Chọn điểm nghiên cứu trên địa bàn Huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 61 - 63)

Loại trường Số lượng Tên trường

1. Theo khối trường công lập 04 Trường THPT Cao Bá Quát Trường THPT Dương Xá Trường THPT Nguyễn Văn Cừ Trường THPT Yên Viên 2. Theo khối trường ngoài công lập 03 Trường THPT Lý Thánh Tông

Trường THPT Lê Ngọc Hân Trường THPT Tô Hiệu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu a. Thu thập thông tin thứ cấp a. Thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau: các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan. Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tại UBND huyện. Thu thập số liệu về tình hình dân số, lao

động, kinh tế - xã hội, ... của huyện, phòng Lao động TB và XH, phòng thống kê, phòng kinh tế, thông qua các báo cáo kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân huyện, phòng tài chính của huyện, các số liệu đã công bố có liên quan, thu thập qua sách, tạp chí hoặc qua mạng Internet; Thống kê số lượng học sinh, số lượng đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn huyện Gia Lâm của Phòng Giáo dục & Đào tạo Gia Lâm; Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Hà Nội.

b. Thu thập thông tin sơ cấp

- Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phát phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra bằng bảng hỏi. Bảng hỏi được xây dựng dựa theo mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

- Đối tượng khảo sát: học sinh khối lớp 11 và lớp 12; phụ huynh học sinh; thầy cô giáo bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý Trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng,...); cán bộ Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội…

- Tiến hành điều tra 07 trường THPT (04 trường công lập, 03 trường tư thục). - Chọn cỡ mẫu: Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2016), có tổng cộng khoảng 3.590 học sinh THPT khối 11+12 tại các trường tiến hành điều tra năm học 2016-2017 - Đây chính là tổng thể (N).

Dẫn theo Võ Thị Thanh Lộc (1984) thì đề tài sử dụng phương pháp xác định cỡ mẫu phụ thuộc của Solivn như sau:

Với e: sai số tối đa. Với độ tin cậy 95% thì e = 0,05

+ Với tổng thể là học sinh (N1) thì cỡ mẫu được tính xấp xỉ là: 360 học sinh + Với tổng thể là giáo viên (N2) thì cỡ mẫu được tính xấp xỉ là: 120 giáo viên - Chọn mẫu: chọn mẫu phi ngẫu nhiên cụ thể là chọn mẫu phân tầng: trong khối THPT chia thành trường công lập và trường dân lập; chọn mẫu có cả nam lẫn nữ và theo địa bàn gần trung tâm hoặc xa trung tâm của huyện. Tiến hành khảo sát mỗi trường 40 học sinh trên địa bàn. Tổng số mẫu được chọn để khảo sát là 360 học sinh.Việc chọn mẫu được tiến hành như sau:

+ Bước 1: Sử dụng danh sách học sinh học sinh lớp 12 của khối THPT của các trường đã được chọn được xếp theo thứ tự a, b, c được gọi là danh sách tổng thể.

+ Bước 2: Lấy tổng số học sinh mỗi khối có tên trong danh sách chia cho 40 để xác định bước chọn k. Bước chọn k sẽ là khoảng cách trên danh sách các phần tử được chọn.

k = N/40

Trong đó: N là tổng số học sinh trong danh sách tổng thể của mỗi khối + Bước 3: Trên danh sách tổng thể của mỗi khối cứ một khoảng cách k đơn vị, thì chọn một học sinh để khảo sát.

Đối với giáo viên, ta cũng tiến hành như cách trên. Tuy nhiên, khoảng 95% giáo viên ở trường công lập đều là giáo viên thỉng giảng ở các trường ngoài công lập và giảng dạy các môn quan trọng, các môn dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đại học. Vậy, khi khảo sát đối tượng là giáo viên, đề tài tiến hành nghiên cứu các giáo viên ở trường công lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)