Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh
4.3.1. Định hướng công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
- Công hướng nghiệp cho học sinh phổ thông cần nhìn nhận theo những quan điểm mới như sau:
+ Hướng nghiệp phải bám sát theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.
+ Hướng nghiệp phải phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Hướng nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và tính đến xu thế phát triển của kinh tế tri thức.
+ Hướng nghiệp gắn với việc học tập của học sinh với việc làm chủ công nghệ mới.
- Dự thảo của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về Đề án “Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên giai đoạn 2016 - 2020” sau khi kết thúc Đề án 103 được thống nhất tại Hội nghị lần thứ 13 vừa diễn ra cuối tháng 12 tại Hà Nội đề xuất Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy vai trò thanh niên tham gia phát triển kinh tế, xã hội; các địa phương mạnh dạn giao việc cho thanh niên đảm nhận các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, vừa thúc đẩy địa phương phát triển, vừa góp phần giải quyết việc làm, tạo môi trường thuận lợi cho Đoàn, Hội đoàn kết, tập hợp và rèn luyện thanh niên.
- Dự thảo cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu xây dựng Trung tâm dự báo, theo dõi đánh giá nguồn nhân lực trẻ để có cơ sở xác định nhu cầu đào tạo, nhu
cầu giải quyết việc làm và xây dựng chiến lược đào tạo, giải quyết việc làm lâu dài cho thanh niên; tăng cường đầu tư mở rộng các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, dịch vụ việc làm cho thanh niên.
- Bên cạnh đó, Trung ương Đoàn cũng kiến nghị với Chính phủ có cơ chế, chính sách riêng về dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên, đặc biệt là các chính sách tín dụng ưu đãi dành riêng cho thanh niên có nhu cầu học nghề, đào tạo bồi dưỡng doanh nhân trẻ, thanh niên đi lao động xuất khẩu; đề xuất nâng hạn mức cho vay, ưu tiên cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, thanh niên nông thôn...
- Kinh phí của toàn bộ Đề án giai đoạn 2016-2020 là 87 tỉ đồng, trong đó tập trung các hoạt động tuyên truyền, truyền thông tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên, tổ chức các hoạt động tự tạo việc làm, giới thiệu việc làm, nâng cao năng lực hoạt động hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, dịch vụ việc làm đối với các trung tâm việc làm thanh niên, tăng nguồn vốn Quỹ quốc gia việc làm đối với Đoàn Thanh niên...
- Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2017 thì định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 và Cấp THPT được gọi là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có sự thay đổi khá lớn. Cụ thể, giai đoạn này bao gồm các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, Nội dung giáo dục địa phương.
+ Trong đó, môn Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần; Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. + Các môn học được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp gồm 3 nhóm môn:
- Nhóm môn Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật. - Nhóm môn Khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học.
- Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật. Nội dung mỗi môn học thuộc nhóm này được thiết kế thành các học phần, học sinh được lựa chọn học phần phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn.
Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học giúp học sinh tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập từ 10 đến 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn là 35 tiết. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường. Học sinh có thể đăng ký học ở một cơ sở giáo dục khác những môn học và chuyên đề học tập mà trường học sinh đang theo học không có điều kiện tổ chức dạy.
- Về thời lượng giáo dục, nhìn chung các môn học đặc biệt là lớp 11-12 của dự thảo mới giảm khá nhiều so với dự thảo cũ kể các các môn học bắt buộc cũng như tự chọn. Tổng số tiết học của cấp THPT là 1015 tiết/năm, trung bình 29 tiết/tuần.