát, đá, sỏi trên dòng sông Nậm Mu, Nậm Đích… (UBND huyện Tam Đường, 2017).

b. Tài nguyên rừng

Diện tích đất rừng trên địa bàn huyện hiện có 38.051,84 ha, chiếm 55,35% diện tích tự nhiên, độ che phủ đạt 43%, trong đó đất có rừng là 31510,19 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng là 6541,65 ha, toàn bộ là rừng phòng hộ, được phân bố tập trung ở các xã như: Bình Lư, Bản Bo, Tả Lèng, Hồ Thầu... (UBND huyện Tam Đường, 2017).

Nhìn chung, tài nguyên rừng của Tam Đường chủ yếu là rừng nghèo, rừng phục hồi sau khai thác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, được sự chỉ đạo của Đảng và chính quyền địa phương làm tốt công tác bảo vệ rừng, cũng như triển khai thực hiện các chương trình 327, 661, diện tích rừng trồng mới và thảm thực vật đang được bảo vệ và phục hồi ngày càng đa dạng (UBND huyện Tam Đường, 2017).

c. Tài nguyên đất

Với 68.452,38 ha đất tự nhiên chiếm 7,55% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó có 22.881,01 ha đất chưa sử dụng. Với ưu thế còn diện tích đất chưa sử dụng tương đối lớn cho nên trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đăng ký thuê đất để trồng rừng, trồng cây ăn quả và dược liệu…Đặc biệt là Tam Đường có diện tích đất nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn có nguồn nước rất sạch, độ lạnh dưới 20°C với tổng diện tích hàng trăm ha có thể nuôi cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm) rất thích hợp và có giá trị kinh tế cao. Theo số

liệu của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện năm 2016 trong huyện có 6 nhóm đất chính đó là:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 1.526,59 ha chiếm 2,23 % diện tích tự nhiên của huyện, được hình thành do sự bồi đắp của sông Nậm Mu, suối Nậm So, Nà Đa, Nậm Đích… Tập trung chủ yếu các xã Bình Lư, Nà Tăm, Bản Bo, Tả Lèng (UBND huyện Tam Đường, 2017).

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích khoảng 7.125,56 ha, chiếm 10,41% DTTN của huyện. Tập trung đều ở các vùng đồi thấp trong huyện, nhiều nhất là xã Bình Lư, Bản Giang.

- Nhóm đất xám: Diện tích 35.898,34 ha, chiếm 52,44% DTTN của huyện, nhóm đất này tập trung ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện.

- Nhóm đất đen: Diện tích 3.621,96 ha, chiếm 5,29% diện tích tự nhiên của huyện, được hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá vôi, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm có 2 mùa mưa, khô rõ rệt. Đất hình thành do các sản phẩm sườn tích, xung tích hoặc lũ tích, thành phần cơ giới nặng, giàu bazơ, ở địa hình dốc, bậc thềm hoặc thung lũng (UBND huyện Tam Đường, 2017).

- Nhóm đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Diện tích khoảng 983ha, chiếm 1,44% DTTN, được hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá vôi, đá phiến thạch (phấn sa). Đất nằm ở địa hình đồi, núi dốc chia cắt, chịu tác động rửa trôi xói mòn mạnh. Đất có tầng mỏng (thường <10cm). Loại đất này phân bố ở các xã Hồ Thầu, Giang Ma, Khun Há, Nùng Nàng (UBND huyện Tam Đường, 2017).

- Nhóm đất mùn trên núi cao: Được hình thành từ sản phẩm phong hóa của các loại đá trên địa hình cao từ 1800m trở lên kết hợp với sản phẩm phân hủy các loại thực vật trên nền nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. Nhóm đất tập trung ở các dãy núi cao trong huyện trong đó chủ yếu ở các xã, Thèn Sin, Hồ Thầu, Tả Lèng, Khun há. Diện tích khoảng 294ha chiếm 0,43% DTTN của huyện (UBND huyện Tam Đường, 2017).

3.1.1.6. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của huyện

Thuận lợi: huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần, du lịch, dịch vụ, khai thác khoảng sản đặc biệt là phát triển nông – lâm nghiệp trong đó có sản phẩm chủ lực là cây chè. Huyện có vị trí khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh khi nằm trên trục phát triển đô thị

vùng tây bắc nên có nhiều điều kiện để phát triển. Điều kiện địa hình, khí hậu tạo điều kiện cho huyện có khả năng thích hợp với nhiều loại cây trồng á nhiệt đới, các cây rau vụ đông, cây nhiệt đới, các giống cá thích hợp với môi trường nước lạnh.

Khó khăn: địa hình chủ yếu là các dãy núi cao, độ dốc lơn và chia cắt mạnh làm cho giao thông khó khăn, hệ thống sông, suối không đủ để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô, làm cho hiệu quả và hệ sử dụng đất thấp. Hiện tượng cháy rừng trong mùa khô rất khó kiểm soát, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, nhiều diện tích chưa có cây trồng che phủ, nên tình trạng xói mòn, mất đất vẫn diễn ra (UBND huyện Tam Đường, 2017).

3.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình đất đai

Diện tích tự nhiên của huyện Tam Đường là 68.452,38 ha, chiếm 7,55% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Địa hình chủ yếu là đồi núi, có khả năng phát triển kinh tế rừng, trồng các loại cây lâu năm lại giá giá kinh tế cao đặc biệt là cây chè.

