Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
2.2.1. Giải pháp cho công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông của các nước trên
nước trên thế giới
Có thể nói những tư tưởng về định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có từ thời cổ đại. Tuy nhiên, ở dưới dạng rất sơ khai và biểu hiện thông qua việc phân chia, phân cấp lao động tùy thuộc vào địa vị và nguồn gốc xuất thân của mỗi người trong xã hội. Điều này thể hiện rõ tính áp đặt của giai cấp thống trị và sự bất bình đẳng trong phân công lao động xã hội. Đến thể kỷ XIX, khi nền sản xuất xã hội phát triển cùng với những tư tưởng tích cực về giải phóng con người trên khắp thế giới thì khoa học hướng nghiệp mới thực sự trở thành một khoa học độc lập.
Sách Hỏi – đáp về giáo dục hướng nghiệp và nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục thì theo UNESCO, hướng nghiệp là một quá trình cung cấp cho người học có các quyết định đúng đối với sự lựa chọn nghề nghiệp. Ngày nay, người ta đã nhận thấy chỉ cung cấp thông tin là không đầy đủ, mà cần phải chỉ ra sự phát triển về mặt cá nhân, xã hội, giáo dục và nghề nghiệp của học sinh. Một sự thay
đổi khác có ảnh hưởng lớn đến hoạt động hướng nghiệp là nó được nhận thức như là một quá trình phát triển, đòi hỏi một cách tiếp cận chương trình chứ không chỉ đơn giản là các cuộc phỏng vấn cá nhân tại các thời điểm quyết định.
Năm 1937, Keller và Viteles đưa ra tầm nhìn toàn thế giới về tư vấn và hướng nghiệp, họ khảo sát so sánh các quốc gia ở Châu Âu, Châu Á … Ở một số quốc gia, các thuật ngữ như: “hướng dẫn nghề - vocational guidance”, “tư vấn nghề - vocational counselling”, “thông tin, tư vấn và hướng dẫn – information, advice ad guidance” đều chỉ các hoạt động tư vấn và hướng nghiệp. Suốt thế kỉ 20 và đầu thập kỉ thế kỉ 21, tư vấn và hướng nghiệp phát triển mạnh mẽ trong môi trường giáo dục. Ngoài bối cảnh đặc thù của mỗi quốc gia, giáo dục hướng nghiệp ở các nước đều xuất hiện các vấn đề chung cả lí luận và thực tiễn cần làm rõ nhằm tìm ra con đường khả thi và hiệu quả cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp (Dẫn theo Lê Thị Thu Trà, 2016).
2.2.1.1. Ở các nước Châu Âu
Ở các nước Châu Âu đều chú trọng đến giáo dục “tiền nghề nghiệp” cho học sinh ngay ở bậc học phổ thông; PLHS sớm ngay từ lớp 9 hoặc lớp 10, chủ yếu 2 nhánh học nghề và lên THPT (như Ba Lan, Cộng hòa Pháp); ở Đức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông sớm hơn ngay ở bậc tiểu học. Trong giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp, các nước đều giảm thời lượng hàn lâm mà chú trọng tính thực tiễn nhiều hơn.
- Ở Úc: Giáo dục hướng nghiệp – lập nghiệp ở ÚC
Mục đích: Phát triển kỹ năng, kiến thức, thái độ thông qua chương trình học tập được kế hoạch hóa. Hoạt động giáo dục này giúp cho học sinh biết đưa ra những quyết định về việc lựa chọn có tính hướng nghiệp – lập nghiệp trong và sau khi học ở trường và tham gia có hiệu quả vào đời sống lao động.
Nhiệm vụ: Học về bản thân trong mối quan hệ với lao động; học về thế giới nghề nghiệp; học về lập kế hoạch và ra quyết định hướng nghiệp – lập nghiệp; phát triển khả năng triển khai các quyết định về hướng nghiệp và tiến hành thay đổi công việc.
- Ở Mỹ: Giáo dục hướng Ở Mĩ, trung bình mỗi trường trung học có khoảng từ 3 đến 5 thầy cô chuyên trách công tác hướng nghiệp cho học sinh. Con số này tùy thuộc vào từng Bang, chất lượng đào tạo và số lượng học sinh của mỗi trường. Thầy cô làm công tác tư vấn hướng nghiệp (được gọi là counselor) là những người trực tiếp giúp học sinh trong quá trình tìm hiểu cũng như nộp hồ sơ
vào các trường đại học. Họ sẽ tổ chức cho học sinh đi thăm quan các trường, hướng dẫn chi tiết cho học sinh từ khâu chuẩn bị các bài thi chuẩn hóa (SAT, TOEFL, ACT…), đưa ra những lời khuyên làm thế nào để có một profile “đẹp”, đến cách thức để tìm kiếm thông tin của các trường đại học... Các counselor chỉ có nhiệm vụ duy nhất là tư vấn, giúp đỡ học sinh lớp 11 và lớp 12 chuẩn bị hồ sơ. Họ không tham gia giảng dạy bất cứ môn học nào khác. Hầu hết các trường ở bang Pennsylvania nói riêng và nhiều bang khác ở Mĩ nói chung, trung bình một tuần sẽ có một tiết học với thầy cô counselor. Trong tiết học này, họ sẽ đề cập từng bước cụ thể hơn. Ví dụ như: Cách lên mạng tra thông tin, nguồn ở đâu thì chính xác, hoặc cần phải làm những gì, tránh những điều gì trong chuyến đi thăm quan trường… Công tác hướng nghiệp cho học sinh tại Mĩ được diễn ra (rải) từ đầu năm lớp 11 đến cuối năm lớp 12. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, mời những vị khách có kinh nghiệm, nổi tiếng đến nói chuyện với học sinh ở từng lĩnh vực khác nhau. Học sinh có thể đăng ký (hoặc là không) tham gia nhiều buổi tọa đàm như vậy. Ngoài ra, các thầy cô giáo cũng thường xuyên liên hệ với các nguồn khác (từ trường ĐH, các công ty, tổ chức...) để thông báo và tạo cơ hội cho học sinh đến tham dự các sự kiện giống như một thành viên chính thức của đơn vị đó.
- Ở Pháp: Nội dung giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học của Cộng hòa Pháp được phân hóa theo nhiều phân ban hẹp trong đó phần lớn là các ban kỹ thuật – công nghệ đào tạo kỹ thuật viên. Kế hoạch dạy học ở các trường chuyên ban kỹ thuật – công nghệ bao gồm nhiều môn văn hóa phổ thông và kỹ thuật nghề nghiệp theo tỷ lệ khoảng 50/50. Việc cải cách chương trình giáo dục kỹ thuật công nghệ ở tất cả các bậc học, làm cho nội dung giáo dục công nghệ phù hợp với từng giai đoạn giáo dục và trình độ phát triển khoa học kỹ thuật…
Cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1949 ở Pháp được xem là cuốn sách đầu tiền nói về hướng nghiệp. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sự phát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của công nghiệp. Từ đó, đã rút ra những kết luận coi giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề quan trọng không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và cũng là một nhân tố thúc đấy xã hội phát triển.
- Ở Liên bang Nga: Giáo dục hướng nghiệp được thực hiện nhằm mục tiêu: Bảo đảm quyền tự chọn nghề của học sinh giúp các em tự thể hiện nhân cách trong điều kiện quan hệ thị trường; Tôn trọng hứng thú nghề nghiệp của con
người cũng chỉ rõ nhu cầu của thị trường lao động; Không ngừng nâng cao trình độ thạo nghề của cá nhân như là điều kiện quan trọng nhất được thỏa nguyện yêu cầu phát triển của con người trong lao động. Ở Liên Bang Nga đưa nội dung đào tạo miễn phí sơ cấp nghề vào giáo dục trung học (3 năm), đề cập đến liên thông trong giáo dục nghề nghiệp (sơ cấp, trung cấp, đại học), chú trọng đến giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp.
- Ở Đức, các nhà sư phạm quan tâm đến cơ sở khoa học dạy học lao động nghề nghiệp, phối hợp giữa trường phổ thông và các trung tâm kĩ thuật tổng hợp để lập kế hoạch thực tập cho học sinh, xác lập mối quan hệ giữa giáo dục phổ thông và nghề nghiệp, hướng nghiệp và phân loại học sinh hướng nghiệp ngay sau bậc tiểu học, sau lớp 10 học sinh được chia thành 2 nhánh loại học thành công nhân lành nghề, loại học hết lớp 12 phổ thông, sau lớp 12 lại được tiếp tục phân loại lần nữa hoặc vào đại học hoặc vào trung cấp nghề.