Qua bảng 3.1 ta thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm dần qua các năm. Đến năm 2016, diện tích đất nông nghiệp đã giảm còn 13.407,18 ha chiếm 19,59% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm đi 0,22%. Nguyên nhân của việc giảm này là do sau khi có dự án làm các công trình công cộng đất chuyên dùng tăng lên vì đầu tư được mở rộng đường giao thông, đất xây dựng cơ bản, công trình phúc lợi. Điều đó cho thấy nền kinh tế xã hội của huyện Tam Đường ngày càng phát triển theo chiều hướng có lợi, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Còn diện tích đất chưa sử dụng năm 2016 là 22.881,01ha chủ yếu là đất núi đá chưa sử dụng không có khả năng canh tác (UBND huyện Tam Đường, 2017).

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Tam Đường qua 3 năm (2014 – 2016)

STT LOẠI ĐẤT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 15/14 16/15 BQ Tổng DT đất tự nhiên 68.452,38 100,00 68.452,38 100,00 68.452,38 100,00 100,00 100,00 100,00 I DT đất nông nghiệp 43.765,05 63,94 43.662,95 63,79 43.574,18 63,66 99,77 99,80 99,78 1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.872,02 17,34 12.544,77 18,33 13.407,18 19,59 105,67 106,87 106,27 1.1 Đất trồng cây hàng năm 10.633,87 15,53 11.219,22 16,39 10.930,75 15,97 105,50 97,43 101,39 1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.238,15 1,81 1.325,55 1,94 2.476,43 3,62 107,06 186,82 141,43 2 Đất lâm nghiệp 31.661,32 46,25 30.887,90 45,12 29.941,80 43,74 97,56 96,94 97,25 3 Đất nuôi trồng thủy sản 211,21 0,31 211,03 0,31 206,55 0,30 99,91 97,88 98,89 4 Đất nông nghiệp khác 20,50 0,03 19,25 0,03 18,65 0,03 93,90 96,88 95,38 II Đất Phi nông nghiệp 1.729,45 2,53 1.852,86 2,71 1.997,19 2,92 107,14 107,79 107,46 III Đất chưa sử dụng 22.957,88 33,54 22.936,57 33,51 22.881,01 33,43 99,91 99,76 99,83

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Đường (2016)

Trong diện tích đất dành cho nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm chủ yếu. Năm 2014, diện tích trồng cây hàng năm chiếm đến 89,57% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện. Đến năm 2016, diện tích này có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Xu hướng biến động qua 3 năm cho thấy diện tích đất trồng cây hàng năm bình quân mỗi năm tăng 1,39%.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện được giữ ổn định có tỷ lệ tăng nhanh. Năm 2014 là 1.238,15ha chiếm 10,43% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Bình quân mỗi năm diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 41,43%. Nguyên nhân do diện tích đất chưa sử dụng được khai hoang, diện tích đất lâm nghiệp được người dân chuyển đổi sản trồng các cây lâu năm như: chè, nhãn.... Diện tích đất trên tăng nhanh là do nhận thấy hiệu quả kinh tế từ việc trồng các loại cây ăn quả, cây lâu năm là cao, nên các hộ nông dân tiếp tục đầu tư, thâm canh trồng các loại cây như: chè, nhãn, vải.

Đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất, năm 2014 chiếm tỷ lệ 72,34% diện tích đất nông nghiệp. Bình quân qua 3 năm diện tích đất lâm nghiệp giảm 2,75%. Điều này cũng là dễ hiểu đối với 1 huyện miền núi như Tam Đường do nhân dân đã đầu tư phát triển và chuyển đổi sản xuất từ lâm nghiệp sang sản xuất cây lâu năm cho hiệu quả cao hơn.

Đất chưa sử dụng còn chiếm 1 diện tích lớn, năm 2014 là 22.957,88ha, chiếm 33,54% trong tổng diện tích, và mặc dù có giảm xuống nhưng mức giảm không đáng kể. Đến năm 2016 diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn 22.881,01ha, chiếm 33,43% trong tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong những năm tới địa phương cần có những giải pháp để tận dụng triệt để mọi tiềm năng đất đai, đưa vào khai thác một diện tích lớn đất đồi chưa sử dụng, vừa góp phần cải tạo, bồi dưỡng, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất.

Số liệu bảng 3.1 cho chúng ta thấy tình hình đất đai của huyện ít có biến động giữa diện tích các loại đất. Diện tích đất tự nhiên theo phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thì không thay đổi qua các năm là 68.452,38ha.

3.1.2.2. Điều kiện kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện phát triển theo xu hướng tích cực, tất cả các ngành sản xuất, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng,... đều có những bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Được sự quan tâm của tỉnh, dưới sự quản lý và chỉ đạo của Huyện uỷ,

UBND huyện về phát triển kinh tế - xã hội, bước đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tích cực, sử dụng ngày càng có hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phương. Đã chuyển dần từ nền kinh tế tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, xu hướng chuyển dịch kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu chung của nền kinh tế (UBND huyện Tam Đường, 2017).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm 2016 là 16,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 21,5 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2016 như sau:

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Tam Đường 2016

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Tam Đường (2016)

a. Sản xuất Nông Lâm nghiệp

Là huyện vùng cao, hàng năm thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất. Nông - lâm nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện, là nguồn thu nhập chính của phần lớn dân cư trong huyện. Trong những năm gần đây ngành này đã có sự tăng trưởng khá, nhưng chủ yếu vẫn mang tính tự cung, tự cấp. Bình quân lương thực đạt 769 kg/người.

Một số cây trồng như dong giềng, chè... bước đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung. Một số loại dược liệu có giá trị cũng từng bước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)