2.2.1.2. Ở các nước Châu Á
Các nước Châu Á đều chú trọng đến việc tổ chức giáo dục nghề sau trung học cơ sở, hầu hết các nước PLHS theo hai hướng chính là một bộ phận tiếp tục học lên THPT, một bộ phận chuyển sang học nghề, đó là trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc). Tích hợp các môn hướng nghiệp và giáo dục phổ thông, các môn văn hóa, khoa học kỹ thuật, lao động (Trung Quốc, Philippine); Chú trọng đến năng lực thực hành và nghiên cứu thực tiễn trong hoạt động GDHN (Philippine, Malaysia); quan tâm đến môn học tự chọn sau bậc học THCS (Nhật, Hàn). GDHN thông qua chương trình kĩ năng sống, giáo dục hướng nghiệp bao gồm các chủ đề: kế hoạch nghề, tìm việc, thiết lập mục tiêu nghề (Hồng Kong); giảng dạy tích hợp các môn khoa học công nghệ vào THPT, sau trung học cơ sở, nhánh giáo dục nghề nghiệp có 2 năm học nghề, 2 năm chọn nghề nhất định (Philippine). Sau THCS học sinh được phân chia 3 hướng chính: Nhóm giáo dục kĩ thuật công nghệ cơ khí dân dụng; nhóm giáo dục phổ thông các môn văn hóa; nhóm giáo dục nghề nghiệp giảng dạy lý thuyết, thực hành nghề cơ khí, ô tô, hàn, điện, điện tử … (Malaysia).
- Ở Nhật Bản: giáo dục hướng nghiệp với mục đích là sớm quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa học vấn văn hóa phổ thông với kiến thức và kỹ năng lao động – nghề nghiệp ở tất cả các bậc học.
- Ở Hàn Quốc: nội dung giảng dạy kỹ thuật – lao động là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chương trình giáo dục ở phổ thông. Hết cấp II, học sinh
sẽ đi theo hai luồng chính: phổ thông và chuyên nghiệp. Các trường kỹ thuật nghề nghiệp tuyển sinh trước rồi mới chọn học sinh theo luồng phổ thông. Giáo dục nghề nghiệp được Hàn Quốc coi trọng ngay từ cấp trung học. Ngay sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh được hướng vào các trường THPT và Trung cấp nghề. Định hướng nghề nghiệp sớm và phân luồng đào tạo đã mang lại hiệu quả cao hơn trong điều chỉnh cơ cấu nhân lực; từ đó, định hướng được rõ nhu cầu đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động theo từng ngành nghề, lĩnh vực. Một trong những thành công của Hàn Quốc trong việc đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp là đã làm tốt công tác dự báo nhu cầu, thông qua định hướng chiến lược phát triển của các tập đoàn, công ty lớn.
- Ở Trung Quốc: khuyến khích giáo dục suốt đời một cách tích cực. Trung Quốc rất chú trọng đến GDHN cho học sinh, học sinh được học môn lao động kỹ thuật ngay từ bậc tiểu học. Mục tiêu chủ yếu của bộ môn này ở bậc tiểu học là GD ý thức, thái độ lao động cho HS và cung cấp cho HS một số kiến thức, kỹ năng tối thiểu. Ở cấp THCS và THPT, học sinh được học môn kỹ thuật lao động và được thực hành ngay trong trường học một số nội dung như chế biến, gia công đồ gỗ, kim loại, lắp ráp điện, điện tử, các nghề thủ công truyền thống. Học sinh được tham gia lao động tại địa phương và các nhà máy, cơ sở sản xuất dịch vụ. Các cơ sở này đã trực tiếp tham gia cùng với nhà trường GDHN cho học sinh phổ thông. Môn kỹ thuật lao động trở thành bắt buộc trong hệ thống trường THCS và THPT, nhằm giúp học sinh có được kiến thức, kỹ năng và khả năng ứng dụng công nghệ vào cuộc sống. Trong các trường phổ thông, bộ phận chuyên môn làm công tác tâm lý và tư vấn nghề cho HS, giúp các em khắc phục trở ngại về tâm lý trong quá trình học tập và định hướng chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân và thị trường lao động. Đặc biệt giáo dục nghề nghiệp đã được đưa vào loại hình trường THPT có dạy nghề khá sớm. Học sinh vừa được trang bị học vấn phổ thông và có kỹ năng cần thiết để có thể học lên bậc đại học hoặc ra làm việc theo ngành nghề được đào tạo ngay từ khi còn học phổ thông. Việc đưa GD nghề nghiệp vào trường phổ thông vừa đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội, vừa góp phần quan trọng vào việc phân luồng học sinh THCS và THPT. Hiện nay, giáo dục dựa trên cộng đồng đang được phát triển mạnh mẽ. Trong chương trình giảng dạy thường có các môn học tự chọn với mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để học sinh có khả năng tham gia lao động nghề nghiệp ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau hoặc tiếp tục học lên trình độ nghề nghiệp cao hơn ở bậc đại học.